DAMASCUS —
Cuộc xung đột kéo dài 18 tháng nay đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế của Syria. Nhưng tại thủ đô Damascus, sinh hoạt vẫn duy trì một mức độ bình thường nào đó. Vật giá có tăng nhưng lượng cung ứng hàng hóa vẫn tương đối đầy đủ. Thông tín viên Elizabeth Arrott của đài VOA mới đây đã tới thăm Damascus và gởi về bài tường thuật sau đây trong lúc có sự tháp tùng của một viên chức chính phủ.
Chợ Hương liệu ở Phố Cổ Damascus là một cảnh tượng kỳ lạ trong một nước bị nội chiến hoành hành. Quân đội tiếp tục bắn phá những quận thân phe nổi dậy ở nhiều nơi trong thành phố, nhưng tại trung tâm thành phố, dân chúng vẫn mua bán rất tấp nập. Anh Naiem Bezraa đang đứng sau những đống hạt hạnh nhân và ớt khô chất cao như núi. Anh cho biết cửa hàng này do gia đình anh làm chủ sang tới đời thứ ba.
Anh Bezraa nói rằng công việc mua bán của anh vẫn tiếp tục như thường, nhưng giá cả đã tăng cao, ảnh hưởng tới người mua lẫn người bán. Nhưng anh nói rằng điều may mắn là anh không bị thiếu hàng vì hàng hóa vẫn tiếp tục được cung ứng đầy đủ.
Anh Bezraa cho biết dân chúng bắt đầu chi tiêu dè xẻn hơn và họ chỉ mua sắm những mặt hàng thiết yếu.
Những người đến mua sắm ở ngôi chợ có từ thời xa xưa này than phiền là hàng nhập khẩu quá đắt.
Một người đàn ông mang trên tay những túi hàng đầy ắp đã không chịu cho biết tên họ mà chỉ nói rằng giá hàng nhập khẩu tăng mạnh, và hàng nội địa cũng tăng nhưng tăng ít hơn.
Ông Afif Dala, một nhà kinh tế học làm việc cho chính phủ, nói rằng những biện pháp chế tài mà các nước Tây phương áp đặt để đáp lại sự trấn áp của chính phủ đối với cuộc nổi dậy đã có những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế nước ông. Nhưng ông nói thêm như sau.
Ông Dala nói: "Nhưng nền kinh tế Syria là một nền kinh tế thực sự nương dựa vào chính mình. Có một sự tự túc trong nền kinh tế Syria vì kinh tế Syria rất đa dạng và chúng tôi sản xuất hầu như tất cả mọi thứ."
Ngôi chợ Hamadeya ở thành phố Damascus là nơi mà nóc chợ vẫn còn đầy những vết đạn do thực dân Pháp bắn trong lúc họ dẹp tan một cuộc nổi dậy trước đây. Những người làm chủ các cửa hàng ở ngôi chợ này cho biết công việc làm ăn của họ bị tuộc giốc.
Tại một cửa hàng bán khăn quàng, anh Abdel Rehim đang chào hàng cho một nhóm phụ nữ trẻ tuổi.
Anh Rehim cho biết tình hình hiện nay tương đối khó khăn và có một bầu không khí khủng hoảng ở đây, nhưng anh vẫn có thể nhập hàng dễ dàng vì phần lớn các mặt hàng anh bán được sản xuất ở trong nước.
Chính phủ Syria đã đặt ra mục tiêu là giữ cho công việc mua bán ở thủ đô được bình thường. Và đối với những sản phẩm mà Syria không sản xuất được, họ có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của những nước khác.
Kinh tế gia Afif Dala của Bộ Kinh tế và Thương mại cho biết Nga, Trung Quốc và Venezuela là những đối tác thương mại quan trọng của Syria.
Ông Dala nói thêm như sau: "Có rất nhiều quốc gia mua bán với chúng tôi vì cuối cùng thì những quyền lợi, những quyền lợi về kinh tế giữa các nước, mới là thứ phát huy tác dụng, chứ không phải những thứ khác. Đây không phải là vấn đề đạo đức, mà là vấn đề kinh tế Syria, và chỉ liên quan tới các vấn đề quyền lợi và lợi ích."
Mặc dù vậy, những điều làm cho một số quốc gia cảm thấy ngần ngại chính là vấn đề đạo đức và số tử vong lên tới hàng vạn người trên khắp nước. Và tình hình ở Damascus, như chúng tôi đã nói lúc nãy, là một tình hình khá bất thường.
Những người làm việc tại một ngôi chợ của những làm bia mộ không có cảm giác cấp bách nào cả. Anh Samer al Etouni, một người thợ khắc làm theo nghề của tổ tiên, đang chậm rãi khắc những đường cong trên một tấm bia làm bằng đá hoa cương. Anh cho biết không có nhiều đơn đặt hàng cho các nạn nhân chiến tranh.
Anh Etouni nói rằng anh vẫn là công việc của mình một cách bình thường như thời chưa có chiến tranh vì không có gì thay đổi cả.
Tuy nhiên, trong lúc anh nói như vậy, cuộc chiến tranh đang mỗi lúc một tiến tới gần hơn. Vì vậy cho nên câu hỏi mà nhiều người đang muốn tìm câu giải đáp là tình hình sẽ giữ nguyên cho anh Etouni và cho những người khác ở thủ đô được bao lâu nữa.
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=phg&id=1516136&w=500&h=427&skin=embeded
Chợ Hương liệu ở Phố Cổ Damascus là một cảnh tượng kỳ lạ trong một nước bị nội chiến hoành hành. Quân đội tiếp tục bắn phá những quận thân phe nổi dậy ở nhiều nơi trong thành phố, nhưng tại trung tâm thành phố, dân chúng vẫn mua bán rất tấp nập. Anh Naiem Bezraa đang đứng sau những đống hạt hạnh nhân và ớt khô chất cao như núi. Anh cho biết cửa hàng này do gia đình anh làm chủ sang tới đời thứ ba.
Anh Bezraa nói rằng công việc mua bán của anh vẫn tiếp tục như thường, nhưng giá cả đã tăng cao, ảnh hưởng tới người mua lẫn người bán. Nhưng anh nói rằng điều may mắn là anh không bị thiếu hàng vì hàng hóa vẫn tiếp tục được cung ứng đầy đủ.
Anh Bezraa cho biết dân chúng bắt đầu chi tiêu dè xẻn hơn và họ chỉ mua sắm những mặt hàng thiết yếu.
Những người đến mua sắm ở ngôi chợ có từ thời xa xưa này than phiền là hàng nhập khẩu quá đắt.
Một người đàn ông mang trên tay những túi hàng đầy ắp đã không chịu cho biết tên họ mà chỉ nói rằng giá hàng nhập khẩu tăng mạnh, và hàng nội địa cũng tăng nhưng tăng ít hơn.
Ông Afif Dala, một nhà kinh tế học làm việc cho chính phủ, nói rằng những biện pháp chế tài mà các nước Tây phương áp đặt để đáp lại sự trấn áp của chính phủ đối với cuộc nổi dậy đã có những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế nước ông. Nhưng ông nói thêm như sau.
Ông Dala nói: "Nhưng nền kinh tế Syria là một nền kinh tế thực sự nương dựa vào chính mình. Có một sự tự túc trong nền kinh tế Syria vì kinh tế Syria rất đa dạng và chúng tôi sản xuất hầu như tất cả mọi thứ."
Ngôi chợ Hamadeya ở thành phố Damascus là nơi mà nóc chợ vẫn còn đầy những vết đạn do thực dân Pháp bắn trong lúc họ dẹp tan một cuộc nổi dậy trước đây. Những người làm chủ các cửa hàng ở ngôi chợ này cho biết công việc làm ăn của họ bị tuộc giốc.
Tại một cửa hàng bán khăn quàng, anh Abdel Rehim đang chào hàng cho một nhóm phụ nữ trẻ tuổi.
Anh Rehim cho biết tình hình hiện nay tương đối khó khăn và có một bầu không khí khủng hoảng ở đây, nhưng anh vẫn có thể nhập hàng dễ dàng vì phần lớn các mặt hàng anh bán được sản xuất ở trong nước.
Chính phủ Syria đã đặt ra mục tiêu là giữ cho công việc mua bán ở thủ đô được bình thường. Và đối với những sản phẩm mà Syria không sản xuất được, họ có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của những nước khác.
Kinh tế gia Afif Dala của Bộ Kinh tế và Thương mại cho biết Nga, Trung Quốc và Venezuela là những đối tác thương mại quan trọng của Syria.
Ông Dala nói thêm như sau: "Có rất nhiều quốc gia mua bán với chúng tôi vì cuối cùng thì những quyền lợi, những quyền lợi về kinh tế giữa các nước, mới là thứ phát huy tác dụng, chứ không phải những thứ khác. Đây không phải là vấn đề đạo đức, mà là vấn đề kinh tế Syria, và chỉ liên quan tới các vấn đề quyền lợi và lợi ích."
Mặc dù vậy, những điều làm cho một số quốc gia cảm thấy ngần ngại chính là vấn đề đạo đức và số tử vong lên tới hàng vạn người trên khắp nước. Và tình hình ở Damascus, như chúng tôi đã nói lúc nãy, là một tình hình khá bất thường.
Những người làm việc tại một ngôi chợ của những làm bia mộ không có cảm giác cấp bách nào cả. Anh Samer al Etouni, một người thợ khắc làm theo nghề của tổ tiên, đang chậm rãi khắc những đường cong trên một tấm bia làm bằng đá hoa cương. Anh cho biết không có nhiều đơn đặt hàng cho các nạn nhân chiến tranh.
Anh Etouni nói rằng anh vẫn là công việc của mình một cách bình thường như thời chưa có chiến tranh vì không có gì thay đổi cả.
Tuy nhiên, trong lúc anh nói như vậy, cuộc chiến tranh đang mỗi lúc một tiến tới gần hơn. Vì vậy cho nên câu hỏi mà nhiều người đang muốn tìm câu giải đáp là tình hình sẽ giữ nguyên cho anh Etouni và cho những người khác ở thủ đô được bao lâu nữa.
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=phg&id=1516136&w=500&h=427&skin=embeded