Nền kinh tế của Thái Lan đang bị suy yếu trong lúc vương quốc này bị chìm ngập trong bất ổn chính trị. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA ở Bangkok, các nhà phân tích cảnh báo rằng sự tăng trưởng dài hạn của kinh tế Thái Lan sẽ bị tổn hại nếu vụ bế tắc chính trị hiện nay không được giải quyết một cách nhanh chóng.
Vụ xung đột chính trị ở Thái Lan đã gây tổn hại đáng kể cho nền kinh tế vì giới tiêu thụ giảm bớt chi tiêu trong lúc hoạt động đầu tư của chính phủ và các công ty nước ngoài bị sút giảm.
Cơ quan kế hoạch của nhà nước, Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia, cho biết kinh tế Thái Lan bị co cụm hơn 2% trong quí đầu của năm nay so với quí cuối của năm 2013.
Bà Luxman Attapich, kinh tế gia cấp cao của Ngân hàng Phát triển Á châu, nói kinh tế Thái Lan tăng trưởng chậm lại là điều không gây ngạc nhiên bởi vì những vụ phản kháng chính trị kéo dài nhiều tháng tại những khu vực thương mại then chốt ở Bangkok.
"Điều này không nằm ngoài dự kiến bởi vì chúng tôi biết rằng quí một là lúc những mối căng thẳng chính trị lên tới cao điểm; do đó, sự co cụm trong mức tiêu thụ quốc nội và đầu tư quốc nội không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng chúng tôi muốn thấy hoạt động xuất khẩu được phát triển tốt hơn chút đỉnh. Ít ra thì xuất khẩu đã tăng, nhưng chúng tôi muốn chờ xem tình hình trong phần còn lại của năm nay ra sao."
Bà Luxman cho rằng Thái Lan có thể hưởng lợi nhờ những sự cải thiện của kinh tế toàn cầu, trong đó có Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Bà nói thêm rằng kinh tế Trung Quốc có thể chậm lại đôi chút.
Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ nhì của vùng Đông Nam Á, đang đi ngược với xu hướng tăng trưởng của các nước láng giềng – Malaysia ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng hơn 6%, và Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã tăng trưởng với tỉ lệ 5%.
Tuy nhiên, kinh tế Thái Lan đã không có một chính phủ hữu hiệu từ tháng 12, khi cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra quyết định tổ chức bầu cử trước hạn kỳ giữa lúc xảy ra những vụ xuống đường chống chính phủ vì một kế hoạch ân xá gây nhiều tranh cãi.
Cuộc đầu phiếu hồi tháng 2 đã bị tòa án tuyên bố vô hiệu hóa và một chính phủ tạm quyền đã được bổ nhiệm hồi gần đây sau khi bà Yingluck cùng với 9 thành viên nội các bị Tòa án Hiến pháp loại khỏi chức vụ vì can tội lạm dụng quyền hành.
Các hoạt động qui hoạch kinh tế quan trọng đã bị ngưng trệ vì không có một chính phủ chính thức và quốc hội để xử lý các vấn đề liên quan tới ngân sách. Chi tiêu của chính phủ, vốn có vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế, đã bị giảm gần 20% và các hoạt động đầu tư của tư nhân cũng bị sút giảm.
Ông Suphavud Saicheua, Giám đốc công ty chứng khoán Phatra, nói rằng triển vọng kinh tế có phần chắc sẽ không sáng sủa vì vụ bế tắc chính trị vẫn tiếp diễn.
"Tôi tin chắc là nền kinh tế trong quí hai sẽ không tốt hơn chút nào so với quí một. Vì vậy, trên cơ bản là tôi không có chút hy vọng nào cả cho sự tăng trưởng của nửa đầu năm nay. Tăng trưởng trên thực tế là zero."
Ủy ban bầu cử và Thượng viện Thái Lan đã tìm cách đạt được thỏa thuận về một chính phủ lâm thời để thay cho chính phủ tạm quyền của đảng Pheu Thai, là đảng đang thúc đẩy cho việc tổ chức bầu cử sớm.
Nhân vật then chốt của đảng này là cựu thủ tướng và là tỉ phú Thaksin Shinawatra. Ông Thaksin đang sống lưu vong để tránh bị ngồi tù vì tội tham nhũng.
Trong khi đó, những người biểu tình chống chính phủ đang thúc giục Thượng viện bổ nhiệm một tân thủ tướng để loại bỏ ảnh hưởng của ông Thaksin đối với chính phủ trước khi tổ chức bầu cử.
Tuy nhiên, ông Suphavat của công ty chứng khoán Phatra nói rằng việc ép buộc chính phủ tạm quyền từ chức có thể đưa tới những vụ xung đột chính trị khác nữa và làm cho nền kinh tế bị tổn hại thêm vì những cuộc biểu tình của phe Áo Đỏ, là những người ủng hộ chính phủ hiện nay.
Các nhà kinh tế học nói rằng họ hy vọng kinh tế Thái Lan sẽ được khả quan hơn nhờ sự gia tăng của tiêu thụ nội địa và sự cải thiện của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo là bất ổn chính trị kéo dài sẽ làm cho kinh tế bị trì trệ thêm nữa, và những sự thiệt hại sẽ kéo dài trong 2 hoặc 3 năm.
Vụ xung đột chính trị ở Thái Lan đã gây tổn hại đáng kể cho nền kinh tế vì giới tiêu thụ giảm bớt chi tiêu trong lúc hoạt động đầu tư của chính phủ và các công ty nước ngoài bị sút giảm.
Cơ quan kế hoạch của nhà nước, Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia, cho biết kinh tế Thái Lan bị co cụm hơn 2% trong quí đầu của năm nay so với quí cuối của năm 2013.
Bà Luxman Attapich, kinh tế gia cấp cao của Ngân hàng Phát triển Á châu, nói kinh tế Thái Lan tăng trưởng chậm lại là điều không gây ngạc nhiên bởi vì những vụ phản kháng chính trị kéo dài nhiều tháng tại những khu vực thương mại then chốt ở Bangkok.
"Điều này không nằm ngoài dự kiến bởi vì chúng tôi biết rằng quí một là lúc những mối căng thẳng chính trị lên tới cao điểm; do đó, sự co cụm trong mức tiêu thụ quốc nội và đầu tư quốc nội không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng chúng tôi muốn thấy hoạt động xuất khẩu được phát triển tốt hơn chút đỉnh. Ít ra thì xuất khẩu đã tăng, nhưng chúng tôi muốn chờ xem tình hình trong phần còn lại của năm nay ra sao."
Bà Luxman cho rằng Thái Lan có thể hưởng lợi nhờ những sự cải thiện của kinh tế toàn cầu, trong đó có Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Bà nói thêm rằng kinh tế Trung Quốc có thể chậm lại đôi chút.
Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ nhì của vùng Đông Nam Á, đang đi ngược với xu hướng tăng trưởng của các nước láng giềng – Malaysia ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng hơn 6%, và Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã tăng trưởng với tỉ lệ 5%.
Tuy nhiên, kinh tế Thái Lan đã không có một chính phủ hữu hiệu từ tháng 12, khi cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra quyết định tổ chức bầu cử trước hạn kỳ giữa lúc xảy ra những vụ xuống đường chống chính phủ vì một kế hoạch ân xá gây nhiều tranh cãi.
Cuộc đầu phiếu hồi tháng 2 đã bị tòa án tuyên bố vô hiệu hóa và một chính phủ tạm quyền đã được bổ nhiệm hồi gần đây sau khi bà Yingluck cùng với 9 thành viên nội các bị Tòa án Hiến pháp loại khỏi chức vụ vì can tội lạm dụng quyền hành.
Các hoạt động qui hoạch kinh tế quan trọng đã bị ngưng trệ vì không có một chính phủ chính thức và quốc hội để xử lý các vấn đề liên quan tới ngân sách. Chi tiêu của chính phủ, vốn có vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế, đã bị giảm gần 20% và các hoạt động đầu tư của tư nhân cũng bị sút giảm.
Ông Suphavud Saicheua, Giám đốc công ty chứng khoán Phatra, nói rằng triển vọng kinh tế có phần chắc sẽ không sáng sủa vì vụ bế tắc chính trị vẫn tiếp diễn.
"Tôi tin chắc là nền kinh tế trong quí hai sẽ không tốt hơn chút nào so với quí một. Vì vậy, trên cơ bản là tôi không có chút hy vọng nào cả cho sự tăng trưởng của nửa đầu năm nay. Tăng trưởng trên thực tế là zero."
Ủy ban bầu cử và Thượng viện Thái Lan đã tìm cách đạt được thỏa thuận về một chính phủ lâm thời để thay cho chính phủ tạm quyền của đảng Pheu Thai, là đảng đang thúc đẩy cho việc tổ chức bầu cử sớm.
Nhân vật then chốt của đảng này là cựu thủ tướng và là tỉ phú Thaksin Shinawatra. Ông Thaksin đang sống lưu vong để tránh bị ngồi tù vì tội tham nhũng.
Trong khi đó, những người biểu tình chống chính phủ đang thúc giục Thượng viện bổ nhiệm một tân thủ tướng để loại bỏ ảnh hưởng của ông Thaksin đối với chính phủ trước khi tổ chức bầu cử.
Tuy nhiên, ông Suphavat của công ty chứng khoán Phatra nói rằng việc ép buộc chính phủ tạm quyền từ chức có thể đưa tới những vụ xung đột chính trị khác nữa và làm cho nền kinh tế bị tổn hại thêm vì những cuộc biểu tình của phe Áo Đỏ, là những người ủng hộ chính phủ hiện nay.
Các nhà kinh tế học nói rằng họ hy vọng kinh tế Thái Lan sẽ được khả quan hơn nhờ sự gia tăng của tiêu thụ nội địa và sự cải thiện của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo là bất ổn chính trị kéo dài sẽ làm cho kinh tế bị trì trệ thêm nữa, và những sự thiệt hại sẽ kéo dài trong 2 hoặc 3 năm.