Kinh tế Việt Nam bước vào quý 4 với những đấu hiệu đáng lo ngại

Việc công ty chuyên đánh giá tín dụng Moody hạ bậc tín nhiệm tài chánh của Việt Nam mới đây là một đòn mạnh giáng vào nền kinh tế mà mới trước đó không lâu được xem là một trong những ngôi sao đang lên ở Ðông Nam Á.

Hệ thống ngân hàng vốn kém phát triển của Việt Nam đang bị chao đảo tiếp theo sau vụ bê bối dẫn đến việc nhiều nhân vật nổi tiếng trong ngành này bị nhà cầm quyền câu lưu, hoặc bị cách chức.

Bản tin hôm nay của Reuters nói rằng vấn đề cốt lõi là vẫn chưa có một động thái rõ rệt nào của Việt Nam nhằm chấm dứt tình trạng không minh bạch trong ngành tài chính–ngân hàng; các ngân hàng không rõ ràng về khả năng thanh khoản, ai là sở hữu chủ, và bao nhiêu lượng tiền gởi của khách hàng bị các tay trong của ngân hàng chiếm dụng làm việc riêng của họ.

Reuters trích lời cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sỹ Kiêm, nay là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, nói rằng “nếu không tăng cường minh bạch và kỷ luật trong ngành ngân hàng, thì cải cách ngân hàng cũng như đi săn vịt trời”.

Tân hoa xã hôm nay loan tin rằng đẩu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 9 tháng đầu năm 2012 giảm mạnh cả về số dự án lẫn vốn đăng ký đầu tư.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam chỉ thu hút được 775 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là 6,1 tỉ đôla, giảm 17,4% về số dự án, và 39% về vốn đầu tư.

Được kích thích bởi chính sách đổi mới hồi cuối thập niên 1980, kinh tế Việt Nam bắt được đà tăng trưởng mạnh, với thành tích đáng kể vào năm 2007 khi tăng trưởng đạt mức 8,5%.

Năm nay, chính phủ ước tính tăng trưởng kinh tế chỉ đạt mức 5,2%, thấp hơn mục tiêu được đề ra trước đó là từ 6% cho đến 6,5%.

Theo Tân Hoa Xã thì các nước khác trong khu vực Ðông Nam Á tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài cao hơn đáng kể so với Việt Nam trong năm nay.

Nguồn: Xinhua, VNS, Reuters

Việt Nam phát triển thương mại với Trung Quốc

Việt Nam phát triển thương mại với Trung Quốc


http://www.youtube-nocookie.com/embed/MWipdNtNlgw