Vào ngày 14 tháng 10 năm 1962, những tấm ảnh do một máy bay do thám U-2 của Hoa Kỳ chụp được cho thấy sự hiện diện của nhiều vũ khí hạt nhân của Xô Viết ở Cuba.
Ông Graham Allison, một chuyên viên về cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba cho biết là có hai loại tên lửa:
“Một loại là tên lửa đạn đạo tầm trung, có thể phóng đầu đạn hạt nhân tới thủ đô Washington của Mỹ. Thế rồi còn có tên lửa mang đầu dạn hạt nhân tầm xa hơn thế nữa, có khả năng bắn tới tận Omaha, bang Nebraska, nơi Hoa Kỳ đặt Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược. Thế cho nên các tên lửa của Nga bao trùm tới hai phần ba nước Mỹ.”
Ông Allison nói Hoa Kỳ đã phát hiện được điều đó nhờ điều mà ông gọi là “khả năng tình báo kỳ diệu”:
“Việc một chiếc máy bay - chiếc U-2, có thể bay cao hơn 60.000 bộ, không ai biết được chiếc máy bay có mặt ở đó, trên vùng lãnh thổ, rồi còn được gắn một máy ảnh tuyệt vời có khả năng chụp ảnh cho thấy rõ chi tiết những gì xảy ra trên mặt đất, thật là điều khó tưởng tượng được đối với hầu hết mọi người. Đây là một thành công vĩ đại của ngành tình báo Hoa Kỳ vì các tên lửa đã bị phát hiện trước khi chúng có thể hoạt động.”
Tổng thống John F. Kennedy sau đó đã triệu tập một nhóm chuyên gia để quyết định hướng hành động cần có. Nhóm này bí mật cân nhắc vấn đề trong vòng gần một tuần lễ. Lúc đầu các chuyên gia nghiêng về giải pháp oanh kích, rồi một cuộc đổ bộ ngay sau đó, nhưng họ tin rằng giải pháp này chắc chắn sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ông Allison nói nhóm chuyên gia biết rằng nhà lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev sẽ đáp ứng bằng một giải pháp dùng vũ lực nào đó:
“Họ nghĩ rằng nhà lãnh đạo Nga sẽ tấn công các tên lửa của Hoa Kỳ đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta đã đặt một số tên lửa tại đây, y như Xô Viết đặt các tên lửa tại Cuba. Một khi Nga tấn công các tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là những tên lửa có đầu đạn hạt nhân được thiết đặt nhắm vào Liên Bang Xô Viết, thì rõ ràng chúng ta sẽ phải hành động để đáp trả Liên Bang Xô Viết. Vì thế đây có thể là con đường tiến tới chiến tranh hạt nhân, và đó là lý do tại sao toán chuyên gia bác bỏ giải pháp này, sau khi cân nhắc một thời gian, họ chọn giải pháp điều động lực lượng hải quân để phong tỏa Cuba.”
Tổng thống John F. Kennedy loan báo tin đó trong một bài diễn văn gửi tới quốc dân được truyền hình hôm 22 tháng 10 năm 1962:
“Chính sách của quốc gia này là coi bất cứ vụ phóng tên lửa nào từ Cuba nhắm vào bất cứ nước nào ở Tây bán cầu, là một cuộc tấn công do Liên Bang Xô Viết thực hiện đánh vào Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đòi hỏi một hành động trả đũa toàn diện chống Liên Bang Xô Viết.”
Hai ngày sau đó, các tàu chiến Xô Viết tiến tới gần đường ranh cấm và dừng lại tại đó. Ngoại trưởng Dean Rusk được trích lời nói rằng: “Hai bên trừng mắt nhìn nhau, và bên kia chớp mắt trước.”
Ông Sergei Khrushchev, con của nhà lãnh đạo Xô Viết, lúc bấy giờ mới lên 27 tuổi. Ông nói ông nhớ rằng cha ông tỏ ra bình tĩnh trong suốt thời gian khủng hoảng:
“Ông không hoảng hốt. Ông nghĩ một trong những việc quan trọng nhất là không cho phép nổ phát súng đầu tiên. Bởi vì sau phát súng đầu tiên, sẽ không có thương thuyết và mọi việc sẽ nằm trong tay của quân đội, vốn hành xử theo một đường lối khác. Tôi nghĩ Tổng thống Kennedy cũng có chung một ý nghĩ, là tránh nổ súng trước. Bởi vì trước khi súng nổ, hai bên có thể mặc cả, sau đó chỉ có nước chết.”
Ông Khrushchev nói cha ông và Tổng thống Kennedy là đối thủ của nhau nhưng họ đã thương thuyết với nhau.
Trong khi cuộc phong tỏa Cuba do lực lượng hải quân Mỹ thực hiện có hiệu quả, song tình hình căng thẳng vẫn leo thang vì Moscow vẫn tiếp tục chuẩn bị các tên lửa đã đặt sẵn tại Cuba có khả năng hoạt động.
Ngày 26 tháng 10 năm 1962, Tổng thống Kennedy nhận một thông điệp của ông Khrushchev, đề nghị rút tên lửa ra khỏi Cuba để đổi lấy bảo đảm rằng Washington sẽ không xâm lăng Cuba hay lật đổ Fidel Castro.
Trước khi trả lời, Tổng thống Kennedy lại nhận được một bức thư khác của ông Khrushchev. Lần này ông đề nghị Hoa Kỳ rút tên lửa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ như một cái giá để Moscow rút tên lửa ra khỏi Cuba.
Ông Graham Allison cho hay Tổng thống Kennedy và nhân viên dưới quyền Tổng Thống quyết định làm ngơ lá thư thứ nhì, và đồng ý kết hợp nội dung bức thư đầu tiên trong một đề nghị mới:
“Đề nghị đó gồm có 3 phần. Thứ nhất là một thỏa thuận công khai, thỏa thuận đó về căn bản dựa trên đề nghị của lá thư thứ nhất, đó là xin các ông rút tên lửa ra khỏi Cuba và tôi bảo đảm là chúng tôi sẽ không xâm lăng hay tấn công Cuba. Thứ nhì là một tối hậu thư riêng tư, tối hậu thư này ra hạn phải có câu trả lời trong 24 giờ đồng hồ kế tiếp, nếu không Hoa Kỳ sẽ hành động. Phần thứ ba là điều mà tôi mô tả là một biện pháp xoa dịu bí mật, nói rằng chúng tôi không sẵn sàng thỏa thuận với ông về các tên lửa của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng tôi chỉ nói với ông rằng nếu Nga rút tên lửa ra khỏi Cuba, thì nội trong vòng 6 tháng, sẽ không còn bất kỳ tên lửa nào tại Thổ Nhĩ Kỳ.”
Vào ngày 28 tháng 10, ông Nikita Khrushchev loan báo trên Đài Phát thanh Moscow là Liên Bang Xô Viết chấp thuận đề nghị của Hoa Kỳ và sẽ rút các tên lửa ra khỏi Cuba.
Ông Sergei Khrushchev nói một số người xem việc này như một đòn giáng vào uy tín của Moscow:
“Trong mỗi cuộc mặc cả, có những quyết định thỏa mãn yêu cầu của ta càng nhiều càng tốt, và trong mỗi trường hợp, sẽ có những người không bằng lòng với quyết định đó. Đó là trường hợp của Hoa Kỳ và của cả Liên Bang Xô Viết. Đặc biệt là về phía chúng tôi, người Trung Quốc rất ghét ý nghĩ này, họ nói với chúng tôi rằng các ông sợ hãi, các ông đầu hàng người Mỹ, các ông phải phát động chiến tranh. Luôn luôn xảy ra việc chính những người đứng ngoài muốn cho những người khác khởi sự chiến tranh."
Đến trung tuần tháng 11 năm 1962, tất cả các tên lửa Xô Viết được rút ra khỏi Cuba. Vào tháng 4 sau đó, theo thỏa thuận bí mật, tất cả tên lửa Mỹ đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ được tháo gỡ.
Ông Graham Allison, một chuyên viên về cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba cho biết là có hai loại tên lửa:
“Một loại là tên lửa đạn đạo tầm trung, có thể phóng đầu đạn hạt nhân tới thủ đô Washington của Mỹ. Thế rồi còn có tên lửa mang đầu dạn hạt nhân tầm xa hơn thế nữa, có khả năng bắn tới tận Omaha, bang Nebraska, nơi Hoa Kỳ đặt Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược. Thế cho nên các tên lửa của Nga bao trùm tới hai phần ba nước Mỹ.”
Ông Allison nói Hoa Kỳ đã phát hiện được điều đó nhờ điều mà ông gọi là “khả năng tình báo kỳ diệu”:
“Việc một chiếc máy bay - chiếc U-2, có thể bay cao hơn 60.000 bộ, không ai biết được chiếc máy bay có mặt ở đó, trên vùng lãnh thổ, rồi còn được gắn một máy ảnh tuyệt vời có khả năng chụp ảnh cho thấy rõ chi tiết những gì xảy ra trên mặt đất, thật là điều khó tưởng tượng được đối với hầu hết mọi người. Đây là một thành công vĩ đại của ngành tình báo Hoa Kỳ vì các tên lửa đã bị phát hiện trước khi chúng có thể hoạt động.”
Tổng thống John F. Kennedy sau đó đã triệu tập một nhóm chuyên gia để quyết định hướng hành động cần có. Nhóm này bí mật cân nhắc vấn đề trong vòng gần một tuần lễ. Lúc đầu các chuyên gia nghiêng về giải pháp oanh kích, rồi một cuộc đổ bộ ngay sau đó, nhưng họ tin rằng giải pháp này chắc chắn sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ông Allison nói nhóm chuyên gia biết rằng nhà lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev sẽ đáp ứng bằng một giải pháp dùng vũ lực nào đó:
“Họ nghĩ rằng nhà lãnh đạo Nga sẽ tấn công các tên lửa của Hoa Kỳ đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta đã đặt một số tên lửa tại đây, y như Xô Viết đặt các tên lửa tại Cuba. Một khi Nga tấn công các tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là những tên lửa có đầu đạn hạt nhân được thiết đặt nhắm vào Liên Bang Xô Viết, thì rõ ràng chúng ta sẽ phải hành động để đáp trả Liên Bang Xô Viết. Vì thế đây có thể là con đường tiến tới chiến tranh hạt nhân, và đó là lý do tại sao toán chuyên gia bác bỏ giải pháp này, sau khi cân nhắc một thời gian, họ chọn giải pháp điều động lực lượng hải quân để phong tỏa Cuba.”
Tổng thống John F. Kennedy loan báo tin đó trong một bài diễn văn gửi tới quốc dân được truyền hình hôm 22 tháng 10 năm 1962:
“Chính sách của quốc gia này là coi bất cứ vụ phóng tên lửa nào từ Cuba nhắm vào bất cứ nước nào ở Tây bán cầu, là một cuộc tấn công do Liên Bang Xô Viết thực hiện đánh vào Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đòi hỏi một hành động trả đũa toàn diện chống Liên Bang Xô Viết.”
Hai ngày sau đó, các tàu chiến Xô Viết tiến tới gần đường ranh cấm và dừng lại tại đó. Ngoại trưởng Dean Rusk được trích lời nói rằng: “Hai bên trừng mắt nhìn nhau, và bên kia chớp mắt trước.”
Ông Sergei Khrushchev, con của nhà lãnh đạo Xô Viết, lúc bấy giờ mới lên 27 tuổi. Ông nói ông nhớ rằng cha ông tỏ ra bình tĩnh trong suốt thời gian khủng hoảng:
“Ông không hoảng hốt. Ông nghĩ một trong những việc quan trọng nhất là không cho phép nổ phát súng đầu tiên. Bởi vì sau phát súng đầu tiên, sẽ không có thương thuyết và mọi việc sẽ nằm trong tay của quân đội, vốn hành xử theo một đường lối khác. Tôi nghĩ Tổng thống Kennedy cũng có chung một ý nghĩ, là tránh nổ súng trước. Bởi vì trước khi súng nổ, hai bên có thể mặc cả, sau đó chỉ có nước chết.”
Ông Khrushchev nói cha ông và Tổng thống Kennedy là đối thủ của nhau nhưng họ đã thương thuyết với nhau.
Ngày 26 tháng 10 năm 1962, Tổng thống Kennedy nhận một thông điệp của ông Khrushchev, đề nghị rút tên lửa ra khỏi Cuba để đổi lấy bảo đảm rằng Washington sẽ không xâm lăng Cuba hay lật đổ Fidel Castro.
Trước khi trả lời, Tổng thống Kennedy lại nhận được một bức thư khác của ông Khrushchev. Lần này ông đề nghị Hoa Kỳ rút tên lửa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ như một cái giá để Moscow rút tên lửa ra khỏi Cuba.
Ông Graham Allison cho hay Tổng thống Kennedy và nhân viên dưới quyền Tổng Thống quyết định làm ngơ lá thư thứ nhì, và đồng ý kết hợp nội dung bức thư đầu tiên trong một đề nghị mới:
“Đề nghị đó gồm có 3 phần. Thứ nhất là một thỏa thuận công khai, thỏa thuận đó về căn bản dựa trên đề nghị của lá thư thứ nhất, đó là xin các ông rút tên lửa ra khỏi Cuba và tôi bảo đảm là chúng tôi sẽ không xâm lăng hay tấn công Cuba. Thứ nhì là một tối hậu thư riêng tư, tối hậu thư này ra hạn phải có câu trả lời trong 24 giờ đồng hồ kế tiếp, nếu không Hoa Kỳ sẽ hành động. Phần thứ ba là điều mà tôi mô tả là một biện pháp xoa dịu bí mật, nói rằng chúng tôi không sẵn sàng thỏa thuận với ông về các tên lửa của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng tôi chỉ nói với ông rằng nếu Nga rút tên lửa ra khỏi Cuba, thì nội trong vòng 6 tháng, sẽ không còn bất kỳ tên lửa nào tại Thổ Nhĩ Kỳ.”
Vào ngày 28 tháng 10, ông Nikita Khrushchev loan báo trên Đài Phát thanh Moscow là Liên Bang Xô Viết chấp thuận đề nghị của Hoa Kỳ và sẽ rút các tên lửa ra khỏi Cuba.
Ông Sergei Khrushchev nói một số người xem việc này như một đòn giáng vào uy tín của Moscow:
“Trong mỗi cuộc mặc cả, có những quyết định thỏa mãn yêu cầu của ta càng nhiều càng tốt, và trong mỗi trường hợp, sẽ có những người không bằng lòng với quyết định đó. Đó là trường hợp của Hoa Kỳ và của cả Liên Bang Xô Viết. Đặc biệt là về phía chúng tôi, người Trung Quốc rất ghét ý nghĩ này, họ nói với chúng tôi rằng các ông sợ hãi, các ông đầu hàng người Mỹ, các ông phải phát động chiến tranh. Luôn luôn xảy ra việc chính những người đứng ngoài muốn cho những người khác khởi sự chiến tranh."
Đến trung tuần tháng 11 năm 1962, tất cả các tên lửa Xô Viết được rút ra khỏi Cuba. Vào tháng 4 sau đó, theo thỏa thuận bí mật, tất cả tên lửa Mỹ đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ được tháo gỡ.