Hai nghiên cứu mới mô tả cách thức các nhà khoa học ở Mỹ, Mexico và Thụy Sĩ đang nuôi những cơ quan sinh sản và sụn mũi trong phòng thí nghiệm và cấy mô thành công vào bệnh nhân. Những nghiên cứu này được công bố trên chuyên san y khoa The Lancet của Anh.
Trong một bài viết, các nhà khoa học mô tả cách họ thay thế cơ quan sinh sản của 4 thiếu nữ sinh ra có âm đạo hoặc tử cung bị mất hoặc dị dạng. Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học thay thế những phần mũi đã được bỏ đi sau khi phẫu thuật ung thư.
Trong cả hai trường hợp, các nhà khoa học bắt đầu sửa chữa bằng cách tạo ra một bộ khung 3 chiều theo kích thước và hình dạng của những bộ phận cơ thể bị thiếu. Bộ khung được làm từ vật liệu mà từ từ sẽ hóa thành cơ quan khi nó phát triển.
Sau đó các nhà nghiên cứu lấy những mảnh nhỏ của cơ và mô, sử dụng những tế bào đó để ươm mầm phát triển của các cơ quan hoặc sụn trên bộ khung. Khi các tế bào bám trụ trong khoảng thời gian vài tuần, chúng sinh sôi bao bọc khắp bộ khung, tạo thành mô mà sau đó sẽ được cấy vào bệnh nhân. Hầu như không có biến chứng nào từ phẫu thuật này, thậm chí nhiều năm tiếp sau đó.
Kỹ thuật nuôi cấy mô để thay da bị bỏng, cơ bị rách và thậm chí toàn bộ cơ quan không phải là mới. Nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng, điều khác biệt ở 2 nghiên cứu này là độ phức tạp của việc sửa chữa.
Ivan Martin, một giáo sư về kỹ thuật nuôi cấy mô tại Bệnh viện Đại học Basel ở Thụy Sĩ, đồng tác giả của nghiên cứu sụn mũi, gọi nghiên cứu này là "một bước tiến về phía trước."
Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN, ông Martin nói “những tiến bộ từng bước này cuối cùng đã cho thấy rằng nuôi cấy mô giúp bệnh nhân là điều khả dĩ."
Trong một bài viết, các nhà khoa học mô tả cách họ thay thế cơ quan sinh sản của 4 thiếu nữ sinh ra có âm đạo hoặc tử cung bị mất hoặc dị dạng. Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học thay thế những phần mũi đã được bỏ đi sau khi phẫu thuật ung thư.
Trong cả hai trường hợp, các nhà khoa học bắt đầu sửa chữa bằng cách tạo ra một bộ khung 3 chiều theo kích thước và hình dạng của những bộ phận cơ thể bị thiếu. Bộ khung được làm từ vật liệu mà từ từ sẽ hóa thành cơ quan khi nó phát triển.
Sau đó các nhà nghiên cứu lấy những mảnh nhỏ của cơ và mô, sử dụng những tế bào đó để ươm mầm phát triển của các cơ quan hoặc sụn trên bộ khung. Khi các tế bào bám trụ trong khoảng thời gian vài tuần, chúng sinh sôi bao bọc khắp bộ khung, tạo thành mô mà sau đó sẽ được cấy vào bệnh nhân. Hầu như không có biến chứng nào từ phẫu thuật này, thậm chí nhiều năm tiếp sau đó.
Kỹ thuật nuôi cấy mô để thay da bị bỏng, cơ bị rách và thậm chí toàn bộ cơ quan không phải là mới. Nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng, điều khác biệt ở 2 nghiên cứu này là độ phức tạp của việc sửa chữa.
Ivan Martin, một giáo sư về kỹ thuật nuôi cấy mô tại Bệnh viện Đại học Basel ở Thụy Sĩ, đồng tác giả của nghiên cứu sụn mũi, gọi nghiên cứu này là "một bước tiến về phía trước."
Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN, ông Martin nói “những tiến bộ từng bước này cuối cùng đã cho thấy rằng nuôi cấy mô giúp bệnh nhân là điều khả dĩ."