Lãnh đạo các nước Ðông Nam Á tham gia cuộc họp thượng đỉnh khu vực tại thủ đô Phnom-Penh của Campuchia lại một lần nữa bất đồng về vấn đề gây tranh cãi có liên quan đến các tranh chấp lãnh hải ở Biển Ðông.
Vào lúc kết thúc cuộc họp trong ngày cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hôm nay, Philippines phản đối một dự thảo thông cáo nói rằng tất cả các bên đã đồng ý không quốc tế hóa các cuộc tranh chấp.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói rằng đã không đạt được sự đồng thuận về vấn đề này, trái với bản dự thảo được phổ biến bởi đương kim Chủ tịch ASEAN và là một đồng minh thân cận của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói: “Ðồng thuận tức là mọi người cùng đồng ý. Tôi có mặt tại đó, ông Chủ tịch cũng vậy. Làm sao họ có thể nói là có sự đồng thuận khi chúng tôi nói rằng không?”
Cuộc tranh cãi khiến người ta nhớ lại cuộc họp hồi tháng 7, khi 10 nước trong khối không thể đồng ý về một thông cáo chung lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN vì sự phản đối của Campuchia, là nước không muốn đề cập tới các cuộc thảo luận liên quan đến cuộc tranh chấp.
Trung Quốc, nước công bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển giàu năng lượng này, không muốn ASEAN can dự vào các cuộc thương thảo hay thảo luận liên quan đến cuộc tranh chấp. Trung Quốc muốn giải quyết riêng với từng nước yếu hơn so với nhiều nước đối thủ, trong đó có Philippines, Việt Nam và nhiều nước khác.
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc Tổng thống Obama sẽ nêu vấn đề này ra trong cuộc họp kín tại Hội nghị hôm nay.
Không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ đạt tiến bộ về vấn đề này mặc dù đa số các nhà quan sát dự kiến sẽ có rất ít.
Nhưng nhà phân tích về Ðông Nam Á Don Emmerson thuộc Ðại học Stanford nói với đài VOA rằng theo ông Trung Quốc đang dần dần mở ra ý tưởng trên thực tế đàm phán với các nước ASEAN.
Ông Emmerson nói rằng nếu Trung Quốc không thận trọng, thì việc họ nhất mực đòi thương thuyết song phương chỉ với 4 nước Ðông Nam Á có thể tạo ra cái cớ để mở rộng nhóm tham gia đàm phán, thậm chí có thể bao gồm Hoa Kỳ.
Ðể tránh tình huống này họ quyết định theo một lập trường trung dung, đó là chúng ta hãy thương lượng với ASEAN.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan hôm nay giảm nhẹ mối bất đồng giữa Philippines và Campuchia, ông nói với các phóng viên báo chí rằng các nhà lãnh đạo vẫn tập trung vào việc giải quyết các vấn đề khác.
Ông Pitsuwan nói theo ông thì vấn đề là cách giải thích vấn đề, theo như ông thấy thì có sự đồng thuận các nước muốn theo đuổi những vấn đề không ảnh hưởng đến động năng xây dựng và tích cực khác mà chúng tôi tìm cách kiến tạo.
Những mục tiêu đó bao gồm nhiều vấn đề kinh tế, như đề nghị thành lập một hiệp ước thương mại tự do qui mô lớn giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Nam Triều Tiên, Australia và New Zealand.
Trong khi đó, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Trung Quốc cũng thảo luận riêng về một thỏa hiệp thương mại tự do 3 bên.
Hôm chủ nhật, các lãnh đạo ASEAN đã chấp thuận một tuyên bố không có tính cưỡng hành nói rằng họ bảo đảm bảo vệ tự do nhân quyền cho dân chúng trong khu vực.
Nhưng các tổ chức nhân quyền nói rằng bản tuyên ngôn đó có những sơ hở có thể để cho các chính phủ độc tài như Việt Nam và Lào tránh né thỏa thuận.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/BL43_7ULvT4?rel=0
Vào lúc kết thúc cuộc họp trong ngày cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hôm nay, Philippines phản đối một dự thảo thông cáo nói rằng tất cả các bên đã đồng ý không quốc tế hóa các cuộc tranh chấp.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói rằng đã không đạt được sự đồng thuận về vấn đề này, trái với bản dự thảo được phổ biến bởi đương kim Chủ tịch ASEAN và là một đồng minh thân cận của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói: “Ðồng thuận tức là mọi người cùng đồng ý. Tôi có mặt tại đó, ông Chủ tịch cũng vậy. Làm sao họ có thể nói là có sự đồng thuận khi chúng tôi nói rằng không?”
Cuộc tranh cãi khiến người ta nhớ lại cuộc họp hồi tháng 7, khi 10 nước trong khối không thể đồng ý về một thông cáo chung lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN vì sự phản đối của Campuchia, là nước không muốn đề cập tới các cuộc thảo luận liên quan đến cuộc tranh chấp.
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc Tổng thống Obama sẽ nêu vấn đề này ra trong cuộc họp kín tại Hội nghị hôm nay.
Không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ đạt tiến bộ về vấn đề này mặc dù đa số các nhà quan sát dự kiến sẽ có rất ít.
Nhưng nhà phân tích về Ðông Nam Á Don Emmerson thuộc Ðại học Stanford nói với đài VOA rằng theo ông Trung Quốc đang dần dần mở ra ý tưởng trên thực tế đàm phán với các nước ASEAN.
Ông Emmerson nói rằng nếu Trung Quốc không thận trọng, thì việc họ nhất mực đòi thương thuyết song phương chỉ với 4 nước Ðông Nam Á có thể tạo ra cái cớ để mở rộng nhóm tham gia đàm phán, thậm chí có thể bao gồm Hoa Kỳ.
Ðể tránh tình huống này họ quyết định theo một lập trường trung dung, đó là chúng ta hãy thương lượng với ASEAN.
Ðồng thuận tức là mọi người cùng đồng ý. Tôi có mặt tại đó, ông Chủ tịch cũng vậy. Làm sao họ có thể nói là có sự đồng thuận khi chúng tôi nói rằng không?Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
Ông Pitsuwan nói theo ông thì vấn đề là cách giải thích vấn đề, theo như ông thấy thì có sự đồng thuận các nước muốn theo đuổi những vấn đề không ảnh hưởng đến động năng xây dựng và tích cực khác mà chúng tôi tìm cách kiến tạo.
Những mục tiêu đó bao gồm nhiều vấn đề kinh tế, như đề nghị thành lập một hiệp ước thương mại tự do qui mô lớn giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Nam Triều Tiên, Australia và New Zealand.
Trong khi đó, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Trung Quốc cũng thảo luận riêng về một thỏa hiệp thương mại tự do 3 bên.
Hôm chủ nhật, các lãnh đạo ASEAN đã chấp thuận một tuyên bố không có tính cưỡng hành nói rằng họ bảo đảm bảo vệ tự do nhân quyền cho dân chúng trong khu vực.
Nhưng các tổ chức nhân quyền nói rằng bản tuyên ngôn đó có những sơ hở có thể để cho các chính phủ độc tài như Việt Nam và Lào tránh né thỏa thuận.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/BL43_7ULvT4?rel=0