Các nhà lãnh đạo thế giới hôm nay họp tại thủ đô của Mali để thảo luận phương cách đánh đuổi các tổ chức chủ chiến có liên hệ với al-Qaida đang kiểm soát miền bắc nước này.
Cuộc họp tại Bamako sẽ có các đại diện của Liên hiệp quốc, khối ECOWAS của Tây Phi, Liên hiệp châu Phi và Ủy ban châu Phi.
ECOWAS đã đề nghị bố trí lực lượng quan sĩ hùng hậu 3.000 binh sĩ để đẩy lui các phần tử chủ chiến, nhưng một số dân chúng Mali chống đối sự can thiệp của binh sĩ nước ngoài và muốn có một giải pháp chính trị.
Mali đã lâm vào tình trạng rối loạn vì cuộc đảo chánh ngày 22 tháng 3 lật đổ Tổng thống nước này và các phần tử chủ chiến đã chiếm miền bắc, thực hiện những vụ hành quyết công khai, chặt chân tay và đánh đập trong nỗ lực áp đặt một phiên bản luật hồi giáo khắc khe của họ.
Tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết chuẩn bị cho việc bố trí lực lượng của ECOWAS. Nghị quyết vừa kể cho các lãnh đạo châu Phi 45 ngày để vạch ra kế hoạch cho sự can thiệp quân sự tại Mali.
Từng là nước bảo hộ Mali, Pháp đã dẫn đầu lời kêu gọi có hành động tại Mali trong Hội đồng Bảo an và bảo trợ bản nghị quyết. Tổng thống Pháp Francois Hollande, lên tiếng tại Senegal hồi tuần trước nói rằng không thể chấp nhận những sự kinh hoàng tại miền bắc Mali.
Các cuộc biểu tình tuần hành của hằng trăm người trong mấy tuần vừa qua tại thủ đô Bamako đã nêu bật sự chia rẽ trong ý kiến của dân chúng với việc một số người yêu cầu binh sĩ ngoại quốc nhanh chóng can thiệp và nhiều người khác chống đối kịch liệt.
Cuộc họp tại Bamako sẽ có các đại diện của Liên hiệp quốc, khối ECOWAS của Tây Phi, Liên hiệp châu Phi và Ủy ban châu Phi.
ECOWAS đã đề nghị bố trí lực lượng quan sĩ hùng hậu 3.000 binh sĩ để đẩy lui các phần tử chủ chiến, nhưng một số dân chúng Mali chống đối sự can thiệp của binh sĩ nước ngoài và muốn có một giải pháp chính trị.
Mali đã lâm vào tình trạng rối loạn vì cuộc đảo chánh ngày 22 tháng 3 lật đổ Tổng thống nước này và các phần tử chủ chiến đã chiếm miền bắc, thực hiện những vụ hành quyết công khai, chặt chân tay và đánh đập trong nỗ lực áp đặt một phiên bản luật hồi giáo khắc khe của họ.
Tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết chuẩn bị cho việc bố trí lực lượng của ECOWAS. Nghị quyết vừa kể cho các lãnh đạo châu Phi 45 ngày để vạch ra kế hoạch cho sự can thiệp quân sự tại Mali.
Từng là nước bảo hộ Mali, Pháp đã dẫn đầu lời kêu gọi có hành động tại Mali trong Hội đồng Bảo an và bảo trợ bản nghị quyết. Tổng thống Pháp Francois Hollande, lên tiếng tại Senegal hồi tuần trước nói rằng không thể chấp nhận những sự kinh hoàng tại miền bắc Mali.
Các cuộc biểu tình tuần hành của hằng trăm người trong mấy tuần vừa qua tại thủ đô Bamako đã nêu bật sự chia rẽ trong ý kiến của dân chúng với việc một số người yêu cầu binh sĩ ngoại quốc nhanh chóng can thiệp và nhiều người khác chống đối kịch liệt.