Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thoát được trừng phạt tại Hội nghị 6 của Ban chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam bế mạc hồi đầu tuần này, bất chấp những yếu kém của chính phủ do ông lãnh đạo đã đẩy kinh tế Việt Nam đến nhiều khó khăn hiện nay, tuy nhiên ông và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác đang đối diện với một áp lực ngày càng tăng và một mối đe dọa đang lan rộng, đó là mạng Internet.
Trong phát biểu được phát sóng truyền hình, Tổng bí thư Ðảng Nguyễn Phú trọng thừa nhận những yếu kém trong quản lý Ðảng Cộng sản cầm quyền đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng nợ nần chồng chất, tăng trưởng chậm, đánh mất hình ảnh của một trong những nền kinh tế có tiềm năng phát triển nhất trong khu vực.
Tại phiên bế mạc của hai tuần lễ hội nghị, Tổng bí thư Trọng hối thúc Bộ Chính trị, tức cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam, phải khắc phục những yếu kém và tăng cường sự lãnh đạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị nêu đích danh, nhưng các nhà phân tích nói rằng đó là một lời khiển trách nhắm sát vào nhân vật vốn đã xây dựng được hệ thống quyền lực đáng kể trong chính phủ kể từ khi được bổ nhiệm vào chức vụ này năm 2006.
Theo hãng tin Reuters, trên thực tế Hội nghị 6 đã làm dấy lên nhiều đồn đại liệu ông Dũng, năm nay 62 tuổi, sẽ tại chức được bao lâu nữa sau hàng loạt sai phạm về quản lý kinh tế, trong đó phải kể đến vụ phá sản của tập đoàn Vinashin và đồng tiền Việt Nam liên tục mất giá.
Và một diễn biến hiện nay được các nhà quan sát dự đoán là một mối đe dọa đang ngày càng tăng đối với giới cầm quyền và Ðảng Cộng sản Việt Nam đó là các đồn đại và chỉ trích xuất phát từ một loạt các trang web mới đang trở nên phổ biến.
Trang web tạo được ảnh hưởng nhiều nhất hồi gần đây là trang “Quan làm báo” tiết lộ nhiều thông tin nội bộ của giới lãnh đạo chóp bu được dư luận chú ý.
Trang web Quan làm báo ban đầu đăng tải chuyện tình cảm của những nhân vật lãnh đạo đảng, rồi tiếp đến đưa tin các nhân vật lãnh đạo ngân hàng bị câu lưu liên quan đến những bê bối tài chánh trước khi tin tức về những vụ bắt giữ ầm ĩ này được công chúng biết đến.
Gần đây hơn, người truy cập tìm thấy trong trang này nhiều chỉ trích và mỉa mai về ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Dũng đã không mất nhiều thì giờ để đáp lại. Tháng trước, ông ra lệnh cho công an điều tra trang Quan làm báo và hai trang web khác, và cấm các trang này tiếp tục hoạt động vì đã phổ biến những nội dung sai trái.
Một tuyên bố của chính phủ Việt Nam gọi đó là “âm mưu phản động” của các “thế lực thù địch”, từ ngữ thường được sử dụng để ám chỉ những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ.
Cùng lúc, ba blogger nổi tiếng bị tuyên án tù dài hạn trong một động thái mà các nhà phân tích xem là một lời đe dọa gởi đến những người truy cập Internet, nhắc nhở họ chớ nên quên luật khắt khe của quốc gia Cộng sản này mà kêu gọi dân chủ đa đảng hay thách thức quyền hành của Ðảng Cộng sản.
Nguồn: Reuters, Chronicle News Service
http://www.youtube.com/embed/wt1JCGYCYuU
Trong phát biểu được phát sóng truyền hình, Tổng bí thư Ðảng Nguyễn Phú trọng thừa nhận những yếu kém trong quản lý Ðảng Cộng sản cầm quyền đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng nợ nần chồng chất, tăng trưởng chậm, đánh mất hình ảnh của một trong những nền kinh tế có tiềm năng phát triển nhất trong khu vực.
Tại phiên bế mạc của hai tuần lễ hội nghị, Tổng bí thư Trọng hối thúc Bộ Chính trị, tức cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam, phải khắc phục những yếu kém và tăng cường sự lãnh đạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị nêu đích danh, nhưng các nhà phân tích nói rằng đó là một lời khiển trách nhắm sát vào nhân vật vốn đã xây dựng được hệ thống quyền lực đáng kể trong chính phủ kể từ khi được bổ nhiệm vào chức vụ này năm 2006.
Theo hãng tin Reuters, trên thực tế Hội nghị 6 đã làm dấy lên nhiều đồn đại liệu ông Dũng, năm nay 62 tuổi, sẽ tại chức được bao lâu nữa sau hàng loạt sai phạm về quản lý kinh tế, trong đó phải kể đến vụ phá sản của tập đoàn Vinashin và đồng tiền Việt Nam liên tục mất giá.
Và một diễn biến hiện nay được các nhà quan sát dự đoán là một mối đe dọa đang ngày càng tăng đối với giới cầm quyền và Ðảng Cộng sản Việt Nam đó là các đồn đại và chỉ trích xuất phát từ một loạt các trang web mới đang trở nên phổ biến.
Trang web tạo được ảnh hưởng nhiều nhất hồi gần đây là trang “Quan làm báo” tiết lộ nhiều thông tin nội bộ của giới lãnh đạo chóp bu được dư luận chú ý.
Trang web Quan làm báo ban đầu đăng tải chuyện tình cảm của những nhân vật lãnh đạo đảng, rồi tiếp đến đưa tin các nhân vật lãnh đạo ngân hàng bị câu lưu liên quan đến những bê bối tài chánh trước khi tin tức về những vụ bắt giữ ầm ĩ này được công chúng biết đến.
Gần đây hơn, người truy cập tìm thấy trong trang này nhiều chỉ trích và mỉa mai về ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Dũng đã không mất nhiều thì giờ để đáp lại. Tháng trước, ông ra lệnh cho công an điều tra trang Quan làm báo và hai trang web khác, và cấm các trang này tiếp tục hoạt động vì đã phổ biến những nội dung sai trái.
Một tuyên bố của chính phủ Việt Nam gọi đó là “âm mưu phản động” của các “thế lực thù địch”, từ ngữ thường được sử dụng để ám chỉ những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ.
Cùng lúc, ba blogger nổi tiếng bị tuyên án tù dài hạn trong một động thái mà các nhà phân tích xem là một lời đe dọa gởi đến những người truy cập Internet, nhắc nhở họ chớ nên quên luật khắt khe của quốc gia Cộng sản này mà kêu gọi dân chủ đa đảng hay thách thức quyền hành của Ðảng Cộng sản.
Nguồn: Reuters, Chronicle News Service
http://www.youtube.com/embed/wt1JCGYCYuU