Liên Hiệp Quốc hoan nghênh các tin tức cho biết rằng chính phủ Syria và phe đối lập đã đồng ý cho phép dân thường rời khỏi thành phố cổ Homs, khu vực đã bị cắt đứt khỏi hành lang cứu trợ nhân đạo hơn một năm qua.
Hãng tin nhà nước Syria nói rằng ‘các thường dân vô tội’ gồm phụ nữ, trẻ em, người lớn tuổi và những người bị thương là những người được đề cập trong thỏa thuận. Tin cho hay, thỏa thuận này cũng bao gồm một kế hoạch cung cấp viện trợ nhân đạo cho thường dân tại thành phố cổ.
Trong khi truyền thông nhà nước của Syria nói rằng thỏa thuận đạt được với sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc, nhưng ngôn từ trong một tuyên bố của Liên Hiệp Quốc không đề cập tới sự tham gia trực tiếp của tổ chức này.
Bà Valerie Amos, giới chức phụ trách hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, hoan nghênh tin tức về sự ‘tạm dừng (xung đột) cho mục đích nhân đạo”. Bà nói thêm rằng điều đó sẽ cho phép thường dân di tản cũng như tạo điều kiện cho việc cung cấp các vật phẩm cứu trợ nhân đạo cần thiết cho khoảng 2.500 người.
Phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc Farhan Haq nói với các phóng viên rằng một thỏa thuận là điều cần thiết cho các bên, kể cả các nhân viên cứu trợ:
“Ngay lúc này, chúng tôi hoan nghênh tin tức cho biết đã đạt được thỏa thuận. Điều chúng tôi chờ xem là liệu thỏa thuận đó có được thực thi trên thực địa hay không. Bà Valerie Amos đã nói rõ rằng bà hiện đang theo dõi tình hình và chúng tôi sẽ xem liệu chúng tôi có thể đạt được tiến bộ gì và liệu vật phẩm cứu trợ có thể thực sự tới được với người dân ở Homs cần chúng trong một thời gian dài vừa qua hay không”.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đang cân nhắc một nghị quyết để đòi cải thiện quyền tự do hoạt động của nhân viên cứu trợ. Đại sứ Anh cho biết nghị quyết này vẫn đang được mang ra thảo luận nhưng ông dự kiến tiến trình sẽ được đẩy nhanh. Đặc sứ Nga thì nói rằng chính phủ của ông phản đối ý tưởng này.
Đại sứ Mỹ Samantha Power bày tỏ lo ngại về việc ai sẽ được phép ra vào thành phố Homs:
“Tôi nhận thấy rằng các tuyên bố sáng nay của chế độ (Assad) bày tỏ sự sẵn sàng sơ tán những người vô tội. Xét việc chế độ này, cho tới nay, đã miêu tả bất kỳ ai sống trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của phe đối lập là khủng bố và tấn công họ như vậy, chúng tôi có lý do dựa trên lịch sử để hoài nghi và thực sự quan ngại về bất kỳ ai từ các vùng kiểm soát của phe đối lập rơi vào tay của chế độ”.
Trước đó, Hội đồng Bảo an đã tổ chức một phiên họp riêng để thảo luận về tình trạng của kế hoạch loại trừ và phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Sau cuộc họp, điều phối viên dự án này, bà Sigrid Kaag, nói với các phóng viên rằng dù có sự trì hoãn về việc đáp ứng các thời hạn chót trong trung hạn, bà nghĩ rằng thời hạn tổng thể là 30/6 có thể đạt được.
“Tất cả các thiết bị và điều kiện cần thiết đều đã ở trong Syria. Có kỳ vọng mọi chuyện sẽ được đẩy nhanh một cách an toàn, nhưng vẫn cần phải tính tới tình hình an ninh không ổn định và đầy biến động ở Syria”.
Cho tới nay, Syria mới chỉ thực hiện hai đợt vận chuyển các vật liệu vũ khí hoa học, tức mới chỉ loại bỏ khoảng 5% kho vũ khí của nước này.
Hãng tin nhà nước Syria nói rằng ‘các thường dân vô tội’ gồm phụ nữ, trẻ em, người lớn tuổi và những người bị thương là những người được đề cập trong thỏa thuận. Tin cho hay, thỏa thuận này cũng bao gồm một kế hoạch cung cấp viện trợ nhân đạo cho thường dân tại thành phố cổ.
Trong khi truyền thông nhà nước của Syria nói rằng thỏa thuận đạt được với sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc, nhưng ngôn từ trong một tuyên bố của Liên Hiệp Quốc không đề cập tới sự tham gia trực tiếp của tổ chức này.
Bà Valerie Amos, giới chức phụ trách hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, hoan nghênh tin tức về sự ‘tạm dừng (xung đột) cho mục đích nhân đạo”. Bà nói thêm rằng điều đó sẽ cho phép thường dân di tản cũng như tạo điều kiện cho việc cung cấp các vật phẩm cứu trợ nhân đạo cần thiết cho khoảng 2.500 người.
Phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc Farhan Haq nói với các phóng viên rằng một thỏa thuận là điều cần thiết cho các bên, kể cả các nhân viên cứu trợ:
“Ngay lúc này, chúng tôi hoan nghênh tin tức cho biết đã đạt được thỏa thuận. Điều chúng tôi chờ xem là liệu thỏa thuận đó có được thực thi trên thực địa hay không. Bà Valerie Amos đã nói rõ rằng bà hiện đang theo dõi tình hình và chúng tôi sẽ xem liệu chúng tôi có thể đạt được tiến bộ gì và liệu vật phẩm cứu trợ có thể thực sự tới được với người dân ở Homs cần chúng trong một thời gian dài vừa qua hay không”.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đang cân nhắc một nghị quyết để đòi cải thiện quyền tự do hoạt động của nhân viên cứu trợ. Đại sứ Anh cho biết nghị quyết này vẫn đang được mang ra thảo luận nhưng ông dự kiến tiến trình sẽ được đẩy nhanh. Đặc sứ Nga thì nói rằng chính phủ của ông phản đối ý tưởng này.
Đại sứ Mỹ Samantha Power bày tỏ lo ngại về việc ai sẽ được phép ra vào thành phố Homs:
“Tôi nhận thấy rằng các tuyên bố sáng nay của chế độ (Assad) bày tỏ sự sẵn sàng sơ tán những người vô tội. Xét việc chế độ này, cho tới nay, đã miêu tả bất kỳ ai sống trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của phe đối lập là khủng bố và tấn công họ như vậy, chúng tôi có lý do dựa trên lịch sử để hoài nghi và thực sự quan ngại về bất kỳ ai từ các vùng kiểm soát của phe đối lập rơi vào tay của chế độ”.
Trước đó, Hội đồng Bảo an đã tổ chức một phiên họp riêng để thảo luận về tình trạng của kế hoạch loại trừ và phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Sau cuộc họp, điều phối viên dự án này, bà Sigrid Kaag, nói với các phóng viên rằng dù có sự trì hoãn về việc đáp ứng các thời hạn chót trong trung hạn, bà nghĩ rằng thời hạn tổng thể là 30/6 có thể đạt được.
“Tất cả các thiết bị và điều kiện cần thiết đều đã ở trong Syria. Có kỳ vọng mọi chuyện sẽ được đẩy nhanh một cách an toàn, nhưng vẫn cần phải tính tới tình hình an ninh không ổn định và đầy biến động ở Syria”.
Cho tới nay, Syria mới chỉ thực hiện hai đợt vận chuyển các vật liệu vũ khí hoa học, tức mới chỉ loại bỏ khoảng 5% kho vũ khí của nước này.