GENEVA —
Các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc yêu cầu cộng đồng quốc tế thực hiện ngay những biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn điều họ gọi là những 'hành vi tàn ác không thể tả được' của Bắc Triều Tiên đối với dân chúng. Từ Geneva, thông tín viên VOA Lisa Schlein gửi về bài tường thuật sau đây.
Trong lời kêu gọi khẩn thiết trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Chủ tịch Uỷ ban Ðiều tra Michael Kirby chỉ trích cộng đồng quốc tế về thái độ thờ ơ trước những tin tức khủng khiếp nhưng đáng tin cậy về sự đau khổ mà người dân Bắc Triều Tiên phải chịu đựng.
Ông lên án Bắc Triều Tiên về những hành vi tàn ác không thể tả được - những hành vi mà ông so sánh với sự khủng bố của Ðức Quốc Xã. Ông nói thế giới không thể tiếp tục làm ngơ và không có hành động chống lại những tội ác ghê tởm Bình Nhưỡng đang vi phạm mà không bị trừng trị.
“Tính nghiêm trọng, quy mô, thời gian và bản chất của các hành vi tàn ác không thể tả được ở quốc gia nước này cho thấy đó một quốc gia độc tài toàn trị, không có một trường hợp tương tự trong thế giới hiện đại. Đây là những tội ác đang tiếp diễn chống lại nhân loại xảy ra ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên mà thế hệ chúng ta phải cùng nhau giải quyết một cách cấp bách. Phần còn lại của thế giới đã làm ngơ trước các bằng chứng đã quá lâu. Nay không thể viện cớ nào cả, bởi vì tất cả chúng ta đều biết rồi.”
Cũng như trước đây, Bình Nhưỡng đã không chịu hợp tác với Ủy ban 3 thành viên của Liên Hiệp Quốc, làm cho ủy ban này phải phỏng vấn những người sống sót và các nhân chứng ở các nước khác.
Bản phúc trình của Ủy ban, công bố hồi tháng trước, ghi rõ lời khai của hàng trăm nhân chứng nói về sự tiêu diệt, bắt làm nô dịch, tra tấn, bỏ tù, cưỡng hiếp, cưỡng bức phá thai và các hành vi bạo lực tính dục khác. Bản phúc trình đề nghị đưa Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ðại sứ Bắc Triều Tiên So Se Pyong lên án bản phúc trình của Uỷ ban. Ông nói chính phủ của ông không thừa nhận tính hợp pháp của Ủy ban này. Ðại sứ Bắc Triều Tiên nói:
“Thêm vào đó, bản “phúc trình” này chứa đựng những điều gọi là “lời khai” có tính chất bịa đặt, được cung cấp bởi những kẻ lai lịch không rõ ràng mà họ gọi là “những người đào tỵ từ miền bắc”, và những phần tử tội phạm đã trốn khỏi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau khi phạm tội. Đây là một văn kiện lừa dối, không thể làm cho ai tin được.”
Ông nói chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ông bảo đảm quyền con người và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người dân, trên phương diện pháp luật và trong thực tế.
Trung Quốc cũng nêu nghi vấn về tính vô tư của Uỷ ban và sự khả tín của những thông tin mà Uỷ ban thu thập được. Ðại diện Trung Quốc nói với Hội đồng Bảo an rằng những người Bắc Triều Tiên vào nước ông là di dân kinh tế chứ không phải là người tỵ nạn cần được bảo vệ.
Trong lời kêu gọi khẩn thiết trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Chủ tịch Uỷ ban Ðiều tra Michael Kirby chỉ trích cộng đồng quốc tế về thái độ thờ ơ trước những tin tức khủng khiếp nhưng đáng tin cậy về sự đau khổ mà người dân Bắc Triều Tiên phải chịu đựng.
Ông lên án Bắc Triều Tiên về những hành vi tàn ác không thể tả được - những hành vi mà ông so sánh với sự khủng bố của Ðức Quốc Xã. Ông nói thế giới không thể tiếp tục làm ngơ và không có hành động chống lại những tội ác ghê tởm Bình Nhưỡng đang vi phạm mà không bị trừng trị.
“Tính nghiêm trọng, quy mô, thời gian và bản chất của các hành vi tàn ác không thể tả được ở quốc gia nước này cho thấy đó một quốc gia độc tài toàn trị, không có một trường hợp tương tự trong thế giới hiện đại. Đây là những tội ác đang tiếp diễn chống lại nhân loại xảy ra ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên mà thế hệ chúng ta phải cùng nhau giải quyết một cách cấp bách. Phần còn lại của thế giới đã làm ngơ trước các bằng chứng đã quá lâu. Nay không thể viện cớ nào cả, bởi vì tất cả chúng ta đều biết rồi.”
Cũng như trước đây, Bình Nhưỡng đã không chịu hợp tác với Ủy ban 3 thành viên của Liên Hiệp Quốc, làm cho ủy ban này phải phỏng vấn những người sống sót và các nhân chứng ở các nước khác.
Bản phúc trình của Ủy ban, công bố hồi tháng trước, ghi rõ lời khai của hàng trăm nhân chứng nói về sự tiêu diệt, bắt làm nô dịch, tra tấn, bỏ tù, cưỡng hiếp, cưỡng bức phá thai và các hành vi bạo lực tính dục khác. Bản phúc trình đề nghị đưa Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ðại sứ Bắc Triều Tiên So Se Pyong lên án bản phúc trình của Uỷ ban. Ông nói chính phủ của ông không thừa nhận tính hợp pháp của Ủy ban này. Ðại sứ Bắc Triều Tiên nói:
“Thêm vào đó, bản “phúc trình” này chứa đựng những điều gọi là “lời khai” có tính chất bịa đặt, được cung cấp bởi những kẻ lai lịch không rõ ràng mà họ gọi là “những người đào tỵ từ miền bắc”, và những phần tử tội phạm đã trốn khỏi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau khi phạm tội. Đây là một văn kiện lừa dối, không thể làm cho ai tin được.”
Ông nói chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ông bảo đảm quyền con người và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người dân, trên phương diện pháp luật và trong thực tế.
Trung Quốc cũng nêu nghi vấn về tính vô tư của Uỷ ban và sự khả tín của những thông tin mà Uỷ ban thu thập được. Ðại diện Trung Quốc nói với Hội đồng Bảo an rằng những người Bắc Triều Tiên vào nước ông là di dân kinh tế chứ không phải là người tỵ nạn cần được bảo vệ.