Hai năm sau cái chết của Đại tá Moammar Gadhafi, hỗn loạn vẫn hoành hành ở Libya, là nơi chính phủ trung ương không có đủ khả năng để kiểm soát hàng vạn dân quân đang hoạt động trên khắp nước. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên đài VOA Meredith Buel.
Sau cuộc cách mạng ở Lybia, khoảng 200.000 dân quân đã rủ nhau kéo đến các thị trấn và thành phố trên khắp nước và nắm quyền kiểm soát những khu vực rộng lớn của quốc gia trong vùng Bắc Phi này.
Các nhóm dân quân hình thành một nhà nước song hành và chính phủ trung ương hầu như không có quyền hành gì đối với các nhóm này.
Ông William Lawrence, giáo sư của Đại học George Washington, mới trở về Mỹ sau khi đi thăm Libya. Ông cho biết như sau.
"Đã xảy ra những vụ đụng độ giữa các cộng đồng cư dân. Các nhóm dân quân giao tranh với nhau để giành quyền kiểm soát các phi trường hoặc những tuyến đường buôn lậu. Các nhóm dân quân đóng cửa những cơ sở sản xuất dầu khí và thực hiện những vụ bắt cóc."
Thủ tướng Libya, ông Ali Zeidan, là một trong những người đã bị bắt cóc hồi gần đây.
Việc ông bị bắt giam trong một thời gian ngắn đã nêu bật tình trạng hỗn loạn của Libya thời hậu-Gadhafi.
Giờ đây những vụ xáo trộn dự kiến sẽ gia tăng sau khi ông Zeidan nói rằng vụ bắt giữ ông là một phần của một âm mưu đảo chánh.
"Tất cả những hành động này được chỉ thị bởi một số các nhà lãnh đạo bên trong chính phủ của chúng tôi. Đây là một mưu toan đảo chánh để lật đổ một chính phủ hợp pháp."
Trước đó không lâu, nhiều người ở Libya đã biểu tình để phản đối ông Zeidan vì họ cho rằng ông đã ngầm chấp thuận cho Hoa Kỳ bắt giữ một tay hoạt vụ của al-Qaida trên lãnh thổ Libya. Tình cảm bài Mỹ đã gia tăng sau vụ này.
Lính biệt kích Mỹ đã bắt Abu Anas al-Libi trên một con đường ở thủ đô Tripoli hồi đầu tháng 10. Các giới chức ở Washington nói rằng al-Libi là một trong những tay khủng bố bị Hoa Kỳ truy nã gắt gao nhất.
Al-Libi bị giới hữu trách Mỹ khởi tố cách nay hơn 10 năm vì dính líu tới những vụ nổ bom gây chết người tại hai sứ quán Mỹ ở Tanzania và Kenya năm 1998.
Sau vụ bắt giữ này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố như sau:
"Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chấm dứt những nỗ lực để buộc những kẻ thực hiện các hành vi khủng bố phải chịu trách nhiệm và những thành viên của al-Qaida và của những tổ chức khủng bố khác có thể bỏ chạy nhưng họ không thể trốn thoát."
Al-Libi đã được đưa ra tòa án liên bang ở New York và đã khai vô tội.
Bà Karen Greenberg, Giám đốc Trung tâm An ninh Quốc gia của Đại học Fordham ở New York, cho biết al-Libi có thể có những thông tin rất quan trọng về mạng lưới khủng bố al-Qaida.
"Và tôi cũng nghĩ rằng ông ấy được xem là một nguồn cung cấp thông tin rất có giá trị đối với Hoa Kỳ vào lúc này."
Vụ bắt giữ al-Libi đã gây phẫn nộ cho những người theo phe Hồi giáo ở Libya và họ đã lên tiếng đòi chính phủ từ chức.
Tuy Lybia đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, một số các nhà phân tích cho biết quốc gia này có một khối dân có trình độ giáo dục khá tốt và người dân nói chung ai nấy cũng mong muốn ổn định và có tinh thần thượng tôn pháp luật.
Ông Manal Omar, Giám đốc Chương trình Bắc Phi của Viện Hòa bình Hoa Kỳ cho biết như sau.
"Tuy có những thách thức, tuy gặp phải nhiều chông gai và có những vấn đề khó khăn rất lớn khi chúng ta nói tới vấn đề dân quân và vấn đề an ninh, nhưng Libya đã dần dà tiến tới phía trước."
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cũng nói rằng có thể phải mất tới một thập niên để Libya có được một nên dân chủ ổn định.
Sau cuộc cách mạng ở Lybia, khoảng 200.000 dân quân đã rủ nhau kéo đến các thị trấn và thành phố trên khắp nước và nắm quyền kiểm soát những khu vực rộng lớn của quốc gia trong vùng Bắc Phi này.
Các nhóm dân quân hình thành một nhà nước song hành và chính phủ trung ương hầu như không có quyền hành gì đối với các nhóm này.
Ông William Lawrence, giáo sư của Đại học George Washington, mới trở về Mỹ sau khi đi thăm Libya. Ông cho biết như sau.
"Đã xảy ra những vụ đụng độ giữa các cộng đồng cư dân. Các nhóm dân quân giao tranh với nhau để giành quyền kiểm soát các phi trường hoặc những tuyến đường buôn lậu. Các nhóm dân quân đóng cửa những cơ sở sản xuất dầu khí và thực hiện những vụ bắt cóc."
Thủ tướng Libya, ông Ali Zeidan, là một trong những người đã bị bắt cóc hồi gần đây.
Việc ông bị bắt giam trong một thời gian ngắn đã nêu bật tình trạng hỗn loạn của Libya thời hậu-Gadhafi.
Giờ đây những vụ xáo trộn dự kiến sẽ gia tăng sau khi ông Zeidan nói rằng vụ bắt giữ ông là một phần của một âm mưu đảo chánh.
"Tất cả những hành động này được chỉ thị bởi một số các nhà lãnh đạo bên trong chính phủ của chúng tôi. Đây là một mưu toan đảo chánh để lật đổ một chính phủ hợp pháp."
Trước đó không lâu, nhiều người ở Libya đã biểu tình để phản đối ông Zeidan vì họ cho rằng ông đã ngầm chấp thuận cho Hoa Kỳ bắt giữ một tay hoạt vụ của al-Qaida trên lãnh thổ Libya. Tình cảm bài Mỹ đã gia tăng sau vụ này.
Lính biệt kích Mỹ đã bắt Abu Anas al-Libi trên một con đường ở thủ đô Tripoli hồi đầu tháng 10. Các giới chức ở Washington nói rằng al-Libi là một trong những tay khủng bố bị Hoa Kỳ truy nã gắt gao nhất.
Al-Libi bị giới hữu trách Mỹ khởi tố cách nay hơn 10 năm vì dính líu tới những vụ nổ bom gây chết người tại hai sứ quán Mỹ ở Tanzania và Kenya năm 1998.
Sau vụ bắt giữ này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố như sau:
Al-Libi đã được đưa ra tòa án liên bang ở New York và đã khai vô tội.
Bà Karen Greenberg, Giám đốc Trung tâm An ninh Quốc gia của Đại học Fordham ở New York, cho biết al-Libi có thể có những thông tin rất quan trọng về mạng lưới khủng bố al-Qaida.
"Và tôi cũng nghĩ rằng ông ấy được xem là một nguồn cung cấp thông tin rất có giá trị đối với Hoa Kỳ vào lúc này."
Vụ bắt giữ al-Libi đã gây phẫn nộ cho những người theo phe Hồi giáo ở Libya và họ đã lên tiếng đòi chính phủ từ chức.
Tuy Lybia đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, một số các nhà phân tích cho biết quốc gia này có một khối dân có trình độ giáo dục khá tốt và người dân nói chung ai nấy cũng mong muốn ổn định và có tinh thần thượng tôn pháp luật.
Ông Manal Omar, Giám đốc Chương trình Bắc Phi của Viện Hòa bình Hoa Kỳ cho biết như sau.
"Tuy có những thách thức, tuy gặp phải nhiều chông gai và có những vấn đề khó khăn rất lớn khi chúng ta nói tới vấn đề dân quân và vấn đề an ninh, nhưng Libya đã dần dà tiến tới phía trước."
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cũng nói rằng có thể phải mất tới một thập niên để Libya có được một nên dân chủ ổn định.