Các giới chức Miến Điện nói với một chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc đang viếng thăm nước họ rằng lực lượng an ninh đã “tiết chế tối đa” khi ứng phó với các vụ bạo loạn gây chết người giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi Giáo Rohingyas tại miền tây Miến Điện hồi tháng trước.
Trong một tuyên bố hôm 30/7, Bộ Ngoại Giao Miến Điện “cực lực bác bỏ” các cáo buộc cho rằng nhà chức trách đã can dự vào những vụ ngược đãi và đã sử dụng võ lực quá đáng để chấm dứt tình trạng bạo động khiến hơn 70 người thiệt mạng tại bang Rakhine. Các giới chức Miến Điện thảo luận về tình hình ở Rakhine với chuyên gia Liên Hiệp Quốc Tomas Ojea Quintana hôm thứ Hai.
Tuần trước, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay đã nói rằng, cách ứng phó của chính phủ Miến Điện trước tình hình bạo động giữa các cộng đồng “ có thể đã biến thành một vụ đàn áp nhắm vào người Hồi Giáo, đặc biệt là các thành viên của cộng đồng Rohingya.”
Trước đây trong tháng, Hội Ân Xá Quốc Tế, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại London, cho hay họ có những báo cáo đáng tin về việc các tín đồ Phật Giáo ở Rakhine và lực lượng an ninh nhắm mục tiêu vào cộng đồng Rohingyas và các tín đồ Hồi Giáo khác ở Rakhine bằng các “vụ hành hạ thể xác, cưỡng hiếp, phá hủy tài sản, và các vụ giết người phi pháp.”
Bộ Ngoại Giao Miến Điện nói họ “hoàn toàn bác bỏ” điều mà họ gọi là “những toan tính của một số thành phần hầu chính trị hóa và quốc tế hóa tình hình này như là một vấn đề tôn giáo.” Bộ khẳng định Miến Điện là một quốc gia đa tôn giáo, nơi mà dân chúng thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau đã chung sống hòa bình từ nhiều thế kỷ qua.
Ông Quintana cho biết ông dự trù ghé thăm Rakhine vào ngày thứ Ba.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết các vụ bạo loạn hồi tháng trước đã làm cho khoảng 80.000 người bị thất tán, hầu hết sống trong các trại tị nạn hay với các gia đình trong những làng kế cận. Chính phủ Miến Điện nói đa số dân tị nạn là tín đồ Hồi Giáo.
Các cuộc bạo loạn bắt đầu sau khi xảy ra vụ cưỡng hiếp và sát hại một phụ nữ Phật giáo tại địa phương hôm 28 tháng 5 và một cuộc tấn công trả thù xảy ra sau đó của các tín đồ Phật giáo, khiến 10 người Hồi Giáo thiệt mạng hôm mùng 3 tháng 6.
Chính phủ Miến Điện không công nhận khoảng 80.000 người Rohingya là một nhóm sắc tộc trong nước và nhiều người Miến Điện coi họ là các di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh.
Cũng hôm thứ Hai, ông Quintana đã viếng thăm Nhà Tù Insein ở Rangoon gặp gỡ các tù nhân chính trị, trong đó có ông Wai Phyo Aung, hiện đang bị bệnh ung thư. Bà Ma Htay Htay, vợ của tù nhân vừa kể, tham dự cuộc gặp mặt này và cho đài VOA biết rằng chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã hứa sẽ giúp đỡ.
Trong một tuyên bố hôm 30/7, Bộ Ngoại Giao Miến Điện “cực lực bác bỏ” các cáo buộc cho rằng nhà chức trách đã can dự vào những vụ ngược đãi và đã sử dụng võ lực quá đáng để chấm dứt tình trạng bạo động khiến hơn 70 người thiệt mạng tại bang Rakhine. Các giới chức Miến Điện thảo luận về tình hình ở Rakhine với chuyên gia Liên Hiệp Quốc Tomas Ojea Quintana hôm thứ Hai.
Tuần trước, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay đã nói rằng, cách ứng phó của chính phủ Miến Điện trước tình hình bạo động giữa các cộng đồng “ có thể đã biến thành một vụ đàn áp nhắm vào người Hồi Giáo, đặc biệt là các thành viên của cộng đồng Rohingya.”
Trước đây trong tháng, Hội Ân Xá Quốc Tế, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại London, cho hay họ có những báo cáo đáng tin về việc các tín đồ Phật Giáo ở Rakhine và lực lượng an ninh nhắm mục tiêu vào cộng đồng Rohingyas và các tín đồ Hồi Giáo khác ở Rakhine bằng các “vụ hành hạ thể xác, cưỡng hiếp, phá hủy tài sản, và các vụ giết người phi pháp.”
Bộ Ngoại Giao Miến Điện nói họ “hoàn toàn bác bỏ” điều mà họ gọi là “những toan tính của một số thành phần hầu chính trị hóa và quốc tế hóa tình hình này như là một vấn đề tôn giáo.” Bộ khẳng định Miến Điện là một quốc gia đa tôn giáo, nơi mà dân chúng thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau đã chung sống hòa bình từ nhiều thế kỷ qua.
Ông Quintana cho biết ông dự trù ghé thăm Rakhine vào ngày thứ Ba.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết các vụ bạo loạn hồi tháng trước đã làm cho khoảng 80.000 người bị thất tán, hầu hết sống trong các trại tị nạn hay với các gia đình trong những làng kế cận. Chính phủ Miến Điện nói đa số dân tị nạn là tín đồ Hồi Giáo.
Các cuộc bạo loạn bắt đầu sau khi xảy ra vụ cưỡng hiếp và sát hại một phụ nữ Phật giáo tại địa phương hôm 28 tháng 5 và một cuộc tấn công trả thù xảy ra sau đó của các tín đồ Phật giáo, khiến 10 người Hồi Giáo thiệt mạng hôm mùng 3 tháng 6.
Chính phủ Miến Điện không công nhận khoảng 80.000 người Rohingya là một nhóm sắc tộc trong nước và nhiều người Miến Điện coi họ là các di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh.
Cũng hôm thứ Hai, ông Quintana đã viếng thăm Nhà Tù Insein ở Rangoon gặp gỡ các tù nhân chính trị, trong đó có ông Wai Phyo Aung, hiện đang bị bệnh ung thư. Bà Ma Htay Htay, vợ của tù nhân vừa kể, tham dự cuộc gặp mặt này và cho đài VOA biết rằng chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã hứa sẽ giúp đỡ.