Trong những năm gần đây, trong giới lãnh đạo Việt Nam, ông Trương Tấn Sang nổi bật hẳn lên như một người cầm ngọn cờ đầu trong công cuộc chống tham nhũng. Tôi không biết gì về chuyện ông có tham nhũng hay không, có lợi dụng chức quyền của mình để làm giàu cho bản thân và cho gia đình hay không. Với những chuyện ấy, thú thực, tôi hoàn toàn mù tịt. Tôi không có điều kiện để tìm hiểu và cũng không mấy tò mò tìm hiểu. Tôi chỉ biết, qua các bài tường thuật trên báo chí trong nước, thời gian gần đây, khi tiếp xúc với dân chúng, ông hay nhấn mạnh một số điểm:
Một, ông thừa nhận tham nhũng là một hiện tượng phổ biến, không phải chỉ là một con sâu, mà là cả một bầy sâu, sau đó, ấn tượng hơn, ông tuyên bố: đó là cả một tập đoàn sâu.
Hai, ông cũng thừa nhận nạn tham nhũng ấy là một đại hoạ của đất nước: Một con sâu đã làm rầu nồi canh; cả một bầy sâu thì đất nước còn gì nữa?
Ba, ông dõng dạc tuyên bố là ông quyết tâm chống tham nhũng. Ông hứa hẹn là “Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ […] Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào.”
Và bốn, ông kêu gọi mọi người cùng quyết tâm chống tham nhũng.
Về ba điểm đầu, trên nguyên tắc, không có gì đáng bàn. Làm lãnh tụ, nói năng như thế cũng phải. Nó phản ánh đúng, dù chỉ một phần, thực trạng của đất nước. Và, nó dễ làm mát lòng dân, những người từ lâu đã là nạn nhân hoặc ít nhất chứng nhân của nạn tham nhũng vốn đang hoành hành và tàn phá đất nước ở mọi cấp với mức độ rất đáng sợ.
Vấn đề là: Họ có làm được những gì họ nói hay không? Trước, Hồ Chí Minh đã nói đến chuyện chống tham nhũng. Rồi Lê Duẩn. Rồi Trường Chinh. Rồi Nguyễn Văn Linh. Rồi bao nhiêu đời Tổng bí thư và Chủ tịch nước đã nói về cái vấn đề mà người ta cho là quan trọng và khẩn cấp ấy. Trong bài “Thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?”, nhà văn Nguyễn Quang Lập nhắc lại một nhận định của Lê Khả Phiêu, lúc đang còn là Tổng bí thư, khi nói về tham nhũng: “Thực trạng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư.” Từ mấy chục năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam chống lại tập đoàn sâu hay cái căn bệnh ung thư tham nhũng ấy ra sao? Trương Tấn Sang thừa nhận “Chưa làm được bao nhiêu”.
Bởi vậy, điểm thứ tư ở trên mới là quan trọng: Làm sao để chống tham nhũng? Trong các bài phát biểu gần đây, Trương Tấn Sang nói đến hai biện pháp chính:
Thứ nhất, thông qua cơ chế, đặc biệt với quyết định Quốc Hội và các Uỷ ban nhân dân sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người lãnh đạo cao cấp nhất từ trung ương xuống địa phương. Ông hứa hẹn: “Nếu làm tốt, đúng đắn, có hiệu quả chắc chắn sẽ xoay chuyển tình thế.”
Có lẽ tự biết là chả mấy ai tin tưởng vào cái cơ chế ấy (xin lưu ý chữ “Nếu” trong câu trên), Trương Tấn Sang chuyển sang biện pháp thứ hai: Khuyến khích dân chúng tích cực tố giác tham nhũng.
Nhưng ở đây lại có hai vấn đề: một, làm cách nào để bảo đảm việc tố giác ấy sẽ được giải quyết thoả đáng và có hiệu quả; và hai, làm sao để tránh tình trạng những người tố giác khỏi bị trù dập?
Đó là hai vấn đề được dân chúng phát biểu nhiều nhất trong các buổi Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri.Với hai vấn đề ấy, Trương Tấn Sang nêu lên hai biện pháp giải quyết:
Thứ nhất, ông tin vào sức mạnh của đám đông. Ông kêu gọi: “Bà con làm ơn làm phước mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra kẻ tham nhũng, kẻ suy thoái, biến chất trong một bộ phận lớn có chức có quyền”. Rồi ông nhắn nhủ: “Nếu người dân không tin chính quyền địa phương hoặc phát hiện nhưng không ai giải quyết thì hãy gửi đơn cho chúng tôi.” Ông khẳng định: “Một người có thể bị trù úm, mươi người có thể bị trù úm, nhưng cả dân tộc này cùng chống tham nhũng thì không có gì phải sợ.”
Thứ hai, ông tin tưởng vào lý tưởng và đạo đức. Ông kể: “Tôi biết có anh em thân cô, thế cô bị trù úm. Tôi nói thật, cá nhân chúng tôi trong quá trình làm cách mạng cũng từng bị trù dập. Họ dùng công cụ là không cho mình lên chức, lên lương.” Nhưng rồi ông đề ra ngay liệu pháp: “Mình không cần những thứ đó thì người ta không còn công cụ nào để khống chế mình.”
Hai biện pháp ấy không có gì mới mẻ. Và cũng không có gì bảo đảm là có hiệu quả. Chúng chỉ là những lời kêu gọi suông. Tuy nhiên, vấn đề là: Khi sử dụng hai biện pháp ấy, Trương Tấn Sang, với tư cách Chủ tịch nước và Ủy viên Bộ chính trị, một trong ba bốn người được xem là có quyền lực nhất nước, tự thú nhận là mình đã bất lực. Tại sao ông cần dân chúng tố giác tham nhũng trong khi bằng chứng của tham nhũng đã rành rành, sờ sờ, tràn lan ra đấy? Ở khắp nơi. Một số chính phủ ngoại quốc, đặc biệt là Nhật và Úc, đã từng nêu lên nhiều trường hợp tham nhũng ở Việt Nam với những bằng chứng không thể chối cãi được, tại sao ông không sử dụng chúng để trừng trị tham nhũng? Ông nói đến sức mạnh của lý tưởng và đạo đức, hai yếu tố giúp người ta vượt qua sự sợ hãi khi đương đầu với tham nhũng, nhưng tại sao chính ông lại vẫn chỉ dám nói đến “đồng chí X” nào đó thay vì thẳng thắn vạch mặt chỉ tên cái kẻ đứng đầu trong các tập đoàn tham nhũng tại Việt Nam?
Mà không phải chỉ một mình Trương Tấn Sang. Cả Bộ Chính trị và Trung ương đảng Cộng sản cũng bó tay.
Tất cả đều bất lực.
Ông Trương Tấn Sang, khi hăng hái hô hào chống tham nhũng, đã thừa nhận sự bất lực ấy.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Một, ông thừa nhận tham nhũng là một hiện tượng phổ biến, không phải chỉ là một con sâu, mà là cả một bầy sâu, sau đó, ấn tượng hơn, ông tuyên bố: đó là cả một tập đoàn sâu.
Hai, ông cũng thừa nhận nạn tham nhũng ấy là một đại hoạ của đất nước: Một con sâu đã làm rầu nồi canh; cả một bầy sâu thì đất nước còn gì nữa?
Ba, ông dõng dạc tuyên bố là ông quyết tâm chống tham nhũng. Ông hứa hẹn là “Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ […] Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào.”
Và bốn, ông kêu gọi mọi người cùng quyết tâm chống tham nhũng.
Về ba điểm đầu, trên nguyên tắc, không có gì đáng bàn. Làm lãnh tụ, nói năng như thế cũng phải. Nó phản ánh đúng, dù chỉ một phần, thực trạng của đất nước. Và, nó dễ làm mát lòng dân, những người từ lâu đã là nạn nhân hoặc ít nhất chứng nhân của nạn tham nhũng vốn đang hoành hành và tàn phá đất nước ở mọi cấp với mức độ rất đáng sợ.
Vấn đề là: Họ có làm được những gì họ nói hay không? Trước, Hồ Chí Minh đã nói đến chuyện chống tham nhũng. Rồi Lê Duẩn. Rồi Trường Chinh. Rồi Nguyễn Văn Linh. Rồi bao nhiêu đời Tổng bí thư và Chủ tịch nước đã nói về cái vấn đề mà người ta cho là quan trọng và khẩn cấp ấy. Trong bài “Thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?”, nhà văn Nguyễn Quang Lập nhắc lại một nhận định của Lê Khả Phiêu, lúc đang còn là Tổng bí thư, khi nói về tham nhũng: “Thực trạng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư.” Từ mấy chục năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam chống lại tập đoàn sâu hay cái căn bệnh ung thư tham nhũng ấy ra sao? Trương Tấn Sang thừa nhận “Chưa làm được bao nhiêu”.
Bởi vậy, điểm thứ tư ở trên mới là quan trọng: Làm sao để chống tham nhũng? Trong các bài phát biểu gần đây, Trương Tấn Sang nói đến hai biện pháp chính:
Thứ nhất, thông qua cơ chế, đặc biệt với quyết định Quốc Hội và các Uỷ ban nhân dân sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người lãnh đạo cao cấp nhất từ trung ương xuống địa phương. Ông hứa hẹn: “Nếu làm tốt, đúng đắn, có hiệu quả chắc chắn sẽ xoay chuyển tình thế.”
Có lẽ tự biết là chả mấy ai tin tưởng vào cái cơ chế ấy (xin lưu ý chữ “Nếu” trong câu trên), Trương Tấn Sang chuyển sang biện pháp thứ hai: Khuyến khích dân chúng tích cực tố giác tham nhũng.
Nhưng ở đây lại có hai vấn đề: một, làm cách nào để bảo đảm việc tố giác ấy sẽ được giải quyết thoả đáng và có hiệu quả; và hai, làm sao để tránh tình trạng những người tố giác khỏi bị trù dập?
Đó là hai vấn đề được dân chúng phát biểu nhiều nhất trong các buổi Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri.Với hai vấn đề ấy, Trương Tấn Sang nêu lên hai biện pháp giải quyết:
Thứ nhất, ông tin vào sức mạnh của đám đông. Ông kêu gọi: “Bà con làm ơn làm phước mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra kẻ tham nhũng, kẻ suy thoái, biến chất trong một bộ phận lớn có chức có quyền”. Rồi ông nhắn nhủ: “Nếu người dân không tin chính quyền địa phương hoặc phát hiện nhưng không ai giải quyết thì hãy gửi đơn cho chúng tôi.” Ông khẳng định: “Một người có thể bị trù úm, mươi người có thể bị trù úm, nhưng cả dân tộc này cùng chống tham nhũng thì không có gì phải sợ.”
Thứ hai, ông tin tưởng vào lý tưởng và đạo đức. Ông kể: “Tôi biết có anh em thân cô, thế cô bị trù úm. Tôi nói thật, cá nhân chúng tôi trong quá trình làm cách mạng cũng từng bị trù dập. Họ dùng công cụ là không cho mình lên chức, lên lương.” Nhưng rồi ông đề ra ngay liệu pháp: “Mình không cần những thứ đó thì người ta không còn công cụ nào để khống chế mình.”
Hai biện pháp ấy không có gì mới mẻ. Và cũng không có gì bảo đảm là có hiệu quả. Chúng chỉ là những lời kêu gọi suông. Tuy nhiên, vấn đề là: Khi sử dụng hai biện pháp ấy, Trương Tấn Sang, với tư cách Chủ tịch nước và Ủy viên Bộ chính trị, một trong ba bốn người được xem là có quyền lực nhất nước, tự thú nhận là mình đã bất lực. Tại sao ông cần dân chúng tố giác tham nhũng trong khi bằng chứng của tham nhũng đã rành rành, sờ sờ, tràn lan ra đấy? Ở khắp nơi. Một số chính phủ ngoại quốc, đặc biệt là Nhật và Úc, đã từng nêu lên nhiều trường hợp tham nhũng ở Việt Nam với những bằng chứng không thể chối cãi được, tại sao ông không sử dụng chúng để trừng trị tham nhũng? Ông nói đến sức mạnh của lý tưởng và đạo đức, hai yếu tố giúp người ta vượt qua sự sợ hãi khi đương đầu với tham nhũng, nhưng tại sao chính ông lại vẫn chỉ dám nói đến “đồng chí X” nào đó thay vì thẳng thắn vạch mặt chỉ tên cái kẻ đứng đầu trong các tập đoàn tham nhũng tại Việt Nam?
Mà không phải chỉ một mình Trương Tấn Sang. Cả Bộ Chính trị và Trung ương đảng Cộng sản cũng bó tay.
Tất cả đều bất lực.
Ông Trương Tấn Sang, khi hăng hái hô hào chống tham nhũng, đã thừa nhận sự bất lực ấy.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.