Ngày 26 tháng 12 năm 2004 đã xảy ra một trận động đất ở Ấn Độ Dương mạnh đến độ khiến trục trái đất bị xê dịch vài centimet. Trên bờ biển ở đảo Sumatra, cơn sóng thần tiếp theo đã gây tai hoạ. Một thập niên sau, từ Banda Aceh ở Indonesia, nơi tuy không còn mấy bằng chứng về thiệt hại vật chất, những vết sẹo trong tâm lý những người sống sót vẫn còn.
Có rất nhiều đài kỷ niệm, nghĩa trang và các ngôi mộ tập thể ở khắp Aceh, là điểm gần nhất trên đất liền với trận động đất dưới biển có cường độ 9 độ, đã châm ngòi cho đợt sóng thần. Indonesia hứng chịu số thương vong nặng nề nhất trong 13 nước bị tác động của thiên tai, đã làm gần 1 phần tư triệu người thiệt mạng, trong đó 1 phần ba là trẻ em, và khiến gần 5 triệu người khác lâm vào cảnh không nhà.
Salmi Hardiyanti đã mất 23 người thân, Cũng như hàng chục ngàn nạn nhân khác, xác của họ đã không bao giờ được tìm thấy.
“Tôi tìm cách đi thăm mọi ngôi mộ tập thể ở Banda Aceh để cầu nguyện cho họ.”
Vợ của ông Samsul Bahri, ở trong nhà chỉ cách bờ biển có 20 mét là một trong những nạn nhân đầu tiên bị tử vong. Một nhóm cứu trợ đã xây lại căn nhà cho ông cũng ở địa điểm cũ.
Ông Bahri nói ông không có đủ phương tiện để sống ở bất cứ nơi nào khác. Vì thế ông phải trở lại đây mặc dù rất sợ hãi.
Nằm sâu 3 kilomet trong đất liền là một đài kỷ niệm, bằng chứng cho sức mạnh của cơn sóng thần ở ngôi làng bị phá huỷ này – một chiếc tàu trọng tải 2700 tấn, dài 69 mét, rộng 19 mét, phát điện ra ngoài khơi, Đợt sóng thần thứ nhì đã làm con tàu xê dịch khỏi vị trí nguyên thủy 5 kilomet, và leo lên nằm trên nóc 2 căn nhà.
Định mệnh đã chỉ chừa ra cho 60 trong số 400 học sinh của một ngôi trường trung học.
Một thanh niên tên là Surya nay đi học ở trường này.
Anh ta lên 7 vào lúc xảy ra thiên tai và mất 12 thân nhân trong gia đình. Được tìm thấy lúc 1 chân bị gãy và nhiều thương tích khác, Surya đã được đưa vào bệnh viện 1 tháng trời.
Surya nói đi đến đâu, ngồi ở đâu, chạy đi đâu thì cái chết cũng vẫn ập tới. Họ sống hay chết là nhờ ơn Đức Allah.
Các tổ chức quốc tế và trong nước đã tràn vào tỉnh Aceh với nhân viên cứu trợ và hàng tỷ đôla. Trong một thời gian tình hình không thể quản lý được và một số cơ quan cứu trợ tuyên bố ngưng quyên góp.
Giám đốc ở Indonesia của tổ chức phi chính phủ về phát triển trẻ em Plan International, bà Mingming Remata-Evora nói có nhiều nhà hơn so với số người để ở, có nhiều tàu thuyền và lưới đánh cá hơn so với số ngư dân. Bà đề nghị sáp nhập công tác giảm thiểu rủi ro với công tác phát triển để khỏ xảy ra tình huống đó.
Các nhà khoa học nói những cơn sóng thần gây tàn phá đã đập vào Sumatra trong suốt lịch sử, do đó những người sống ở ven biển ở đây phải luôn chuẩn bị để đối phó với một cơn sóng thần khác.