Cùng với việc kinh tế rơi vào khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó, các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&As) đang dần trở nên ngày càng sôi động. Hoạt động M&As đang tạo thành các làn sóng, từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng sang bất động sản, xây dựng, và nhiều ngành sản xuất khác, kể cả hàng tiêu dùng và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Trong khi ở nhiều nơi M&As được coi là một hoạt động bình thường của kinh tế thị trường và được mô tả bởi những cụm từ trung dung như “buyout” (mua kiểm soát) hay “takeover” (nắm quyền chi phối)… thì ở Việt Nam hoạt động này lại thường được mô tả bằng những cụm từ rất không mấy thân thiện như “thôn tính” hay “thâu tóm”.
Điều này nhìn bề ngoài thì có vẻ như chỉ là một thói quen sử dụng ngôn ngữ. Nhưng ẩn bên trong, nó phức tạp hơn thế. Từ chỗ bị nhìn nhận thiếu thân thiện, việc đi mua lại doanh nghiệp nhiều khi dễ bị dư luận quy chụp là sai trái, thậm chí cực đoan hơn một số hành vi thâu tóm còn được ví như một loại tội phạm.
Điều này đặc biệt trở nên nghiêm trọng trong những ngày gần đây từ sự việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt và thủ tướng Chính phủ yêu cầu sử lý nghiêm tội phạm thâu tóm ngân hàng.
Khi nào đi mua doanh nghiệp?
Mua một doanh nghiệp thực chất là một hoạt động đầu tư, có thể của một cá nhân, một nhóm cá nhân, hoặc một doanh nghiệp khác. Cũng giống như bất kỳ một dạng đầu tư nào khác, mục đích của nó là sinh lợi: bỏ tiền ra vào thời điểm này với hi vọng thu lại lợi tức cao trong tương lai.
Mua một công ty khác xa với mua một tấm trái phiếu của chính phủ, mua vàng, hay gửi tiền trong tài khoản ngân hàng. Khác biệt đó nằm ở hai chữ “rủi ro”. Lý do là dù có tìm hiểu cách nào thì nhà đầu tư cũng không thể nắm bắt hết được thực trạng của công ty họ dự kiến mua. Và vì thế, hầu như trong bất cứ thương vụ nào cũng xảy ra chuyện sau khi mua mới phát hiện ra những bê bối được dấu kín mà tiếng Anh gọi là “skeleton in the closet” (bộ xương trong tủ áo) – vấn đề chỉ là mức độ nghiêm trọng của các bê bối này nhiều hay ít mà thôi.
Vì bản chất của loại đầu tư này là rủi ro, lợi nhuận kỳ vọng phải đủ cao để thương vụ trở nên hấp dẫn tới mức nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận được rủi ro và bỏ tiền ra mua. Do đó không lạ là khi mua một doanh nghiệp thì lợi nhuận kỳ vọng mà nhà đầu tư dự kiến phải rất cao. Càng là thị trường mới nổi, càng là những nơi các biến động chính sách và kinh tế vĩ mô cao và luật pháp lỏng lẻo, thì lợi nhuận kỳ vọng càng phải cao.
Có thể chia làm ba dạng nhà đầu tư khi đi mua doanh nghiệp, phân theo mục tiêu của họ:
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trong khi ở nhiều nơi M&As được coi là một hoạt động bình thường của kinh tế thị trường và được mô tả bởi những cụm từ trung dung như “buyout” (mua kiểm soát) hay “takeover” (nắm quyền chi phối)… thì ở Việt Nam hoạt động này lại thường được mô tả bằng những cụm từ rất không mấy thân thiện như “thôn tính” hay “thâu tóm”.
Điều này nhìn bề ngoài thì có vẻ như chỉ là một thói quen sử dụng ngôn ngữ. Nhưng ẩn bên trong, nó phức tạp hơn thế. Từ chỗ bị nhìn nhận thiếu thân thiện, việc đi mua lại doanh nghiệp nhiều khi dễ bị dư luận quy chụp là sai trái, thậm chí cực đoan hơn một số hành vi thâu tóm còn được ví như một loại tội phạm.
Điều này đặc biệt trở nên nghiêm trọng trong những ngày gần đây từ sự việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt và thủ tướng Chính phủ yêu cầu sử lý nghiêm tội phạm thâu tóm ngân hàng.
Khi nào đi mua doanh nghiệp?
Mua một doanh nghiệp thực chất là một hoạt động đầu tư, có thể của một cá nhân, một nhóm cá nhân, hoặc một doanh nghiệp khác. Cũng giống như bất kỳ một dạng đầu tư nào khác, mục đích của nó là sinh lợi: bỏ tiền ra vào thời điểm này với hi vọng thu lại lợi tức cao trong tương lai.
Mua một công ty khác xa với mua một tấm trái phiếu của chính phủ, mua vàng, hay gửi tiền trong tài khoản ngân hàng. Khác biệt đó nằm ở hai chữ “rủi ro”. Lý do là dù có tìm hiểu cách nào thì nhà đầu tư cũng không thể nắm bắt hết được thực trạng của công ty họ dự kiến mua. Và vì thế, hầu như trong bất cứ thương vụ nào cũng xảy ra chuyện sau khi mua mới phát hiện ra những bê bối được dấu kín mà tiếng Anh gọi là “skeleton in the closet” (bộ xương trong tủ áo) – vấn đề chỉ là mức độ nghiêm trọng của các bê bối này nhiều hay ít mà thôi.
Vì bản chất của loại đầu tư này là rủi ro, lợi nhuận kỳ vọng phải đủ cao để thương vụ trở nên hấp dẫn tới mức nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận được rủi ro và bỏ tiền ra mua. Do đó không lạ là khi mua một doanh nghiệp thì lợi nhuận kỳ vọng mà nhà đầu tư dự kiến phải rất cao. Càng là thị trường mới nổi, càng là những nơi các biến động chính sách và kinh tế vĩ mô cao và luật pháp lỏng lẻo, thì lợi nhuận kỳ vọng càng phải cao.
Có thể chia làm ba dạng nhà đầu tư khi đi mua doanh nghiệp, phân theo mục tiêu của họ:
-
Ngắn hạn: nhà đầu tư mua trong trường hợp phát hiện một công ty mục tiêu bị định giá quá thấp trên thị trường so với giá trị sổ sách. Thí dụ một công ty có quy mô tài sản là 1000 tỷ, trong khi toàn bộ nghĩa vụ nợ và phải trả chỉ là 500 tỷ. Giá trị còn lại của chủ sở hữu công ty (giá trị sổ sách) là 500 tỷ. Nếu giá bán của công ty này quá thấp, thí dụ chỉ có 100 tỷ, thì nhà đầu tư có thể mua công ty này, bán hết tài sản của công ty, trả hết nợ nần, và đút túi số tiền còn lại. Đương nhiên là để làm nhanh, anh ta không thể bán tòan bộ tài sản này với giá 1000 tỷ (đúng giá), mà phải bán rẻ đi đôi chút, thí dụ xuống còn 800 tỷ. Như vậy sau khi trả hết nợ nần, anh ta còn giữ lại được 300 tỷ - đây là số tiền thu được từ số tiền bỏ ra ban đầu là 100 tỷ. Như vậy anh ta lãi 200 tỷ. Nếu như tiền ban đầu không phải là tiền túi, mà anh ta phải vay mượn, thì anh ta phải trả lãi, như vậy số tiền thu về có thể ít hơn đôi chút so với con số 200 tỷ.
-
Trung hạn: nhà đầu tư nhận thấy có cơ hội để kiếm tiền trong vòng 2 hoặc 3 năm. Thí dụ điều kiện thị trường có thể đang tốt dần lên khiến việc mua công ty vào thời điểm này và bán trong hai hoặc ba năm nữa sẽ sinh lợi. Hoặc thí dụ công ty mục tiêu đang gặp một số vấn đề (như vay nợ quá nhiều) khiến khả năng sinh lợi của nó kém, nhưng vấn đề này có thể xử lý được rất nhanh khi nhà đầu tư mua lại (như cơ cấu lại nợ, giảm nợ…). Nhà đầu tư có thể mua, giải quyết nhanh chóng các vấn đề (không quá nan giải) của công ty mục tiêu, rồi trong một thời gian ngắn sau bán lại cho chủ khác khi thị trường tài chính tốt hơn và/hoặc công ty mục tiêu được thị trường nhìn nhận tốt hơn.
- Dài hạn: nhà đầu tư muốn có những ngành nghề mới, hoặc thâm nhập vào thị trường mới, hoặc những mắt xích mới trong chuỗi sản xuất và cung ứng, nên tìm mua lại các công ty mục tiêu thích hợp với chiến lược của họ. Công ty mục tiêu sau đó sẽ trở thành một phần trong cỗ máy kinh doanh của nhà đầu tư. Thông thường, các nhà đầu tư này là các doanh nghiệp thông thường chứ không phải là các công ty tài chính. Thí dụ Facebook mua lại Instagram hoặc Google mua lại Motorola Mobility. (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.