Ngũ Giác Ðài: Mỹ đủ nguồn lực cho chính sách Hướng Về Châu Á

Hải quân Mỹ trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan ngoài khơi bờ biển Nhật Bản

Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter tuyên bố Ngũ Giác Ðài có nguồn lực để thực hiện sách lược tái quân bình hướng về Châu Á-Thái Bình Dương bất kể những hạn chế ngày càng nhiều về ngân sách ở Washington.

Lên tiếng ngày hôm qua tại Trung tâm Woodrow Wilson ở thủ đô Washington, ông Carter thừa nhận rằng thắc mắc liệu Hoa Kỳ có khả năng đạt được các mục tiêu của chính sách hướng về châu Á mà chính quyền Tổng thống Obama loan báo hồi năm ngoái hay không là một câu hỏi chính đáng.

Kế hoạch này mới đây đã bị chỉ trích trong một báo cáo được chính phủ ủy nhiệm của Trung tâm Nghiên cứu Sách lược và Quốc tế nói rằng chính sách đó đã không được trình bày theo một cách phản ánh được “các thực tế về ngân sách hiện hành.”

Washington 'cân nhắc từng đồng' để thực hiện sách lược một cách hữu hiệu

Nhưng ông Carter nhấn mạnh rằng Ngũ Giác Ðài có khả năng tìm được nguồn lực để tái cân bằng, và cho biết các giới chức bộ quốc phòng đang hết sức chú tâm vào chuyện kế hoạch được thông qua.

Ông Carter nói: “Chúng tôi theo dõi từng đôla, từng chiếc tàu, từng chiếc máy bay để bảo đảm rằng chúng tôi thưc hiện việc tái cân bằng này có hiệu quả.”

Theo một đạo luật được Quốc Hội thông qua năm ngoái, Bộ quốc phòng Mỹ được yêu cầu cắt giảm 487 tỉ đôla trong ngân sách trong vòng 10 năm tới.

Ông Carter nói rằng bộ có thể vận dụng việc cắt giảm, nhưng ông cảnh báo về khả năng một phần tai hại của dự luật, có thể có thể đưa tới tình trạng tự động cắt giảm thêm 500 tỉ về quốc phòng.

Sự kiện đó tạo ra sự hỗn loạn, lãng phí không chỉ cho quốc phòng mà là cho mọi chức năng khác của chính phủ. Theo ông Carter thì đó không phải là cung cách kinh doanh. Bản chất của sự tách biệt đó khiến cho khộng thể dưa ra một kế hoạch loại bỏ, hay thậm chí giảm thiểu các tác động ngu xuẩn.

Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter

Ông Carter cho biết bộ quốc phòng đang cứu xét việc cắt giảm ngân sách trong tương lai trong một sách lược mới và thề quyết bộ có thể đầu tư và duy trì hòa bình ở châu Á trong khuôn khổ của kế hoạch.

Chuyển trọng tâm không nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc

Trọng tâm mới của quân đội Hoa Kỳ đặt vào châu Á cũng bị Trung Quốc nghi ngờ. Các nhà lãnh đạo nước này coi hành động đó là một mưu toan ngăn chặn ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Nhưng Ông Carter lập lại lời khẳng định của chính quyền Mỹ rằng họ không nhắm mục tiêu khống chế quốc gia đang trỗi dậy này.

Ông Carter nói rằng việc tái cân bằng không phải chỉ liên quan đến Hoa Kỳ. Cũng không phải liên quan đến Trung Quốc, hay một quốc gia hay một nhóm nước cá biệt nào. Nó liên quan đến một khu vực châu Á Thái Bình Dương hòa bình, nơi tất cả các nước có thể hưởng được các lợi ích về an ninh và tiếp tục phồn thịnh.

Nhắc lại những nhận định mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, ông Carter nói rằng một phần thiết yếu của việc tái cân bằng là gia tăng chứ không phải giới hạn các các quan hệ quân sự của Trung Quốc với đối tác giữa Hoa Kỳ. Ông nói rằng một mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung “lành mạnh, minh bạch và bền vững” là điều quan trọng cho an ninh toàn cầu.

Nhưng ông Carter cũng đề ra nhiều chi tiết của các kế hoạch đã khiến Bắc Kinh nổi giận, trong đó có việc đưa các chiến hạm của Hoa Kỳ tới Thái Bình Dương và đưa Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sang trú đóng tại Australia.

Mỹ gửi 'tài lực mới nhất' đến Châu Á trong lúc cuộc chiến Trung Đông sắp kết thúc

Ông nói đến năm 2020, Hoa Kỳ sẽ chuyển 60 phần trăm lực lượng hải quân sang Thái bình dương. Ðó sẽ là một sự thay đổi lịch sử của Hải quân Mỹ. Thủ quân lục chiến Mỹ sẽ có 2 ngàn 500 binh sĩ luân phiên trú đóng tại Australia. Hoa Kỳ sẽ có các tàu chiến bố trí ở Singapore và sẽ xúc tiến việc xây dựng đầy đủ sự hiện diện của quân đội tại đảo Guam và khu vực chung quanh.

Chiến đấu cơ F-35

Trong khi cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan đi đến hồi kết thúc, ông Carter cho biết Hoa Kỳ sẽ linh động hơn để đưa các ‘tài lực mới nhất” tới khu vực, trong đó có các tàu chiến, hàng không mẫu hạm, máy bay ném bom B-52 và các chiến đấu cơ F-35.

Mỹ không đứng về bên nào trong vụ tranh chấp lãnh hải

Ðề cập tới các cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng hồi gần đây, ông Carter nói rằng Hoa Kỳ không theo một lập trường, ngoại việc bảo vệ các nguyên tắc tự do đi lại trên biển và một giải pháp ôn hòa.

Trung Quốc tố cáo Washington tìm cách thiết lập các liên minh quân sự với các kẻ thù của họ trong khu vực và nói rằng gia tăng sự hiện diện quân sự khích lệ các nước đó khẳng định chủ quyền trong khu vực tranh chấp.

Nhưng ông Carter nói rằng cuộc tranh chấp phải được giữ đúng tầm mức và tất cả các bên không nên để cho những chuyện nhỏ nhặt gây nguy cơ cho cho công cuộc phát triển và thịnh vượng của toàn khu vực.

http://www.youtube-nocookie.com/embed/cjX9sWrsVug