Syria loan báo sẽ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3 tháng 6, bất chấp cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 3 năm, gây tử vong cho hơn 150.000 người và buộc hơn 9 triệu người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Loan báo được đưa ra trong lúc các nước Tây phương điều tra các cáo giác của phe nổi dậy là chính phủ mới đây đã dùng vũ khí hóa học để tấn công những lực lượng chống đối. Mời quí vị theo dõi chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên đài VOA Zlatica Hoke.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng họ có những chỉ dấu cho thấy hóa chất độc hại đã được sử dụng tại một khu vực của phe nổi dậy trong tháng này.
Hôm thứ hai, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney cho biết hóa chất công nghiệp chlorine có lẽ đã được sử dụng trong vụ tấn công tại làng Kafr Zita ở miền tây Syria.
"Chúng tôi đang xem xét những cáo giác cho rằng chính phủ Syria là thủ phạm. Chúng tôi nghiêm túc xem xét tất cả những cáo giác về việc sử dụng hóa chất trong hoạt động tác chiến. Chúng tôi đang tìm cách xác định những điều gì đã xảy ra. Và chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến và chia sẻ thông tin với các đối tác chính, trong đó đương nhiên có Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học."
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học đang làm việc chung với Liên hiệp quốc để loại bỏ kho vũ khí hóa học mà Syria đã khai báo. Hồi đầu tuần này họ cho biết 80% của số hóa chất đó đã được đưa ra khỏi Syria hoặc đã được tiêu hủy.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói rằng chất chlorine không nằm trong danh sách hóa chất mà Syria khai báo hồi năm ngoái, khi họ đồng ý phá hủy các loại vũ khí hóa học dưới áp lực của quốc tế.
Washington và các nước đồng minh nói rằng các lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng hơi độc thần kinh sarin hồi năm ngoái, giết chết hàng trăm thường dân. Chính phủ Syria nói rằng các chiến binh của phe nổi dậy là những người đã sử dụng vũ khí hóa học.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cho hay nước ông cũng có những chỉ dấu cho thấy vũ khí hóa học vẫn còn được sử dụng tại Syria.
Trong khi đó, Liên hiệp quốc bày tỏ quan tâm về việc Syria định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3 tháng 6.
Ông Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon, hôm thứ hai nói rằng cuộc đầu phiếu đó đi ngược với một kế hoạch của quốc tế nhằm mang lại một giải pháp chính trị cho vụ khủng hoảng Syria.
"Cả ông tổng thư ký lẫn vị đặc sứ chung Lakhdar Brahimi đều đã nhiều lần cảnh báo rằng việc tổ chức bầu cử trong tình hình hiện nay, giữa lúc xung đột đang tiếp diễn và dân cư bị thất tán trên diện rộng, sẽ gây tổn hại cho tiến trình chính trị và gây phương hại cho triển vọng có được một giải pháp chính trị mà Syria đang cần có ngay tức khắc. Những cuộc bầu cử như vậy không phù hợp với qui định và tinh thần của tuyên cáo Geneve. Mặc dù vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm và nắm bắt mọi cơ hội để có được một giải pháp cho bi kịch ở Syria."
Tuyên cáo Geneve năm 2012 qui định việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Syria và chính phủ đó sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Cuộc bầu cử chính phủ ở Damascus loan báo hôm thứ hai sẽ giúp Tổng thống Assad có cơ hội để đắc cử nhiệm kỳ thứ 3, mỗi nhiệm kỳ là 7 năm. Phe chống đối đang tìm cách lật đổ ông nói rằng cuộc bầu cử đó là một trò hề.
Ông Assad lên nắm quyền vào năm 2000, sau cái chết của thân phụ ông, là người đã cai trị Syria trong 30 năm.
Ông Assad đắc cử nhiệm kỳ thứ nhì vào năm 2007. Ông chiếm 97% phiếu trong cuộc bầu cử bị phe đối lập tẩy chay và ông là ứng cử viên duy nhất.
Cuộc nội chiến bắt đầu năm 2011 đã gây tử vong cho hơn 150.000 người, hầu hết là thường dân.
Khoảng 2 triệu 600 ngàn người chạy sang tị nạn ở các nước xung quanh và hơn 6 triệu rưỡi người khác phải tản cư trong nước.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng họ có những chỉ dấu cho thấy hóa chất độc hại đã được sử dụng tại một khu vực của phe nổi dậy trong tháng này.
Hôm thứ hai, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney cho biết hóa chất công nghiệp chlorine có lẽ đã được sử dụng trong vụ tấn công tại làng Kafr Zita ở miền tây Syria.
"Chúng tôi đang xem xét những cáo giác cho rằng chính phủ Syria là thủ phạm. Chúng tôi nghiêm túc xem xét tất cả những cáo giác về việc sử dụng hóa chất trong hoạt động tác chiến. Chúng tôi đang tìm cách xác định những điều gì đã xảy ra. Và chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến và chia sẻ thông tin với các đối tác chính, trong đó đương nhiên có Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học."
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học đang làm việc chung với Liên hiệp quốc để loại bỏ kho vũ khí hóa học mà Syria đã khai báo. Hồi đầu tuần này họ cho biết 80% của số hóa chất đó đã được đưa ra khỏi Syria hoặc đã được tiêu hủy.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói rằng chất chlorine không nằm trong danh sách hóa chất mà Syria khai báo hồi năm ngoái, khi họ đồng ý phá hủy các loại vũ khí hóa học dưới áp lực của quốc tế.
Washington và các nước đồng minh nói rằng các lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng hơi độc thần kinh sarin hồi năm ngoái, giết chết hàng trăm thường dân. Chính phủ Syria nói rằng các chiến binh của phe nổi dậy là những người đã sử dụng vũ khí hóa học.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cho hay nước ông cũng có những chỉ dấu cho thấy vũ khí hóa học vẫn còn được sử dụng tại Syria.
Trong khi đó, Liên hiệp quốc bày tỏ quan tâm về việc Syria định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3 tháng 6.
Ông Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon, hôm thứ hai nói rằng cuộc đầu phiếu đó đi ngược với một kế hoạch của quốc tế nhằm mang lại một giải pháp chính trị cho vụ khủng hoảng Syria.
"Cả ông tổng thư ký lẫn vị đặc sứ chung Lakhdar Brahimi đều đã nhiều lần cảnh báo rằng việc tổ chức bầu cử trong tình hình hiện nay, giữa lúc xung đột đang tiếp diễn và dân cư bị thất tán trên diện rộng, sẽ gây tổn hại cho tiến trình chính trị và gây phương hại cho triển vọng có được một giải pháp chính trị mà Syria đang cần có ngay tức khắc. Những cuộc bầu cử như vậy không phù hợp với qui định và tinh thần của tuyên cáo Geneve. Mặc dù vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm và nắm bắt mọi cơ hội để có được một giải pháp cho bi kịch ở Syria."
Tuyên cáo Geneve năm 2012 qui định việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Syria và chính phủ đó sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Cuộc bầu cử chính phủ ở Damascus loan báo hôm thứ hai sẽ giúp Tổng thống Assad có cơ hội để đắc cử nhiệm kỳ thứ 3, mỗi nhiệm kỳ là 7 năm. Phe chống đối đang tìm cách lật đổ ông nói rằng cuộc bầu cử đó là một trò hề.
Ông Assad lên nắm quyền vào năm 2000, sau cái chết của thân phụ ông, là người đã cai trị Syria trong 30 năm.
Ông Assad đắc cử nhiệm kỳ thứ nhì vào năm 2007. Ông chiếm 97% phiếu trong cuộc bầu cử bị phe đối lập tẩy chay và ông là ứng cử viên duy nhất.
Cuộc nội chiến bắt đầu năm 2011 đã gây tử vong cho hơn 150.000 người, hầu hết là thường dân.
Khoảng 2 triệu 600 ngàn người chạy sang tị nạn ở các nước xung quanh và hơn 6 triệu rưỡi người khác phải tản cư trong nước.