Học sinh khắp Hoa Kỳ đã tiếp xúc với thiên nhiên trong một chương trình do tổ chức Bảo toàn Thiên nhiên điều hành. Một số thanh thiếu niên ở Los Angeles đã dành thời giờ ở trên một hòn đảo cô quạnh ngoài khơi California, cách nhà không xa, nhưng cách thành phố cả một thế giới.
Cách bờ biển Nam California trên một tiếng đồng hồ đi phà ban ngày, đảo Santa Cruz là một nơi bảo tồn thiên nhiên. Trong thế kỷ thứ 19 và đầu thể kỷ 20, hòn đảo này được sử dụng để làm trang trại, nhưng ngày nay, vùng đất ẩm đang được phục hồi, với sự giúp đỡ của 7 thiếu nữ.
Hòn đảo lởm chởm này, với diện tích 25.000 hecta, là hòn đảo lớn nhất trong dẫy đảo Channel. Ðây là nơi sinh cư của những người Mỹ bản xứ và những người chủ trại.
Phối hợp viên học sinh Irene Bailey nói con người đã đưa những chủng loài xâm nhập vào đảo và làm thay đổi hệ thống sinh thái:
“Do đó chúng tôi đang tìm cách loại trừ các chủng loài xâm nhập ra khỏi đây rồi trồng những loài cỏ bản thổ và các loài cây cối bản thổ tốt cho cộng đồng cây cỏ và chim muôn và những thứ đang tới đây.”
Các em học sinh đang xem xét qua các chủng loài đặc thù của nhóm đảo này, chẳng hạn như loài cáo và loài chim mà chỉ đảo này mới có.
Ðó là các em học sinh là của trường trung học Environmental Charter ở ngoại ô thành phố Los Angeles. Các em đang tham gia một chương trình toàn quốc gọi là LEAF, là mẫu tự đầu của cụm từ Leaders in Environmental Action, có nghĩa là các nhà lãnh đạo hành động về môi trường.
Chương trình được đặt duới sự điều hành của cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên, là cơ quan sở hữu phần lớn hòn đảo.
Hơn 90 học sinh khác từ những nơi khác trong nước cũng tham gia các chương trình tương tự, trong đó có 4 em trai ở Los Angeles đã dành 4 tuần ở lại trên một khu bảo tồn thiên nhiên tại tiểu bang Montana. Học sinh từ các tiểu bang khác làm việc tại các khu bảo tồn từ tiểu bang Arizona cho đến tiểu bang New Hampshire.
Giám đốc dự án Ðảo Santa Cruz của cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên, ông Ric Wiles, nói chương trình này đưa các em nhỏ thành phố đến vùng thôn dã:
“Chúng tôi hợp tác với nhiều trường trung học về môi trường trên khắp nước và chúng tôi cố gắng phối hợp giáo trình trong lớp với các kinh nghiệm làm công việc bảo tồn trong thực tế, đặc biệt cho giới trẻ thành thị.”
Theo học sinh Keira Adams, các em gái trên đảo Santa Cruz đang học hỏi về sự da dạng của thiên nhiên:
“Tỷ như thỉnh thoảng chúng em sẽ lái xe qua một khoảng đất giống như vùng Amazon, chúng em sẽ có cảm giác như ở sa mạc, xong rồi lại có cảm giác như vùng mưa rừng nhiệt đới. Thật là thích thú được đi qua khắp hòn đảo này và cảm nhận nhiều loại môi trường khác nhau.”
Một số thiếu niên này đang phấn khởi về các ngành nghề trong công tác môi trường, theo như nhận xét của em học sinh tên là Glenda Sanchez. Glenda nói:
“Em nghĩ là thế hệ chúng em, nơi chúng em học hỏi thêm nhiều về môi trường, là cấp thiết, bởi vì nay chúng em đã biết về môi trường và biết các vấn đề, do đó mà chúng em phải tìm ra một giải pháp cho các vấn đề đó.”
Kinh nghiệm này cũng giúp các em học sinh học được cách hợp tác với những người bên ngoài vòng bạn bè thân thiết. Ðó là ý kiến của em Sharon Tam. Sharon nói:
“Bởi vì chúng em ở cùng với những người mà bình thường chúng em không quen. Và chúng em sống cùng với nhau, Và chúng em phải tiếp xúc với nhau hàng ngày, cho nên thông tin liên lạc trở nên thực sự quan trọng.”
Ông Ric Wiles nói đây là lần đầu tiên nhiều em học sinh được tiếp xúc với thiên nhiên:
“Rất nhiều các em nhỏ này chưa hề bao giờ rời khỏi khu vực đô thị mà các em sinh sống, và nó đem lại cho các em một dịp để sinh hoạt, làm việc, và trong một số trường hợp, vui chơi trong thế giới thiên nhiên và tiếp xúc với thế giới đó.”
Mặc dầu các trại sinh được phép ở qua đêm ở một nơi khác trên đảo, đặt dưới sự điều hành của Sở Công viên Quốc gia, sự đi lại đến phần lớn các nơi trên đảo bảo tồn này rất hạn chế.
Nhưng trong 4 tuần lễ mùa hè, các em nhỏ này đã có dịp thám hiểm đảo - ở thật gần, mà cũng thật xa thành phố mà các em sinh sống.
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=vid&id=1503602&w=500&h=380&skin=embeded
Cách bờ biển Nam California trên một tiếng đồng hồ đi phà ban ngày, đảo Santa Cruz là một nơi bảo tồn thiên nhiên. Trong thế kỷ thứ 19 và đầu thể kỷ 20, hòn đảo này được sử dụng để làm trang trại, nhưng ngày nay, vùng đất ẩm đang được phục hồi, với sự giúp đỡ của 7 thiếu nữ.
Hòn đảo lởm chởm này, với diện tích 25.000 hecta, là hòn đảo lớn nhất trong dẫy đảo Channel. Ðây là nơi sinh cư của những người Mỹ bản xứ và những người chủ trại.
Phối hợp viên học sinh Irene Bailey nói con người đã đưa những chủng loài xâm nhập vào đảo và làm thay đổi hệ thống sinh thái:
“Do đó chúng tôi đang tìm cách loại trừ các chủng loài xâm nhập ra khỏi đây rồi trồng những loài cỏ bản thổ và các loài cây cối bản thổ tốt cho cộng đồng cây cỏ và chim muôn và những thứ đang tới đây.”
Các em học sinh đang xem xét qua các chủng loài đặc thù của nhóm đảo này, chẳng hạn như loài cáo và loài chim mà chỉ đảo này mới có.
Ðó là các em học sinh là của trường trung học Environmental Charter ở ngoại ô thành phố Los Angeles. Các em đang tham gia một chương trình toàn quốc gọi là LEAF, là mẫu tự đầu của cụm từ Leaders in Environmental Action, có nghĩa là các nhà lãnh đạo hành động về môi trường.
Chương trình được đặt duới sự điều hành của cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên, là cơ quan sở hữu phần lớn hòn đảo.
Hơn 90 học sinh khác từ những nơi khác trong nước cũng tham gia các chương trình tương tự, trong đó có 4 em trai ở Los Angeles đã dành 4 tuần ở lại trên một khu bảo tồn thiên nhiên tại tiểu bang Montana. Học sinh từ các tiểu bang khác làm việc tại các khu bảo tồn từ tiểu bang Arizona cho đến tiểu bang New Hampshire.
Giám đốc dự án Ðảo Santa Cruz của cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên, ông Ric Wiles, nói chương trình này đưa các em nhỏ thành phố đến vùng thôn dã:
“Chúng tôi hợp tác với nhiều trường trung học về môi trường trên khắp nước và chúng tôi cố gắng phối hợp giáo trình trong lớp với các kinh nghiệm làm công việc bảo tồn trong thực tế, đặc biệt cho giới trẻ thành thị.”
Theo học sinh Keira Adams, các em gái trên đảo Santa Cruz đang học hỏi về sự da dạng của thiên nhiên:
“Tỷ như thỉnh thoảng chúng em sẽ lái xe qua một khoảng đất giống như vùng Amazon, chúng em sẽ có cảm giác như ở sa mạc, xong rồi lại có cảm giác như vùng mưa rừng nhiệt đới. Thật là thích thú được đi qua khắp hòn đảo này và cảm nhận nhiều loại môi trường khác nhau.”
Một số thiếu niên này đang phấn khởi về các ngành nghề trong công tác môi trường, theo như nhận xét của em học sinh tên là Glenda Sanchez. Glenda nói:
“Em nghĩ là thế hệ chúng em, nơi chúng em học hỏi thêm nhiều về môi trường, là cấp thiết, bởi vì nay chúng em đã biết về môi trường và biết các vấn đề, do đó mà chúng em phải tìm ra một giải pháp cho các vấn đề đó.”
Kinh nghiệm này cũng giúp các em học sinh học được cách hợp tác với những người bên ngoài vòng bạn bè thân thiết. Ðó là ý kiến của em Sharon Tam. Sharon nói:
“Bởi vì chúng em ở cùng với những người mà bình thường chúng em không quen. Và chúng em sống cùng với nhau, Và chúng em phải tiếp xúc với nhau hàng ngày, cho nên thông tin liên lạc trở nên thực sự quan trọng.”
Ông Ric Wiles nói đây là lần đầu tiên nhiều em học sinh được tiếp xúc với thiên nhiên:
“Rất nhiều các em nhỏ này chưa hề bao giờ rời khỏi khu vực đô thị mà các em sinh sống, và nó đem lại cho các em một dịp để sinh hoạt, làm việc, và trong một số trường hợp, vui chơi trong thế giới thiên nhiên và tiếp xúc với thế giới đó.”
Mặc dầu các trại sinh được phép ở qua đêm ở một nơi khác trên đảo, đặt dưới sự điều hành của Sở Công viên Quốc gia, sự đi lại đến phần lớn các nơi trên đảo bảo tồn này rất hạn chế.
Nhưng trong 4 tuần lễ mùa hè, các em nhỏ này đã có dịp thám hiểm đảo - ở thật gần, mà cũng thật xa thành phố mà các em sinh sống.
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=vid&id=1503602&w=500&h=380&skin=embeded