TOKYO —
Hoa Kỳ và Nhật Bản đồng ý thiết lập một hệ thống radar thứ nhì để phòng thủ phi đạn trên lãnh thổ Nhật Bản, một quyết định nhắm mục đích chống lại những đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên. Thông báo được Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đưa ra trong chặng dừng chân tại Tokyo hôm nay. Tháp tùng bộ trưởng quốc phòng Panetta, thông tín viên VOA Luis Ramirez gửi về bài tường thuật sau đây.
Thông báo được đưa ra ngay trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta lên máy bay đi Bắc Kinh, nơi ông phải đối diện với một số thách thức từ giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn nghi kỵ về sách lược mới của Hoa Kỳ bao gồm một sự chuyển hướng các lực lượng qua vùng châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Panetta đã khẳng định rõ rằng hệ thống radar ở Nhật Bản là nhắm vào Bắc Triều Tiên, chứ không phải vào Trung Quốc.
Ông Panetta nói: “Hoa Kỳ và Nhật Bản đã bắt đầu phối hợp về các bố trí trong tương lai thêm dàn radar do thám ở Nhật Bản. Mục đích của hệ thống này là tăng cường khả năng bảo vệ Nhật Bản. Nó cũng được thiết kế để dọn đường cho các lực lượng Hoa Kỳ được điều tới, và cũng có hiệu năng trong việc bảo vệ đất nước Hoa Kỳ chống lại mối đe dọa phi đạn của Bắc Triều Tiên.”
Ông Panetta loan báo quyết định sau khi họp hôm nay với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto. Giới chức này của Nhật Bản cho biết chưa có quyết định nào được thực hiện về việc hệ thống radar mới sẽ được đặt tại đâu.
Các giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói một toán chuyên gia Mỹ đã đến Nhật Bản để bắt đầu phối hợp với phía Nhật Bản về hệ thống mới này, mà các giới chức nói nhắm mục đích phòng chống sự hung hăng của Bắc Triều Tiên và điều mà các giới chức Ngũ Giác Ðài nói là kho phi đạn ngày càng gia tăng của Bình Nhưỡng.
Hoa Kỳ đã đưa vào hoạt động một hệ thống radar băng tần X ở mỏm phía bắc hòn đảo Honshu của Nhật Bản cũng như các hệ thống radar đặt trên các tầu biển trong khu vực. Nhưng các giới chức nói thêm vào các khả năng đó sẽ tăng cường cho khả năng của lực lượng Hoa Kỳ nhằm theo dõi các vụ phóng phi đạn từ Bắc Triều Tiên.
Trong các nhận định đưa ra, ông Panetta nói các khả năng radar mở rộng nằm trong khuôn khổ lợi ích của toàn khu vực.
Ông Panetta nói: “Sự hợp tác chặt chẽ liên tục về phòng thủ phi đạn đạn đạo phản ánh cam kết chung của chúng tôi đối với liên minh này và với việc thăng tiến hòa bình và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.”
Thông báo này tiêu biểu cho thêm một cái gai đối với bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ vào lúc ông bắt đầu chuyến đi 3 ngày đến Bắc Kinh, nơi một số người đã cáo buộc Washington là chuyển trọng tâm chú ý đến khu vực châu Á Thái Bình Dương như một phương sách để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Panetta đi Trung Quốc vào lúc tình hình căng thẳng tăng cao giữa Bắc Kinh và Tokyo trong một vụ tranh chấp lãnh thổ về một nhóm đảo giàu tài nguyên không người ở trong vùng Biển Ðông Trung Quốc. Ðài Loan cũng nhận chủ quyền nhóm đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu ngư này.
Một thỏa thuận 26 triệu đôla của Nhật Bản để quốc hữu hóa nhóm đảo này hồi tuần trước đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình rầm rộ chống Nhật Bản tại Trung Quốc.
Hoa Kỳ cho biết giữ lập trường trung lập trong vụ tranh chấp. Tuy nhiên, ông Panetta đã cảnh báo rằng các hành vi khiêu khích của bất cứ bên nào cũng có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột trong khu vực. Ông Panetta cho biết sẽ hối thúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi đường lối đối thoại để giải quyết vụ này và các vụ tranh chấp khác với các lân quốc cả trong vùng biển phía đông và phía nam Trung Quốc.
Hình ảnh các vụ biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc
Thông báo được đưa ra ngay trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta lên máy bay đi Bắc Kinh, nơi ông phải đối diện với một số thách thức từ giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn nghi kỵ về sách lược mới của Hoa Kỳ bao gồm một sự chuyển hướng các lực lượng qua vùng châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Panetta đã khẳng định rõ rằng hệ thống radar ở Nhật Bản là nhắm vào Bắc Triều Tiên, chứ không phải vào Trung Quốc.
Ông Panetta nói: “Hoa Kỳ và Nhật Bản đã bắt đầu phối hợp về các bố trí trong tương lai thêm dàn radar do thám ở Nhật Bản. Mục đích của hệ thống này là tăng cường khả năng bảo vệ Nhật Bản. Nó cũng được thiết kế để dọn đường cho các lực lượng Hoa Kỳ được điều tới, và cũng có hiệu năng trong việc bảo vệ đất nước Hoa Kỳ chống lại mối đe dọa phi đạn của Bắc Triều Tiên.”
Ông Panetta loan báo quyết định sau khi họp hôm nay với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto. Giới chức này của Nhật Bản cho biết chưa có quyết định nào được thực hiện về việc hệ thống radar mới sẽ được đặt tại đâu.
Các giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói một toán chuyên gia Mỹ đã đến Nhật Bản để bắt đầu phối hợp với phía Nhật Bản về hệ thống mới này, mà các giới chức nói nhắm mục đích phòng chống sự hung hăng của Bắc Triều Tiên và điều mà các giới chức Ngũ Giác Ðài nói là kho phi đạn ngày càng gia tăng của Bình Nhưỡng.
Hoa Kỳ đã đưa vào hoạt động một hệ thống radar băng tần X ở mỏm phía bắc hòn đảo Honshu của Nhật Bản cũng như các hệ thống radar đặt trên các tầu biển trong khu vực. Nhưng các giới chức nói thêm vào các khả năng đó sẽ tăng cường cho khả năng của lực lượng Hoa Kỳ nhằm theo dõi các vụ phóng phi đạn từ Bắc Triều Tiên.
Trong các nhận định đưa ra, ông Panetta nói các khả năng radar mở rộng nằm trong khuôn khổ lợi ích của toàn khu vực.
Ông Panetta nói: “Sự hợp tác chặt chẽ liên tục về phòng thủ phi đạn đạn đạo phản ánh cam kết chung của chúng tôi đối với liên minh này và với việc thăng tiến hòa bình và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.”
Thông báo này tiêu biểu cho thêm một cái gai đối với bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ vào lúc ông bắt đầu chuyến đi 3 ngày đến Bắc Kinh, nơi một số người đã cáo buộc Washington là chuyển trọng tâm chú ý đến khu vực châu Á Thái Bình Dương như một phương sách để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Ông Panetta đi Trung Quốc vào lúc tình hình căng thẳng tăng cao giữa Bắc Kinh và Tokyo trong một vụ tranh chấp lãnh thổ về một nhóm đảo giàu tài nguyên không người ở trong vùng Biển Ðông Trung Quốc. Ðài Loan cũng nhận chủ quyền nhóm đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu ngư này.
Một thỏa thuận 26 triệu đôla của Nhật Bản để quốc hữu hóa nhóm đảo này hồi tuần trước đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình rầm rộ chống Nhật Bản tại Trung Quốc.
Hoa Kỳ cho biết giữ lập trường trung lập trong vụ tranh chấp. Tuy nhiên, ông Panetta đã cảnh báo rằng các hành vi khiêu khích của bất cứ bên nào cũng có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột trong khu vực. Ông Panetta cho biết sẽ hối thúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi đường lối đối thoại để giải quyết vụ này và các vụ tranh chấp khác với các lân quốc cả trong vùng biển phía đông và phía nam Trung Quốc.
Hình ảnh các vụ biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc