Các nước Tây phương đang ra sức tìm hiểu xem bước kế tiếp của Nga là gì sau khi Moscow thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine. Cả Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc đã bày tỏ quan tâm về việc Nga tăng cường lực lượng quân sự dọc theo biên giới Ukraine trong lúc căng thẳng trên chính trường Ukraine tiếp tục gia tăng trước cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25 tháng 5. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên Mary Motta của đài VOA gởi về từ London.
Binh sĩ Nga đang tìm cách gây bất ổn cho Ukraine. Đó là tố cáo mà các giới chức Mỹ và Anh đưa ra trong vài ngày qua.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhanh chóng bác bỏ tố cáo đó.
"Chúng tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ, và cho tới nay chưa ai thách thức sự tin tưởng này, là tình hình không thể lắng dịu và chuyển đổi thành một cuộc đối thoại toàn dân nếu giới hữu trách Ukraine tiếp tục làm ngơ những quyền lợi của các khu vực ở miền đông nam nước này."
Moscow giờ đây đã bố trí hàng vạn binh sĩ dọc theo biên giới miền đông Ukraine; và mặc dù nhất mực tuyên bố không có ý định xâm lăng, chính phủ Nga cho biết họ có quyền hành động để bảo vệ cho những người gốc Nga ở Ukraine.
Bà Irina Tymczyszyn, một nhà phân tích chính trị người Ukraine ở London, cho biết mục tiêu của Moscow là thâu tóm Ukraine.
"Sách lược của Nga rõ ràng là nhắm tới mục tiêu phục hồi Liên bang Xô viết - trở lại với tình trạng trước khi bị sụp đổ, trước năm 1991, và có thể còn nhiều hơn nữa. Tôi nghĩ rằng ông Putin tự xem mình là người đi thu góp đất đai của nước Nga, và có điều không may là nước Nga đối với ông ấy có nghĩa là những nước như Ukraine, bởi vì cho tới nay Nga vẫn không công nhận Ukraine là một quốc gia riêng biệt."
Tại thủ đô Kyiv của Ukraine, một cuộc họp giữa quốc hội và các đại biểu của Đảng Cộng Sản đã kết thúc bằng một vụ ẩu đả, nêu bật tình trạng căng thẳng cao độ bên trong biên giới Ukraine.
Quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchnyov tố cáo Nga gây bất ổn cho nước ông.
"Những hành vi khiêu khích có phối hợp và được hoạch định trước chống lại đất nước chúng ta đã bắt đầu. Việc này được tổ chức bởi các cơ quan tình báo ở Liên bang Nga."
Nhưng người đứng đầu Đảng Cộng Sản Ukraine, ông Petro Symonenko, đã bác bỏ ý kiến đó. Ông nói rằng bất ổn phát sinh từ việc các giới chức Ukraine đã không hành động để đáp ứng nhu cầu của người dân.
"Điều quan trọng nhất là tìm câu trả lời cho câu hỏi là giới hữu trách Ukraine thật ra đã làm gì để ngăn chận những sự việc như vậy. Chúng ta nên bắt đầu bằng cách phân tích những đòi hỏi của người dân, của những người vẫn là người dân Ukraine, sinh sống ở Luhansk, Donestsk và những khu vực khác. Những người đó họ đòi hỏi những gì khi họ xuống đường và những quyền lợi nào mà họ muốn bảo vệ?"
Các cư dân tại thành phố điểm nóng Kharkiv ở miền đông Ukraine tiếp tục có quan điểm khác nhau về những hành động của Nga.
Một người tham gia cuộc biểu tình ở thành phố này để đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tương tự như cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea phát biểu như sau.
"Chúng tôi đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý. Và bọn côn đồ đang họp ở quốc hội không thể áp đặt ý kiến của họ lên người dân chúng tôi."
Một cư dân khác ở Kharkhiv, ông Vladlen, cho rằng Moscow đang hành động vì quyền lợi của chính nước Nga.
"Tình hình căng thẳng ở Kharkiv đang leo thang chỉ vì phía Nga. Nga muốn lấy lại quyền kiểm soát Kharkiv, Donetsk và Luhansk vì điều đó phù hợp với lợi ích của họ."
Nhà phân tích Irina Tymczyszyn tán đồng nhận định của ông Vladlen. Bà nói thêm như sau.
"Vào lúc này Tây phương đang đánh đi một tín hiệu không rõ ràng. Họ chỉ bày tỏ sự thất vọng một cách lặng lẽ đối với những hành động của ông Putin. Đối với ông ta, điều này có nghĩa là ông ta có thể tiến tới và làm những gì mà ông ta muốn làm bởi vì ông ta không cảm thấy phản ứng của Tây phương đủ mạnh để gây thiệt hại cho ông ta."
Trong khi đó, dân chúng Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 25 tháng 5. Các nhà quan sát cho rằng đối với người giành được đắc cử, chiến thắng đó chỉ đánh dấu sự mở màn của những thách thức vô cùng to lớn mà nhà lãnh đạo sắp tới của Ukraine phải đối mặt.
Binh sĩ Nga đang tìm cách gây bất ổn cho Ukraine. Đó là tố cáo mà các giới chức Mỹ và Anh đưa ra trong vài ngày qua.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhanh chóng bác bỏ tố cáo đó.
"Chúng tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ, và cho tới nay chưa ai thách thức sự tin tưởng này, là tình hình không thể lắng dịu và chuyển đổi thành một cuộc đối thoại toàn dân nếu giới hữu trách Ukraine tiếp tục làm ngơ những quyền lợi của các khu vực ở miền đông nam nước này."
Moscow giờ đây đã bố trí hàng vạn binh sĩ dọc theo biên giới miền đông Ukraine; và mặc dù nhất mực tuyên bố không có ý định xâm lăng, chính phủ Nga cho biết họ có quyền hành động để bảo vệ cho những người gốc Nga ở Ukraine.
Bà Irina Tymczyszyn, một nhà phân tích chính trị người Ukraine ở London, cho biết mục tiêu của Moscow là thâu tóm Ukraine.
"Sách lược của Nga rõ ràng là nhắm tới mục tiêu phục hồi Liên bang Xô viết - trở lại với tình trạng trước khi bị sụp đổ, trước năm 1991, và có thể còn nhiều hơn nữa. Tôi nghĩ rằng ông Putin tự xem mình là người đi thu góp đất đai của nước Nga, và có điều không may là nước Nga đối với ông ấy có nghĩa là những nước như Ukraine, bởi vì cho tới nay Nga vẫn không công nhận Ukraine là một quốc gia riêng biệt."
Tại thủ đô Kyiv của Ukraine, một cuộc họp giữa quốc hội và các đại biểu của Đảng Cộng Sản đã kết thúc bằng một vụ ẩu đả, nêu bật tình trạng căng thẳng cao độ bên trong biên giới Ukraine.
Quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchnyov tố cáo Nga gây bất ổn cho nước ông.
"Những hành vi khiêu khích có phối hợp và được hoạch định trước chống lại đất nước chúng ta đã bắt đầu. Việc này được tổ chức bởi các cơ quan tình báo ở Liên bang Nga."
Nhưng người đứng đầu Đảng Cộng Sản Ukraine, ông Petro Symonenko, đã bác bỏ ý kiến đó. Ông nói rằng bất ổn phát sinh từ việc các giới chức Ukraine đã không hành động để đáp ứng nhu cầu của người dân.
"Điều quan trọng nhất là tìm câu trả lời cho câu hỏi là giới hữu trách Ukraine thật ra đã làm gì để ngăn chận những sự việc như vậy. Chúng ta nên bắt đầu bằng cách phân tích những đòi hỏi của người dân, của những người vẫn là người dân Ukraine, sinh sống ở Luhansk, Donestsk và những khu vực khác. Những người đó họ đòi hỏi những gì khi họ xuống đường và những quyền lợi nào mà họ muốn bảo vệ?"
Các cư dân tại thành phố điểm nóng Kharkiv ở miền đông Ukraine tiếp tục có quan điểm khác nhau về những hành động của Nga.
Một người tham gia cuộc biểu tình ở thành phố này để đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tương tự như cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea phát biểu như sau.
"Chúng tôi đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý. Và bọn côn đồ đang họp ở quốc hội không thể áp đặt ý kiến của họ lên người dân chúng tôi."
Một cư dân khác ở Kharkhiv, ông Vladlen, cho rằng Moscow đang hành động vì quyền lợi của chính nước Nga.
"Tình hình căng thẳng ở Kharkiv đang leo thang chỉ vì phía Nga. Nga muốn lấy lại quyền kiểm soát Kharkiv, Donetsk và Luhansk vì điều đó phù hợp với lợi ích của họ."
Nhà phân tích Irina Tymczyszyn tán đồng nhận định của ông Vladlen. Bà nói thêm như sau.
"Vào lúc này Tây phương đang đánh đi một tín hiệu không rõ ràng. Họ chỉ bày tỏ sự thất vọng một cách lặng lẽ đối với những hành động của ông Putin. Đối với ông ta, điều này có nghĩa là ông ta có thể tiến tới và làm những gì mà ông ta muốn làm bởi vì ông ta không cảm thấy phản ứng của Tây phương đủ mạnh để gây thiệt hại cho ông ta."
Trong khi đó, dân chúng Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 25 tháng 5. Các nhà quan sát cho rằng đối với người giành được đắc cử, chiến thắng đó chỉ đánh dấu sự mở màn của những thách thức vô cùng to lớn mà nhà lãnh đạo sắp tới của Ukraine phải đối mặt.