Đảng đương quyền Miến Điện lần đầu tiên tham gia các buổi lễ tưởng niệm cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988 đã bị chính quyền đàn áp một cách khốc liệt.
Tướng hồi hưu Htay Oo, Phó Chủ tịch đảng đương quyền, đã cùng với lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi và khoảng 5.000 người khác tham dự buổi lễ ngày hôm nay tại Trung tâm Hội nghị Miến Điện ở Rangoon.
Đây là một sự thay đổi lớn so với những năm năm trước đây, khi chính quyền quân nhân cấm chỉ mọi sự đề cập công khai tới cuộc đàn áp giết chết hơn 3.000 người.
Từ khi một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự lên nắm quyền vào năm 2011 tới nay, Miến Điện đã trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị, giảm thiểu hoạt động kiểm duyệt của chính phủ và cho phép lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi ra tranh cử quốc hội.
Trước đó trong ngày hôm nay, các nhân vật tranh đấu đã đặt vòng hoa tưởng niệm tại Chùa Sule, nơi xảy ra những vụ đàn áp đầu tiên của chiến dịch đàn áp.
Ông Mark Farmaner của Chiến dịch Anh Quốc cho Miến Điện nói rằng sự cởi mở của chính phủ Miến Điện được thể hiện qua việc cho phép thực hiện những hoạt động tưởng niệm cuộc phản kháng năm 1988. Nhưng ông nói thêm rằng chính phủ cần phải đưa những người chủ mưu những vụ giết hại trong cuộc đàn áp đó ra trước ánh sáng công lý.
Hồi đầu tuần này, tổ chức Human Rights Watch kêu gọi Tổng thống Thein Sein thực hiện một cuộc điều tra độc lập và truy tố những kẻ chủ mưu của “những vụ giết người hàng loạt”.
Tướng hồi hưu Htay Oo, Phó Chủ tịch đảng đương quyền, đã cùng với lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi và khoảng 5.000 người khác tham dự buổi lễ ngày hôm nay tại Trung tâm Hội nghị Miến Điện ở Rangoon.
Đây là một sự thay đổi lớn so với những năm năm trước đây, khi chính quyền quân nhân cấm chỉ mọi sự đề cập công khai tới cuộc đàn áp giết chết hơn 3.000 người.
Từ khi một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự lên nắm quyền vào năm 2011 tới nay, Miến Điện đã trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị, giảm thiểu hoạt động kiểm duyệt của chính phủ và cho phép lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi ra tranh cử quốc hội.
Trước đó trong ngày hôm nay, các nhân vật tranh đấu đã đặt vòng hoa tưởng niệm tại Chùa Sule, nơi xảy ra những vụ đàn áp đầu tiên của chiến dịch đàn áp.
Ông Mark Farmaner của Chiến dịch Anh Quốc cho Miến Điện nói rằng sự cởi mở của chính phủ Miến Điện được thể hiện qua việc cho phép thực hiện những hoạt động tưởng niệm cuộc phản kháng năm 1988. Nhưng ông nói thêm rằng chính phủ cần phải đưa những người chủ mưu những vụ giết hại trong cuộc đàn áp đó ra trước ánh sáng công lý.
Hồi đầu tuần này, tổ chức Human Rights Watch kêu gọi Tổng thống Thein Sein thực hiện một cuộc điều tra độc lập và truy tố những kẻ chủ mưu của “những vụ giết người hàng loạt”.