JOHANNESBURG —
Các nỗ lực chống săn bắt thú lậu của Nam Phi đã nhận được sự ủng hộ quốc tế khi Việt Nam đồng ý hợp tác nhằm giảm thiểu công cuộc làm ăn phi pháp này. Vào lúc nạn săn bắt lậu tê giác năm nay lên đến mức cao nhất trong nhiều thập niên, giới hoạt động bảo vệ dã sinh cho rằng đây là một bước lớn đi đúng hướng bảo tồn dã sinh. Từ Johannesburg, thông tín viên Peter Cox tường thuật với phần đóng góp của thông tín viên Marianne Brown tại Hà Nội.
Nam Phi đang đưa cuộc chiến chống nạn săn trộm tê giác ra nước ngoài. Hôm 10 tháng 12, các giới chức đã ký một thỏa thuận với chính phủ Việt Nam nhằm ngăn chặn nạn săn bắt tê giác.
Thỏa thuận mưu tìm sự hợp tác giữa các cơ quan thi hành công lực ở cả hai nước, kêu gọi cùng tuân thủ các luật lệ quốc về săn bắt lậu, và đề ra các luật lệ gắt gao về chống săn bắt lậu trong nội bộ cả hai nước.
Ông Richard Thomas, phát ngôn viên của TRAFFIC, tổ chức chống săn bắt thú lậu đã giúp đưa hai nước tiến tới thỏa thuận, nói rằng đây là một bước lớn đi theo đúng hướng.
Ông Thomas nói: “Thành công hay bất cứ gì khác của thỏa thuận sẽ tùy thuộc phần lớn vào quyết tâm chính trị muốn thực thi nó. Nếu có quyết tâm đó, như ta đã thấy về phía Nam Phi - nhưng nay đã được sự thừa nhận công khai của Việt Nam rằng có vấn đề thực sự với công cuộc mua bán tê giác bất hợp pháp ở cả Việt Nam nữa - có nghĩa là các nguồn lực đầy đủ sẽ được dành cho việc tạo được tác động thực sự đến các mạng lưới tội phạm có tổ chức nằm sau công cuộc mua bán sừng tê giác.”
Nam Phi là nơi có khoảng 80% số tê giác trên thế giới. Việt Nam là một trong nhiều nước ở châu Á có nhu cầu cao về sừng tê giác, mà nhiều người vẫn lầm tưởng rằng ngoài các công dụng khác, có thể chữa khỏi bệnh ung thư hay là một thứ thuốc kích dục.
Ông Thomas nói sự hợp tác chính thức của Việt Nam là một bước đáng kể.
Ông Thomas nói: “Tôi nghĩ điều rất đáng kể là Việt Nam và Nam Phi đã đạt được thỏa thuận thực sự giải quyết vấn đề, chính bản thỏa thuận, ngôn từ của nó, không đề cập cụ thể đến tê giác nhưng cả hai vị bộ trưởng trong các bài phát biểu đều nói cụ thể đến việc buôn bán lậu tê giác, cho nên tôi nghĩ rằng đó là một diễn biến quan trọng mà ta thấy cả hai nhân vật chính trị này đều thừa nhận.”
Vào lúc thỏa thuận đang được ký kết vào ngày 10 tháng 12, các con số khiến người ta phải suy ngẫm đã được công bố ở Nam Phi: 618 con tê giác dã bị giết tính đến thời điểm này trong năm – cao gần gấp đôi con số bị giết trong năm 2010.
Tiến sĩ Jo Shaw, một phối hợp viên về vấn đề tê giác của Quỹ Dã Sinh Thế giới ở Nam Phi, ca ngợi thỏa thuận, nhưng nói rằng tính khẩn trương là cấp thiết trong việc phòng chống săn bắt tê giác lậu.
Tiến sĩ Shaw nói: “Thực sự không có lý do để tự mãn và chúng ta thực sự cần phải thấy sự cam kết từ phía chính phủ trong việc đối phó với vấn đề.”
Nam Phi đã tăng cường các biện pháp chống săn bắt thú lậu trong mấy năm vừa qua, nhưng nay cũng quyết tâm đưa thêm nhiều phía hợp tác quốc tế vào cuộc chiến, theo ông Albi Modise, phát ngôn viên của Cơ quan đặc trách các Vấn đề Môi trường của Nam Phi.
Ông Modise nói: “Săn bắt trộm tê giác là một vấn đề quốc tế. Nó có thể xảy ra ở Nam Phi, nhưng do nhu cầu quốc tế thúc đẩy…Ðể chúng ta có thể đối phó hữu hiệu với nạn săn bắt thú lậu đang tiếp diễn, chúng ta còn phải nhận thức rằng phương pháp của chúng ta phải gồm nhiều gọng kìm. Một trong các vấn đề chúng ta cần phải xem xét là cách thức hợp tác với các nước ngoài như đa số các nước Á châu. Chúng ta vừa ký một biên bản ghi nhớ MOU với Việt Nam, kế hoạch của chúng ta là ký một MOU với Trung Quốc, và với Thái Lan nữa và chúng ta cũng đang mở các cuộc thảo luận với giới hữu trách Hong Kong.”
Tiến sĩ Shaw cho rằng sự đáp ứng của quốc tế đối với vấn đề săn bắt thú lậu phải nhắm mục tiêu vào nhiều lãnh vực:
“Tôi không cho rằng có một giải pháp nào duy nhất. Tôi nghĩ sẽ cần phải có nhiều vai trò diễn ra trong nhiều khung thời gian khác nhau. MOU thực ra chỉ là một phần của luật lệ và thi hành công lực. Ðiều rất tốt là nhìn thấy các chính trị gia coi các tội phạm đối với dã sinh là nghiêm trọng… Loại công việc mà chúng ta đang làm để tìm hiểu giới tiêu thụ tại thực địa và sau đó vạch ra các cuộc vận động nhắm mục tiêu giảm thiểu nhu cầu rõ ràng cũng rất quan trọng.”
Ông Thomas nhắc lại tầm quan trọng của hành động sau thỏa thuận này. Ông nêu ra rằng săn bắt tê giác lậu không có dấu hiệu nào là giảm thiểu và thực ra lại còn leo thang từ 13 con thú trong năm 2007 lên tới hơn 600 trong năm nay.
Nam Phi đang đưa cuộc chiến chống nạn săn trộm tê giác ra nước ngoài. Hôm 10 tháng 12, các giới chức đã ký một thỏa thuận với chính phủ Việt Nam nhằm ngăn chặn nạn săn bắt tê giác.
Thỏa thuận mưu tìm sự hợp tác giữa các cơ quan thi hành công lực ở cả hai nước, kêu gọi cùng tuân thủ các luật lệ quốc về săn bắt lậu, và đề ra các luật lệ gắt gao về chống săn bắt lậu trong nội bộ cả hai nước.
Ông Richard Thomas, phát ngôn viên của TRAFFIC, tổ chức chống săn bắt thú lậu đã giúp đưa hai nước tiến tới thỏa thuận, nói rằng đây là một bước lớn đi theo đúng hướng.
Ông Thomas nói: “Thành công hay bất cứ gì khác của thỏa thuận sẽ tùy thuộc phần lớn vào quyết tâm chính trị muốn thực thi nó. Nếu có quyết tâm đó, như ta đã thấy về phía Nam Phi - nhưng nay đã được sự thừa nhận công khai của Việt Nam rằng có vấn đề thực sự với công cuộc mua bán tê giác bất hợp pháp ở cả Việt Nam nữa - có nghĩa là các nguồn lực đầy đủ sẽ được dành cho việc tạo được tác động thực sự đến các mạng lưới tội phạm có tổ chức nằm sau công cuộc mua bán sừng tê giác.”
Ông Thomas nói sự hợp tác chính thức của Việt Nam là một bước đáng kể.
Ông Thomas nói: “Tôi nghĩ điều rất đáng kể là Việt Nam và Nam Phi đã đạt được thỏa thuận thực sự giải quyết vấn đề, chính bản thỏa thuận, ngôn từ của nó, không đề cập cụ thể đến tê giác nhưng cả hai vị bộ trưởng trong các bài phát biểu đều nói cụ thể đến việc buôn bán lậu tê giác, cho nên tôi nghĩ rằng đó là một diễn biến quan trọng mà ta thấy cả hai nhân vật chính trị này đều thừa nhận.”
Vào lúc thỏa thuận đang được ký kết vào ngày 10 tháng 12, các con số khiến người ta phải suy ngẫm đã được công bố ở Nam Phi: 618 con tê giác dã bị giết tính đến thời điểm này trong năm – cao gần gấp đôi con số bị giết trong năm 2010.
Tiến sĩ Jo Shaw, một phối hợp viên về vấn đề tê giác của Quỹ Dã Sinh Thế giới ở Nam Phi, ca ngợi thỏa thuận, nhưng nói rằng tính khẩn trương là cấp thiết trong việc phòng chống săn bắt tê giác lậu.
Nam Phi đã tăng cường các biện pháp chống săn bắt thú lậu trong mấy năm vừa qua, nhưng nay cũng quyết tâm đưa thêm nhiều phía hợp tác quốc tế vào cuộc chiến, theo ông Albi Modise, phát ngôn viên của Cơ quan đặc trách các Vấn đề Môi trường của Nam Phi.
Ông Modise nói: “Săn bắt trộm tê giác là một vấn đề quốc tế. Nó có thể xảy ra ở Nam Phi, nhưng do nhu cầu quốc tế thúc đẩy…Ðể chúng ta có thể đối phó hữu hiệu với nạn săn bắt thú lậu đang tiếp diễn, chúng ta còn phải nhận thức rằng phương pháp của chúng ta phải gồm nhiều gọng kìm. Một trong các vấn đề chúng ta cần phải xem xét là cách thức hợp tác với các nước ngoài như đa số các nước Á châu. Chúng ta vừa ký một biên bản ghi nhớ MOU với Việt Nam, kế hoạch của chúng ta là ký một MOU với Trung Quốc, và với Thái Lan nữa và chúng ta cũng đang mở các cuộc thảo luận với giới hữu trách Hong Kong.”
Tiến sĩ Shaw cho rằng sự đáp ứng của quốc tế đối với vấn đề săn bắt thú lậu phải nhắm mục tiêu vào nhiều lãnh vực:
“Tôi không cho rằng có một giải pháp nào duy nhất. Tôi nghĩ sẽ cần phải có nhiều vai trò diễn ra trong nhiều khung thời gian khác nhau. MOU thực ra chỉ là một phần của luật lệ và thi hành công lực. Ðiều rất tốt là nhìn thấy các chính trị gia coi các tội phạm đối với dã sinh là nghiêm trọng… Loại công việc mà chúng ta đang làm để tìm hiểu giới tiêu thụ tại thực địa và sau đó vạch ra các cuộc vận động nhắm mục tiêu giảm thiểu nhu cầu rõ ràng cũng rất quan trọng.”
Ông Thomas nhắc lại tầm quan trọng của hành động sau thỏa thuận này. Ông nêu ra rằng săn bắt tê giác lậu không có dấu hiệu nào là giảm thiểu và thực ra lại còn leo thang từ 13 con thú trong năm 2007 lên tới hơn 600 trong năm nay.