Nam Triều Tiên đã nới rộng một lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản vì nước nhiễm phóng xạ rò rỉ ra biển từ nhà máy điện hạt nhân bị hư hại ở Fukushima. Thông tín viên VOA Daniel Schearf tường thuật rằng các giới chức Seoul nói có quá nhiều điều không rõ ràng vì Tokyo không cung cấp đủ dữ liệu về vụ rò rỉ, nhưng các giới chức Nhật Bản nói rằng thủy sản xuất khẩu của họ là an toàn và không hề bị nhiễm độc.
Nam Triều Tiên loan báo một lệnh cấm toàn bộ đối với tôm cá và các loại hải sản khác từ tỉnh Fukushima của Nhật và 7 khu vực gần đó.
Quyết định này được loan báo trong lúc hàng trăm tấn nước nhiễm phóng xạ rò rỉ ra biển từ những bồn chứa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Số nước đó được dùng để làm nguội các thanh nhiên liệu hạt nhân sau khi xảy ra những vụ tan chảy vì thảm họa sóng thần hồi tháng 3 năm 2011.
Nhật Bản tìm cách trấn an công chúng là họ đang hành động để giải quyết vụ rò rỉ, nhưng các giới chức Nam Triều Tiên nói rằng Tokyo không cung cấp đủ thông tin để giải tỏa những mối lo ngại của họ về vấn đề an toàn.
Về việc này, ông Son Jae Hak, Thứ trưởng Bộ Hải dương và Ngư nghiệp Nam Triều Tiên nói chính phủ Nam Triều Tiên đã yêu cầu chính phủ Nhật cung cấp thông tin về tình hình quản lý của nhà máy điện hạt nhân và về việc xử lý nước ô nhiễm; và Nam Triều Tiên đã nhận được thông tin từ phía Nhật Bản.
Tuy nhiên, Nam Triều Tiên nhận thấy còn có rất nhiều yếu tố không xác định và không đủ để đánh giá tình hình hiện nay một cách chính xác dựa trên những thông tin do Nhật cung cấp.
Ông Son cho biết thêm rằng lệnh cấm mới ảnh hưởng tới khoảng 5.000 tấn hải sản, chiếm khoảng 15% tổng số hải sản mà Nam Triều Tiên mua của Nhật.
Trước đây, Nam Triều Tiên đã áp dụng một lệnh cấm từng phần đối với thủy sản của vùng Fukushima như một biện pháp phòng hờ và tăng cường việc kiểm tra phóng xạ dựa trên những tiêu chuẩn rất nghiêm nhặt.
Mẫu cá lấy từ vùng biển gần nhà máy Fukushima có kết quả xét nghiệm phóng xạ ở mức cao, nhưng các giới chức Nam Triều Tiên thừa nhận là không có bằng chứng nào cho thấy tôm cá nhiễm độc được bán ra nước ngoài.
Ông Shin Joong Don, phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Nam Triều Tiên cho biết trước đây chính phủ đã cấm 50 loại thủy sản ở 8 huyện gần Fukushima, nhưng theo lệnh cấm mới, toàn bộ thủy sản trong vùng này sẽ bị cấm, bất kể là có bị nhiễm độc hay không.
Chánh văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, cho biết Tokyo đã cung cấp cho Nam Triều Tiên những thông tin liên quan và Seoul nên xử lý vấn đề này dựa trên những lý lẽ khoa học.
Ông Suga cho biết vụ rò rỉ nước nhiễm phóng xạ ra biển được ngăn chận trong phạm vi 0,3 kilo mét vuông và bên trong khu vực này mức ô nhiễm vẫn thấp hơn nhiều so với ngưỡng an toàn, cho nên tuyệt đối không ảnh hưởng gì tới thủy sản xuất khẩu.
Công ty TEPCO, công ty điều hành nhà máy Fukushima, đã bị chỉ trích dữ dội vì đã không công bố một cách nhanh chóng những thông tin chính xác về vụ rò rỉ. Chính phủ Nhật Bản mới đây đã loan báo sẽ trực tiếp tham gia nỗ lực ngăn chận vụ rò rỉ.
Hồi đầu tuần này Tokyo loan báo các chi tiết của một kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu đô la để làm cho nước ngầm xung quanh nhà máy đóng băng để ngăn không cho nước ô nhiễm chảy ra biển.
Các giới chức Nam Triều Tiên cho biết lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Nhật có tính chất tạm thời và họ sẽ tiếp tục phân tích các dữ liệu của Tokyo để xác định khi nào họ cảm thấy đủ an toàn để thu hồi lệnh cấm.
Nam Triều Tiên loan báo một lệnh cấm toàn bộ đối với tôm cá và các loại hải sản khác từ tỉnh Fukushima của Nhật và 7 khu vực gần đó.
Quyết định này được loan báo trong lúc hàng trăm tấn nước nhiễm phóng xạ rò rỉ ra biển từ những bồn chứa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Số nước đó được dùng để làm nguội các thanh nhiên liệu hạt nhân sau khi xảy ra những vụ tan chảy vì thảm họa sóng thần hồi tháng 3 năm 2011.
Nhật Bản tìm cách trấn an công chúng là họ đang hành động để giải quyết vụ rò rỉ, nhưng các giới chức Nam Triều Tiên nói rằng Tokyo không cung cấp đủ thông tin để giải tỏa những mối lo ngại của họ về vấn đề an toàn.
Về việc này, ông Son Jae Hak, Thứ trưởng Bộ Hải dương và Ngư nghiệp Nam Triều Tiên nói chính phủ Nam Triều Tiên đã yêu cầu chính phủ Nhật cung cấp thông tin về tình hình quản lý của nhà máy điện hạt nhân và về việc xử lý nước ô nhiễm; và Nam Triều Tiên đã nhận được thông tin từ phía Nhật Bản.
Tuy nhiên, Nam Triều Tiên nhận thấy còn có rất nhiều yếu tố không xác định và không đủ để đánh giá tình hình hiện nay một cách chính xác dựa trên những thông tin do Nhật cung cấp.
Ông Son cho biết thêm rằng lệnh cấm mới ảnh hưởng tới khoảng 5.000 tấn hải sản, chiếm khoảng 15% tổng số hải sản mà Nam Triều Tiên mua của Nhật.
Trước đây, Nam Triều Tiên đã áp dụng một lệnh cấm từng phần đối với thủy sản của vùng Fukushima như một biện pháp phòng hờ và tăng cường việc kiểm tra phóng xạ dựa trên những tiêu chuẩn rất nghiêm nhặt.
Mẫu cá lấy từ vùng biển gần nhà máy Fukushima có kết quả xét nghiệm phóng xạ ở mức cao, nhưng các giới chức Nam Triều Tiên thừa nhận là không có bằng chứng nào cho thấy tôm cá nhiễm độc được bán ra nước ngoài.
Ông Shin Joong Don, phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Nam Triều Tiên cho biết trước đây chính phủ đã cấm 50 loại thủy sản ở 8 huyện gần Fukushima, nhưng theo lệnh cấm mới, toàn bộ thủy sản trong vùng này sẽ bị cấm, bất kể là có bị nhiễm độc hay không.
Chánh văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, cho biết Tokyo đã cung cấp cho Nam Triều Tiên những thông tin liên quan và Seoul nên xử lý vấn đề này dựa trên những lý lẽ khoa học.
Ông Suga cho biết vụ rò rỉ nước nhiễm phóng xạ ra biển được ngăn chận trong phạm vi 0,3 kilo mét vuông và bên trong khu vực này mức ô nhiễm vẫn thấp hơn nhiều so với ngưỡng an toàn, cho nên tuyệt đối không ảnh hưởng gì tới thủy sản xuất khẩu.
Công ty TEPCO, công ty điều hành nhà máy Fukushima, đã bị chỉ trích dữ dội vì đã không công bố một cách nhanh chóng những thông tin chính xác về vụ rò rỉ. Chính phủ Nhật Bản mới đây đã loan báo sẽ trực tiếp tham gia nỗ lực ngăn chận vụ rò rỉ.
Hồi đầu tuần này Tokyo loan báo các chi tiết của một kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu đô la để làm cho nước ngầm xung quanh nhà máy đóng băng để ngăn không cho nước ô nhiễm chảy ra biển.
Các giới chức Nam Triều Tiên cho biết lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Nhật có tính chất tạm thời và họ sẽ tiếp tục phân tích các dữ liệu của Tokyo để xác định khi nào họ cảm thấy đủ an toàn để thu hồi lệnh cấm.