SEOUL —
Chính phủ Nam Triều Tiên nói họ sẽ không bao giờ chấp nhận nước thù địch Bắc Triều Tiên là một nhà nước có vũ khí hạt nhân. Nhưng dường như không có một sự đồng thuận quốc tế nào để ngăn cản chuyện đó. Từ Seoul, thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường trình sau đây.
Trong phát biểu hôm nay tại Seoul, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên Yun Byung-se mô tả những lời đe dọa hung hăng của Bình Nhưỡng là nhiều mặt, thường xuyên, và mạnh bạo hơn so với trước đây.
Ông Yun phát biểu tại diễn đàn do nhật báo JoongAng và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở Washington tổ chức rằng Bắc Triều Tiên đang áp dụng một mức độ “chiến tranh tâm lý” chưa từng có.
Nhưng ông nói thêm rằng, bất chấp thực tế đó, Tổng thống Park Geun Hye sẽ tiếp tục tiến trình xây dựng lòng tin, mà không nên xem đó như là một sự nhân nhượng hay có dụng ý không xem trọng sự lãnh đạo của chế độ Bắc Triều Tiên.
Ngoại trưởng Yun cũng cảnh báo rằng sự chấp nhận của Nam Triều Tiên có những giới hạn.
Ông Yun nói: "Ðể bảo đảm hòa bình, chúng tôi không bao giờ cho phép một nước Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, và sẽ đoan chắc rằng Bình Nhưỡng sẽ phải trả một giá tương đượng với những hành động khiêu khích của họ."
Phát biểu trước đó tại cùng diễn đàn này, Thượng nghị sĩ Richard Lugar của Hoa Kỳ mô tả mối đe dọa của Bắc Triều Tiên “mang bản chất toàn cầu” chứ không phải là mối đe dọa “chỉ có thể xác định bằng tầm bắn của phi đạn.”
Cựu chủ tịch Ủy ban Ðối ngoại Thượng viện cảnh báo chính sách “kiên nhẫn sách lược” của chính quyền Obama đối với Bình Nhưỡng không thể cứ tiếp tục áp dụng vô hạn định.
Ông Lugar nói: "Nếu cứ tiếp tục áp dụng, kiên nhẫn sách lược chẳng khác nào là một sự biện minh chính sách cho việc né tránh vấn đề và các hậu quả chính trị có thể của một hành động sai lầm. Chính quyền của Tổng thống Obama nên tỉnh táo hơn về những gì có thể đạt được trong ngắn hạn, nhưng phải sẵn sàng xem xét nhiều sách lược hơn, ngay cả những chiến lược có thể kèm theo một vài rủi ro."
Cựu thượng nghị sĩ này gợi ý rằng các nhà lãnh đạo có trách nhiệm phải áp dụng những biện pháp mới để kìm chế những hoạt động bất hợp pháp của các công ty Bắc Triều Tiên mà ông gọi là “phương tiện phổ biến hạt nhân và việc quảng bá công nghệ vũ khí.’
Ông Michael Green, cựu giám đốc cấp cao đặt trách châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tỏ ý nghi ngờ là thêm các biện pháp trừng phạt có thể thay đổi một cách cơ bản ý định của lãnh tụ hiện nay của Bắc Triều Tiên là ông Kim Jong Un, bởi lẽ tính chất cơ hữu của chính phủ Bình Nhưỡng, như ông mô tả, là một sự kết hợp giữa học thuyết Stalin và các hoạt động bất hợp pháp.
Ông Green nói: "Nhưng với sự chú trọng vào học thuyết Stalin là nguồn gốc chính của tính chính đáng của ông Kim Jong Un. Chính vì lý do đó mà theo tôi nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Ðiều đó khiến cho tình hình về lâu về dài rất nguy hiểm."
Ông Victor Cha, một đồng sự của ông Green tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, và cũng là một cựu giám đốc phụ trách châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia, nói rằng cần phải có những chuẩn bị cho tình hình bất ổn ở Bắc Triều Tiên. Ông Cha không đồng ý với quan điểm cho rằng những người đưa ra quyết định của Bình Nhưỡng “tự giam mình vào một góc tường và không thể thoát ra được.”
Ông Cha nói: "Kịch bản lý tưởng nhất là họ tiếp tục đập phá trong cái lồng, nhưng sẽ không làm gì thêm để giết hại hay gây thương tổn cho người dân. Tôi không tin chắc là họ sẽ chịu ở trong cái góc tường đó mãi mãi, và chỉ đơn thuần la lớn mà không gây phương hại gì, hay không làm bất cứ hành động khiêu khích nào."
Một cựu giới chức khác của Hoa Kỳ tại diễn đàn này nói rằng cần phải để cho Bình Nhưỡng đứng trước một sự chọn lựa rõ ràng. Ông Richard Armitage, từng giữ chức thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ từ năm 2001 đến năm 2005, đề nghị nên nói với Bắc Triều Tiên rằng họ phải chọn giữa vũ khí giết người hàng loạt hay thay đổi chế độ.
Người ta cho rằng Bắc Triều Tiên có một kho vũ khí hạt nhân nhỏ và nước này đang phát triển phi đạn đạn đạo có thể mang theo bom phóng đến những địa điểm ở cách xa.
Mới đây Bình Nhưỡng đe dọa tấn công hạt nhân Hoa Kỳ, một đe dọa mà hầu hết các nhà phân tích không coi là khả thi.
Lập luận ngày càng hung hăng được đưa ra vào lúc Bắc Triều Tiên thực hiện một cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất mới đây nhất và các cuộc phóng thử phi đạn tầm xa, những hoạt động bị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cấm.
Từ hôm thứ Bảy, Bắc Triều Tiên đã phóng 6 phi đạn tầm ngắn vào vùng biển phía đông của họ. Cả Seoul lẫn Washington đều nói rằng những vụ phóng phi đạn mới đây hình như không vi phạm các trách nhiệm quốc tế của Bình Nhưỡng.
Trong phát biểu hôm nay tại Seoul, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên Yun Byung-se mô tả những lời đe dọa hung hăng của Bình Nhưỡng là nhiều mặt, thường xuyên, và mạnh bạo hơn so với trước đây.
Ông Yun phát biểu tại diễn đàn do nhật báo JoongAng và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở Washington tổ chức rằng Bắc Triều Tiên đang áp dụng một mức độ “chiến tranh tâm lý” chưa từng có.
Nhưng ông nói thêm rằng, bất chấp thực tế đó, Tổng thống Park Geun Hye sẽ tiếp tục tiến trình xây dựng lòng tin, mà không nên xem đó như là một sự nhân nhượng hay có dụng ý không xem trọng sự lãnh đạo của chế độ Bắc Triều Tiên.
Ngoại trưởng Yun cũng cảnh báo rằng sự chấp nhận của Nam Triều Tiên có những giới hạn.
Ông Yun nói: "Ðể bảo đảm hòa bình, chúng tôi không bao giờ cho phép một nước Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, và sẽ đoan chắc rằng Bình Nhưỡng sẽ phải trả một giá tương đượng với những hành động khiêu khích của họ."
Phát biểu trước đó tại cùng diễn đàn này, Thượng nghị sĩ Richard Lugar của Hoa Kỳ mô tả mối đe dọa của Bắc Triều Tiên “mang bản chất toàn cầu” chứ không phải là mối đe dọa “chỉ có thể xác định bằng tầm bắn của phi đạn.”
Cựu chủ tịch Ủy ban Ðối ngoại Thượng viện cảnh báo chính sách “kiên nhẫn sách lược” của chính quyền Obama đối với Bình Nhưỡng không thể cứ tiếp tục áp dụng vô hạn định.
Ông Lugar nói: "Nếu cứ tiếp tục áp dụng, kiên nhẫn sách lược chẳng khác nào là một sự biện minh chính sách cho việc né tránh vấn đề và các hậu quả chính trị có thể của một hành động sai lầm. Chính quyền của Tổng thống Obama nên tỉnh táo hơn về những gì có thể đạt được trong ngắn hạn, nhưng phải sẵn sàng xem xét nhiều sách lược hơn, ngay cả những chiến lược có thể kèm theo một vài rủi ro."
Cựu thượng nghị sĩ này gợi ý rằng các nhà lãnh đạo có trách nhiệm phải áp dụng những biện pháp mới để kìm chế những hoạt động bất hợp pháp của các công ty Bắc Triều Tiên mà ông gọi là “phương tiện phổ biến hạt nhân và việc quảng bá công nghệ vũ khí.’
Ông Michael Green, cựu giám đốc cấp cao đặt trách châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tỏ ý nghi ngờ là thêm các biện pháp trừng phạt có thể thay đổi một cách cơ bản ý định của lãnh tụ hiện nay của Bắc Triều Tiên là ông Kim Jong Un, bởi lẽ tính chất cơ hữu của chính phủ Bình Nhưỡng, như ông mô tả, là một sự kết hợp giữa học thuyết Stalin và các hoạt động bất hợp pháp.
Ông Green nói: "Nhưng với sự chú trọng vào học thuyết Stalin là nguồn gốc chính của tính chính đáng của ông Kim Jong Un. Chính vì lý do đó mà theo tôi nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Ðiều đó khiến cho tình hình về lâu về dài rất nguy hiểm."
Ông Victor Cha, một đồng sự của ông Green tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, và cũng là một cựu giám đốc phụ trách châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia, nói rằng cần phải có những chuẩn bị cho tình hình bất ổn ở Bắc Triều Tiên. Ông Cha không đồng ý với quan điểm cho rằng những người đưa ra quyết định của Bình Nhưỡng “tự giam mình vào một góc tường và không thể thoát ra được.”
Ông Cha nói: "Kịch bản lý tưởng nhất là họ tiếp tục đập phá trong cái lồng, nhưng sẽ không làm gì thêm để giết hại hay gây thương tổn cho người dân. Tôi không tin chắc là họ sẽ chịu ở trong cái góc tường đó mãi mãi, và chỉ đơn thuần la lớn mà không gây phương hại gì, hay không làm bất cứ hành động khiêu khích nào."
Một cựu giới chức khác của Hoa Kỳ tại diễn đàn này nói rằng cần phải để cho Bình Nhưỡng đứng trước một sự chọn lựa rõ ràng. Ông Richard Armitage, từng giữ chức thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ từ năm 2001 đến năm 2005, đề nghị nên nói với Bắc Triều Tiên rằng họ phải chọn giữa vũ khí giết người hàng loạt hay thay đổi chế độ.
Người ta cho rằng Bắc Triều Tiên có một kho vũ khí hạt nhân nhỏ và nước này đang phát triển phi đạn đạn đạo có thể mang theo bom phóng đến những địa điểm ở cách xa.
Mới đây Bình Nhưỡng đe dọa tấn công hạt nhân Hoa Kỳ, một đe dọa mà hầu hết các nhà phân tích không coi là khả thi.
Lập luận ngày càng hung hăng được đưa ra vào lúc Bắc Triều Tiên thực hiện một cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất mới đây nhất và các cuộc phóng thử phi đạn tầm xa, những hoạt động bị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cấm.
Từ hôm thứ Bảy, Bắc Triều Tiên đã phóng 6 phi đạn tầm ngắn vào vùng biển phía đông của họ. Cả Seoul lẫn Washington đều nói rằng những vụ phóng phi đạn mới đây hình như không vi phạm các trách nhiệm quốc tế của Bình Nhưỡng.