Hôm nay, Nam Triều Tiên đã tổ chức một cuộc tập trận quanh một hòn đảo nhỏ thuộc quyền kiểm soát của họ, mà Nhật Bản cũng đòi chủ quyền. Vụ tranh chấp kéo dài về lãnh hải ở khoảng cách gần như bằng nhau giữa hai nước đã nổi lên trở lại và khiến bang giao giữa Nhật Bản và Nam Triều Tiên tụt xuống mức thấp nhất từ nhiều năm nay.
Giữa những mối lo ngại ngày càng tăng của quốc tế về vụ tranh chấp, Nam Triều Tiên đã rút bớt nhưng không bãi bỏ cuộc tập trận mới nhất trong vùng biển ở duyên hải phía đông.
Ðội tuần duyên đã lãnh đạo cuộc tập trận nhưng thủy quân lục chiến Nam Triều Tiên đã không đáp xuống bất cứ đảo nào trong dẫy đảo Liancourt, như đã hoạch định lúc đầu.
Nói chuyện với các ký giả hôm nay, phát ngôn viên của ban Tham mưu Liên quân Lee Boong-woo đã từ chối không đưa ra nhiều chi tiết về cuộc tập trận gây tranh cãi này.
Ðại tá lục quân Lee nói đội tuần duyên nắm vai trò lãnh đạo, với sự hậu thuẫn của các thành phần quân đội, trong bối cảnh dựng lên là thường dân nước ngoài xâm lược lãnh hải của Nam Triều Tiên.
Theo lời ông, tầm cỡ của cuộc tập trận, các lực lượng tham gia, và lịch trình của cuộc tập trận sẽ không được xác nhận.
Các đảo nhỏ này mà Nam Triều Tiên gọi là Dokdo, và Nhật Bản gọi là Takeshima, nằm dưới quyền kiểm soát hành chính của Seoul nhưng Nam Triều Tiên chưa đưa đơn vị quân đội nào lên trấn đóng ở đó.
Sự chú ý được tập trung trở lại vào cuộc tranh chấp kéo dài khi Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak thực hiện một chuyến thăm chưa từng có lên nhóm đảo này vào ngày 10 tháng 8.
Một nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Viện Phân tích Quốc phòng Triều Tiên, ông Baek Seung-joo, nói với đài VOA rằng chuyến đi của Tổng thống Lee chứng tỏ sự kiểm soát thực sự của nước ông đối với lãnh thổ này nhưng có phần chắc là sẽ có thêm các cuộc tập trận trên nhóm đảo nhỏ này trong tương lai.
Ông Baek nói chừng nào mà đội tuần duyên, chứ không phải quân đội, lãnh đạo các cuộc tập trận ấy thì sự kiện này sẽ không gây trầm trọng thêm cho mối căng thẳng với Nhật Bản.
Sau những lời phản đối gay gắt của Nhật Bản về chuyến thăm của ông Lee, báo chí Nam Triều Tiên đã đăng những bài viết phỏng đoán rằng chiến tranh có thể bùng nổ giữa hai nước hoặc các thành phần tranh đấu Nhật Bản có thể đổ bộ lên nhóm đảo đó.
Tin về cuộc tập trận theo kế hoạch đã định khiến cho Tokyo phải yêu cầu Seoul chớ nên xúc tiến nhưng chính phủ Nhật Bản không đưa ra lời phản đối mạnh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên Cho Tai-young phủ nhận mọi thay đổi đã được thực hiện vì mối quan ngại của Nhật Bản.
Ông Cho nói việc thủy quân lục chiến đổ bộ bị bãi bỏ theo lời yêu cầu của Nhật Bản là không đúng sự thực.
Một nhà khảo cứu tại Viện Chính trị Triều Tiên của trường Ðại học Quốc gia Seoul, ông Eom Ho-keon, nói ngoài lòng tự hào dân tộc, các đảo đá trong vòng tranh chấp còn quan trọng về mặt chiến lược, kể cả việc được sử dụng như một trạm radar.
Ông Eom khẳng định rằng cuộc tập trận nhắm mục đích chứng tỏ thêm rằng các đảo nhỏ này là lãnh thổ của Triều Tiên.
Nhưng theo ý ông, Nhật Bản coi sự kiện một cách khác, và có nhiều phần chắc là Tokyo sẽ đưa ra thêm những lời chống đối nếu cuộc tập trận nhận được sự chú ý đáng kể của các cơ quan truyền thông quốc tế.
Một số các bài tường thuật mới đây của giới truyền thông về các hòn đảo này đã gây khó chịu thêm cho chính phủ Nam Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên đã có biện pháp khác thường là công khai phản đối một bài báo trên tạp chí Newsweek. Những người phát ngôn của bộ nói bài báo này thiên lệch và họ dự định bác bỏ nội dung của bài báo.
Một chủ biên báo Newsweek được VOA tiếp xúc nói rằng tạp chí ủng hộ bài báo này.
Bài báo được đăng trên ấn bản quốc tế mới nhất, nhưng không đăng trên ấn bản tiếng Triều Tiên.
Phóng viên viết bài báo, cũng là chánh chủ biên của phiên bản tiếng Nhật của báo Newsweek, mô tả vụ tranh chấp là “hết sức ấu trĩ.” Nhưng bài báo nói vụ gây gổ khiến Washington quan ngại bởi vì sự hợp tác của cả Tokyo lẫn Seoul là cấp thiết trong việc đặt Bắc Triều Tiên trong vòng kiềm tỏa.
Các hòn đảo gồm chưa đầy 19 hecta đất, là một vấn đề rất dễ gây xức động đối với người Nam Triều Tiên. Mặc dầu Nhật Bản chưa hề có hành động thực tế để chiếm lại vùng đất mà họ liệt kê trong số các đảo trong các văn kiện của chính phủ và sách giáo khoa là thuộc về quận Shimane.
Nhật Bản khẳng định quyền bảo hộ toàn bộ bán đảo Triều Tiên từ đầu thế kỷ thứ 20 cho đến khi bị bại trận trước các cường quốc đồng minh vào năm 1945, đưa Thế chiến thứ hai đến hồi kết thúc.
Giữa những mối lo ngại ngày càng tăng của quốc tế về vụ tranh chấp, Nam Triều Tiên đã rút bớt nhưng không bãi bỏ cuộc tập trận mới nhất trong vùng biển ở duyên hải phía đông.
Ðội tuần duyên đã lãnh đạo cuộc tập trận nhưng thủy quân lục chiến Nam Triều Tiên đã không đáp xuống bất cứ đảo nào trong dẫy đảo Liancourt, như đã hoạch định lúc đầu.
Nói chuyện với các ký giả hôm nay, phát ngôn viên của ban Tham mưu Liên quân Lee Boong-woo đã từ chối không đưa ra nhiều chi tiết về cuộc tập trận gây tranh cãi này.
Ðại tá lục quân Lee nói đội tuần duyên nắm vai trò lãnh đạo, với sự hậu thuẫn của các thành phần quân đội, trong bối cảnh dựng lên là thường dân nước ngoài xâm lược lãnh hải của Nam Triều Tiên.
Theo lời ông, tầm cỡ của cuộc tập trận, các lực lượng tham gia, và lịch trình của cuộc tập trận sẽ không được xác nhận.
Các đảo nhỏ này mà Nam Triều Tiên gọi là Dokdo, và Nhật Bản gọi là Takeshima, nằm dưới quyền kiểm soát hành chính của Seoul nhưng Nam Triều Tiên chưa đưa đơn vị quân đội nào lên trấn đóng ở đó.
Sự chú ý được tập trung trở lại vào cuộc tranh chấp kéo dài khi Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak thực hiện một chuyến thăm chưa từng có lên nhóm đảo này vào ngày 10 tháng 8.
Một nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Viện Phân tích Quốc phòng Triều Tiên, ông Baek Seung-joo, nói với đài VOA rằng chuyến đi của Tổng thống Lee chứng tỏ sự kiểm soát thực sự của nước ông đối với lãnh thổ này nhưng có phần chắc là sẽ có thêm các cuộc tập trận trên nhóm đảo nhỏ này trong tương lai.
Ông Baek nói chừng nào mà đội tuần duyên, chứ không phải quân đội, lãnh đạo các cuộc tập trận ấy thì sự kiện này sẽ không gây trầm trọng thêm cho mối căng thẳng với Nhật Bản.
Sau những lời phản đối gay gắt của Nhật Bản về chuyến thăm của ông Lee, báo chí Nam Triều Tiên đã đăng những bài viết phỏng đoán rằng chiến tranh có thể bùng nổ giữa hai nước hoặc các thành phần tranh đấu Nhật Bản có thể đổ bộ lên nhóm đảo đó.
Tin về cuộc tập trận theo kế hoạch đã định khiến cho Tokyo phải yêu cầu Seoul chớ nên xúc tiến nhưng chính phủ Nhật Bản không đưa ra lời phản đối mạnh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên Cho Tai-young phủ nhận mọi thay đổi đã được thực hiện vì mối quan ngại của Nhật Bản.
Ông Cho nói việc thủy quân lục chiến đổ bộ bị bãi bỏ theo lời yêu cầu của Nhật Bản là không đúng sự thực.
Một nhà khảo cứu tại Viện Chính trị Triều Tiên của trường Ðại học Quốc gia Seoul, ông Eom Ho-keon, nói ngoài lòng tự hào dân tộc, các đảo đá trong vòng tranh chấp còn quan trọng về mặt chiến lược, kể cả việc được sử dụng như một trạm radar.
Ông Eom khẳng định rằng cuộc tập trận nhắm mục đích chứng tỏ thêm rằng các đảo nhỏ này là lãnh thổ của Triều Tiên.
Nhưng theo ý ông, Nhật Bản coi sự kiện một cách khác, và có nhiều phần chắc là Tokyo sẽ đưa ra thêm những lời chống đối nếu cuộc tập trận nhận được sự chú ý đáng kể của các cơ quan truyền thông quốc tế.
Một số các bài tường thuật mới đây của giới truyền thông về các hòn đảo này đã gây khó chịu thêm cho chính phủ Nam Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên đã có biện pháp khác thường là công khai phản đối một bài báo trên tạp chí Newsweek. Những người phát ngôn của bộ nói bài báo này thiên lệch và họ dự định bác bỏ nội dung của bài báo.
Một chủ biên báo Newsweek được VOA tiếp xúc nói rằng tạp chí ủng hộ bài báo này.
Bài báo được đăng trên ấn bản quốc tế mới nhất, nhưng không đăng trên ấn bản tiếng Triều Tiên.
Phóng viên viết bài báo, cũng là chánh chủ biên của phiên bản tiếng Nhật của báo Newsweek, mô tả vụ tranh chấp là “hết sức ấu trĩ.” Nhưng bài báo nói vụ gây gổ khiến Washington quan ngại bởi vì sự hợp tác của cả Tokyo lẫn Seoul là cấp thiết trong việc đặt Bắc Triều Tiên trong vòng kiềm tỏa.
Các hòn đảo gồm chưa đầy 19 hecta đất, là một vấn đề rất dễ gây xức động đối với người Nam Triều Tiên. Mặc dầu Nhật Bản chưa hề có hành động thực tế để chiếm lại vùng đất mà họ liệt kê trong số các đảo trong các văn kiện của chính phủ và sách giáo khoa là thuộc về quận Shimane.
Nhật Bản khẳng định quyền bảo hộ toàn bộ bán đảo Triều Tiên từ đầu thế kỷ thứ 20 cho đến khi bị bại trận trước các cường quốc đồng minh vào năm 1945, đưa Thế chiến thứ hai đến hồi kết thúc.