Gazprom, đại công ty năng lượng của Nga, cho hay họ đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine, sau khi Kyiv không thanh toán được món nợ lên tới gần 2 tỉ đôla mà Ukraine còn thiếu của công ty trước hạn chót là ngày hôm nay.
Gazprom nói Ukraine giờ đây sẽ phải trả tiền trước khi mua bất cứ lượng khí đốt mới nào, sau khi không thanh toán được nợ trước hạn chót.
Cũng trong ngày hôm nay, công ty Gazprom đệ nạp một hồ sơ pháp lý lên tòa án trọng tài ở Stockholm, để tìm cách đòi lại toàn bộ món nợ mà Ukraine còn thiếu của họ, trị giá 4,5 tỉ đôla.
Ukraine là địa điểm trung chuyển cho các nguồn cung cấp khí đốt cho một số khu vực của Âu Châu.
Gazprom đã thông báo cho các nước Âu Châu rằng các chuyến hàng chở năng lượng qua Ukraine sẽ không bị ảnh hưởng, tuy nhiên công ty này cảnh báo rằng nếu nguồn cung sẽ bị gián đoạn nếu Ukraine tìm cách truyền khí đốt đi nơi khác.
Một người phát ngôn của công ty dầu khí Gazprom nói rằng công ty Naftogas do nhà nước Ukraine sở hữu có trách nhiệm phải bảo đảm là số lượng khí đốt do họ chuyển đi phải tới tay của các khách hàng Âu Châu.
Nga và Ukraine đã rơi vào một cuộc tranh chấp về năng lượng từ hồi tháng Tư vừa qua, khi Moscow tăng gần gấp đôi giá khí đốt mà Ukraine phải trả lên tới 480 đôla cho 1000 mét khối.
Từ đó, Nga đã đề nghị giảm bớt 20% giá khí đốt, tuy nhiên các nhà thương thuyết ở Kyiv vận động để Nga giảm bớt giá này hơn nữa, gần với giá mà họ phải trả trước đây.
Vụ đối đầu về mua bán khí đốt giữa Ukraine và Nga là một phần trong một cuộc khủng hoảng địa chính trị lớn hơn đã khởi phát từ đầu năm nay, khi Ukraine lật đổ Tổng Thống Ukraine thân Nga.
Moscow đã phản ứng nhiều tuần sau đó bằng cách sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, bất chấp những sự phản đối của các chính quyền phương Tây.
Gazprom nói Ukraine giờ đây sẽ phải trả tiền trước khi mua bất cứ lượng khí đốt mới nào, sau khi không thanh toán được nợ trước hạn chót.
Cũng trong ngày hôm nay, công ty Gazprom đệ nạp một hồ sơ pháp lý lên tòa án trọng tài ở Stockholm, để tìm cách đòi lại toàn bộ món nợ mà Ukraine còn thiếu của họ, trị giá 4,5 tỉ đôla.
Ukraine là địa điểm trung chuyển cho các nguồn cung cấp khí đốt cho một số khu vực của Âu Châu.
Gazprom đã thông báo cho các nước Âu Châu rằng các chuyến hàng chở năng lượng qua Ukraine sẽ không bị ảnh hưởng, tuy nhiên công ty này cảnh báo rằng nếu nguồn cung sẽ bị gián đoạn nếu Ukraine tìm cách truyền khí đốt đi nơi khác.
Một người phát ngôn của công ty dầu khí Gazprom nói rằng công ty Naftogas do nhà nước Ukraine sở hữu có trách nhiệm phải bảo đảm là số lượng khí đốt do họ chuyển đi phải tới tay của các khách hàng Âu Châu.
Nga và Ukraine đã rơi vào một cuộc tranh chấp về năng lượng từ hồi tháng Tư vừa qua, khi Moscow tăng gần gấp đôi giá khí đốt mà Ukraine phải trả lên tới 480 đôla cho 1000 mét khối.
Từ đó, Nga đã đề nghị giảm bớt 20% giá khí đốt, tuy nhiên các nhà thương thuyết ở Kyiv vận động để Nga giảm bớt giá này hơn nữa, gần với giá mà họ phải trả trước đây.
Vụ đối đầu về mua bán khí đốt giữa Ukraine và Nga là một phần trong một cuộc khủng hoảng địa chính trị lớn hơn đã khởi phát từ đầu năm nay, khi Ukraine lật đổ Tổng Thống Ukraine thân Nga.
Moscow đã phản ứng nhiều tuần sau đó bằng cách sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, bất chấp những sự phản đối của các chính quyền phương Tây.