Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kết thúc chuyến thăm Nam Phi hôm thứ Tư bằng một bài diễn văn đọc trước các sinh viên tại trường đại học Western Cape, là trường mà bà gọi là đội ngũ tiên phong của phong trào chống chủ nghĩa apartheid.
Bà Clinton nói với các sinh viên đại học ở Cape Town rằng tương lai của Nam Phi tùy thuộc vào họ và đường lối nước này tiếp cận thế giới:
“Các bạn sẽ quyết định Nam Phi tiến tới và không thoái lui. Các bạn sẽ quyết định Nam Phi tìm cách xóa bỏ những lằn ranh chia cách cũ trong nền chính trị thế giới. Các bạn sẽ quyết định Nam Phi gạt qua một bên những nghi ngại và thiên hướng cũ và nắm lấy các cơ hội hợp tác mới để ứng phó với những khó khăn trong thế kỷ 21.”
Trước đó, Ngoại trưởng Clinton gọi Nam Phi là trọng tâm của cuộc du hành 11 ngày tại đại lục này nhằm quảng bá chính sách Châu Phi của Mỹ, được mô tả là thiết lập quan hệ hợp tác hỗ tương, cùng có lợi với các quốc gia theo đuổi hòa bình, dân chủ, nhân quyền, và tăng trưởng kinh tế.
Ngoại trưởng Clinton nói Nam Phi là một trong nhiều nước dân chủ tại “miền Nam thế giới” vốn cảnh giác trước hành động can thiệp vào vấn đề nội bộ của các nước khác.
“Tất cả chúng ta phải thừa nhận rằng tại bất cứ đâu, ở bất cứ nơi nào nơi nhân quyền bị vi phạm và dân chủ- dân chủ thật sự- bị khước từ, cộng đồng quốc tế phải gây áp lực để giúp đem lại những thay đổi tích cực. Không đâu hiểu điều đó hơn Nam Phi.”
Bà Clinton kêu gọi Nam Phi, nước đầu tiên tự nguyện từ bỏ võ khí hạt nhân, hãy đóng một vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn tham vọng theo đuổi võ khí hạt nhân của Iran và không cho các vật liệu hạt nhân rơi vào tay bọn khủng bố.
Bà Clinton nói, Hoa Kỳ và Nam Phi có chung một quan hệ “sâu xa và gắn bó” dựa trên lịch sử của cả hai nước có quá trình đối đầu và xóa bỏ áp bức.
Bà Clinton đã đến thăm cựu Tổng thống Nelson Mandela, nhân vật giành tự do cho Nam Phi tại căn nhà của ông.
Bà Clinton kêu gọi Nam Phi tiếp tục cuộc tranh đấu của ông Mandela cho phẩm giá con người và tranh đấu tìm kiếm cơ hội không phải chỉ ở quê nhà mà còn ở nước ngoài.
Bà Clinton nói với các sinh viên đại học ở Cape Town rằng tương lai của Nam Phi tùy thuộc vào họ và đường lối nước này tiếp cận thế giới:
“Các bạn sẽ quyết định Nam Phi tiến tới và không thoái lui. Các bạn sẽ quyết định Nam Phi tìm cách xóa bỏ những lằn ranh chia cách cũ trong nền chính trị thế giới. Các bạn sẽ quyết định Nam Phi gạt qua một bên những nghi ngại và thiên hướng cũ và nắm lấy các cơ hội hợp tác mới để ứng phó với những khó khăn trong thế kỷ 21.”
Trước đó, Ngoại trưởng Clinton gọi Nam Phi là trọng tâm của cuộc du hành 11 ngày tại đại lục này nhằm quảng bá chính sách Châu Phi của Mỹ, được mô tả là thiết lập quan hệ hợp tác hỗ tương, cùng có lợi với các quốc gia theo đuổi hòa bình, dân chủ, nhân quyền, và tăng trưởng kinh tế.
Ngoại trưởng Clinton nói Nam Phi là một trong nhiều nước dân chủ tại “miền Nam thế giới” vốn cảnh giác trước hành động can thiệp vào vấn đề nội bộ của các nước khác.
“Tất cả chúng ta phải thừa nhận rằng tại bất cứ đâu, ở bất cứ nơi nào nơi nhân quyền bị vi phạm và dân chủ- dân chủ thật sự- bị khước từ, cộng đồng quốc tế phải gây áp lực để giúp đem lại những thay đổi tích cực. Không đâu hiểu điều đó hơn Nam Phi.”
Bà Clinton kêu gọi Nam Phi, nước đầu tiên tự nguyện từ bỏ võ khí hạt nhân, hãy đóng một vai trò lớn hơn trong việc ngăn chặn tham vọng theo đuổi võ khí hạt nhân của Iran và không cho các vật liệu hạt nhân rơi vào tay bọn khủng bố.
Bà Clinton nói, Hoa Kỳ và Nam Phi có chung một quan hệ “sâu xa và gắn bó” dựa trên lịch sử của cả hai nước có quá trình đối đầu và xóa bỏ áp bức.
Bà Clinton đã đến thăm cựu Tổng thống Nelson Mandela, nhân vật giành tự do cho Nam Phi tại căn nhà của ông.
Bà Clinton kêu gọi Nam Phi tiếp tục cuộc tranh đấu của ông Mandela cho phẩm giá con người và tranh đấu tìm kiếm cơ hội không phải chỉ ở quê nhà mà còn ở nước ngoài.