Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 1/3 đảm bảo với Manila rằng Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu bị tấn công trên Biển Đông, và tái khẳng định bộ quy tắc quốc phòng mà những người đứng đầu về an ninh của Manila đang tìm cách sửa đổi.
Phát biểu tại một điểm dừng chân sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Hà Nội với Triều Tiên, ông Pompeo nói Hiệp ước Quốc phòng Chung Philippine-Mỹ 1995 sẽ được tuân thủ nếu đồng minh của Mỹ là nạn nhân của việc xâm chiếm, và nêu ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa cho sự ổn định.
“Các hoạt động xây dựng đảo và quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa đến lãnh thổ, an ninh và do đó là sự phát triển kinh tế của các bạn cũng như của Hoa Kỳ,” Ngoại trưởng Pompeo nói tại một cuộc họp báo ở Manila.
“Bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào các lực lượng, máy bay và tàu của Philippines ở Biển Đông sẽ khởi động các nghĩa vụ quốc phòng chung.”
Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Brunei và Malaysia đều có các tuyên bố chủ quyền trên hải lộ này, một tuyến đường thủy qua đó một lượng hàng hóa trị giá 3,4 nghìn tỷ USD được giao thương hàng năm.
Ngoại trưởng Pompeo nói những nước trên có trách nhiệm đảm bảo rằng “những thủy lộ vô cùng quan trọng này rộng mở và Trung Quốc không thể đe dọa đóng chúng lại.”
Phát biểu tại Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng nói rằng Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông đang làm việc cật lực để gìn giữ hòa bình và sự ổn định.
“Do đó nếu những nước bên ngoài khu vực này, như Mỹ, thực sự muốn có hòa bình, yên tĩnh và hạnh phúc cho người dân trong khu vực, thì họ không nên gây rắc rối từ chẳng việc không có gì là rắc rối để rồi gây rắc rối,” ông Lục nói với các phóng viên.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nói rằng các đồng minh nên lo ngại về các rủi ro khi sử dụng công nghệ của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã tìm cách xem xét lại hiệp ước được thỏa thuận 5 năm sau khi Philippines giành được độc lập từ Mỹ vào năm 1946, với mục đích làm rõ mức độ mà Hoa Kỳ sẽ có thể bảo vệ Philippines nếu bị tấn công.
Việc thúc đẩy cho một sự chắc chắn hơn của Bộ trưởng Lorenzana được đưa ra giữa lúc Bắc Kinh nhanh chóng xây dựng các tài sản quân sự, lực lượng bảo vệ bờ biển và dân quân đánh cá ở Biển Đông, đáng chú ý nhất là trên và xung quanh các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Mặc dù không còn sự hiện diện thường trực của quân sự Mỹ ở Philippines, các cuộc tập trận chung, trao đổi thông tin tình báo và chuyển giao phần cứng diễn ra thường xuyên theo nhiều thỏa thuận khác nhau.
Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không phải là một người hâm mộ điều này và ông tin rằng liên minh với Mỹ làm cho đất nước của ông trở thành mục tiêu tiềm năng của Trung Quốc, nơi ông muốn có mối quan hệ kinh doanh mạnh mẽ hơn.
Tổng thống Duterte đã nhiều lần đặt câu hỏi về cam kết của Hoa Kỳ, khi lưu ý rằng họ không làm gì để ngăn Trung Quốc biến các rạn san hô thành các đảo được trang bị radar, pin tên lửa và nhà chứa máy bay chiến đấu và trong khoảng cách bắn tới Philippines.