JOHANNESBURG —
75 ngư dân người Indonesia đang phải đối diện với lệnh trục xuất khỏi Nam Phi sau khi được đưa lên đất liền sau nhiều năm làm việc khổ sai trên biển. Những người biện hộ cho các công dân này cho biết trong số các trường hợp thỉnh thoảng gặp phải ở vùng biển Nam Phi, trường hợp này vượt quá xa mức bình thường. Thông tín viên Anita Powell từ VOA Nam Phi ở Johannesburg gởi về bài tường thuật sau đây.
Tình cảnh của các ngư dân này đã từ mức độ xấu chuyển thành tệ hại.
Trước tiên, 75 người đàn ông đã bị buộc phải làm việc trong điều kiện tồi tệ dã man trên biển trong nhiều tháng hay nhiều năm liền mà không được trả lương. Hầu hết trong số họ đều bị nợ cả năm tiền lương, có nhiều người còn nhiều hơn nữa. Một người đàn ông được mô tả là đã phải làm việc 20 giờ mỗi ngày.
Sau khi những người chủ bỏ thuyền, những người này đã phải tự tìm cách kiếm sống ở ngoài khơi Cape Town.
Cuối cùng, vào khoảng 3 tháng trước, các quan chức Nam Phi đã bắt giữ những chiếc tàu trên vì tội đánh bắt cá trái phép, thì những ngư dân lại rơi vào tình trạng bất hợp pháp. Không thể lên bờ, họ buộc phải sống chui rúc trong các khoang tàu hôi hám, bẩn thỉu trong nhiều tháng trời và phải dựa vào sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện để sống qua ngày.
Bây giờ họ được đặt chân lên đất liền Nam Phi nhưng lại ở trong trung tâm trục xuất gần Johannesburg.
Ông Cassiem Augustus, một thanh tra thuộc Liên đoàn Công nhân Vận tải Quốc tế, cho biết trường hợp của các ngư dân trên không phải là cá biệt. Trước đây ông đã từng làm việc với những ngư dân bị các chủ tàu Ðài Loan và Iraq bỏ rơi và cũng đã thưa kiện để được hoàn trả những khoản lương còn thiếu và các quyền lợi khác. Những vụ kiện đó đưa đến những kết quả khác nhau.
Tuy nhiên, ông cho rằng vì trường hợp của các ngư dân này là bị bỏ rơi hoàn toàn, không có chủ thuyền hay hãng vận tải nào để có thể thưa kiện.
Ông cho đó là lý do tại sao mà cuối cùng các ngư dân phải đối diện với lệnh trục xuất mà theo ông sẽ làm phương hại đến cuộc sống và kế sinh nhai của họ khi trở về nước.
"Trục xuất là một biện pháp sỉ nhục. Anh không thể nào quay lại đất nước chúng tôi, đó là ý nghĩa của việc trục xuất, cho dù họ đã làm việc một cách ngay thẳng, họ đã cố gắng kiếm sống bằng đồng lương luơng thiện. Và với những gì đã xảy ra, nên có sự thương lượng."
Bà Fatima Allie của tổ chức từ thiện Nakhlistan của người Hồi giáo có trụ sở ở Cape Town cho biết họ đã chứng kiến điều kiện sống kinh khủng của những ngư dân khi họ ở Cape Town. Tổ chức của bà đã được yêu cầu tới giúp đỡ cho những người này vào giữa tháng 11.
"Họ không có nhà vệ sinh, họ không có thực phẩm, điện bị cắt trên các con tàu và họ không bồn cầu giật nước. Vì vậy, là một tổ chức phi chính phủ, có rất nhiều điều bạn có thể làm được. Ðiều mà nhóm Nakhlistan đã làm vào hôm Chủ nhật là cho họ ăn, và trong suốt hai tuần lễ, kể từ thứ Bảy tuần trước tức 30/11, Nakhlistan đã cho họ ăn mỗi ngày. Chúng tôi đã cung cấp thịt, thịt gà, gạo, nước, các vật phẩm vệ sinh, dầu cá, khoai tây, rau quả, mì cho những ngư dân. Ðó là tất cả những gì chúng tôi có thể làm được."
Bà Allie cho biết tổ chức từ thiện không thể cứu các ngư dân ra khỏi trung tâm trục xuất. Bà kêu gọi các chính phủ hành động để giúp đỡ những người đàn ông Indonesia này.
"Ðiều chúng tôi mong đợi là chính phủ Indonesia phải can thiệp, bởi vì họ là công dân của Indonesia. Nhiều người trong số họ đã không gặp gia đình đến 5 năm. Thật là trường hợp đáng buồn."
Ông Augustus cũng đề nghị các quốc gia nên làm việc với nhau để phê chuẩn và chấp hành những hiệp ước quốc tế nhằm ngăn chận nạn lao động nô lệ trên biển.
Thế nhưng, cho tới khi mọi thứ được cải thiện ở quê hương, các thanh niên Indonesia vẫn sẽ tiếp tục thử thời vận của họ ở các vùng biển xa.
Mặc dù Indonesia có tỷ lệ thất nhiệp chỉ ở mức 6,6%, nhưng Ngân hàng thế giới cho biết tỉ lệ thất nghiệp của giới trẻ ở nước này lên tới gần 22%.
Nhiều người Indonesia đã dấn thân vào nghề đánh cá vì những lời hứa hẹn lương bổng cao, thế nhưng họ lại thường không được giáo dục, huấn luyện để tránh bị các chủ tàu lừa gạt.
Tình cảnh của các ngư dân này đã từ mức độ xấu chuyển thành tệ hại.
Trước tiên, 75 người đàn ông đã bị buộc phải làm việc trong điều kiện tồi tệ dã man trên biển trong nhiều tháng hay nhiều năm liền mà không được trả lương. Hầu hết trong số họ đều bị nợ cả năm tiền lương, có nhiều người còn nhiều hơn nữa. Một người đàn ông được mô tả là đã phải làm việc 20 giờ mỗi ngày.
Sau khi những người chủ bỏ thuyền, những người này đã phải tự tìm cách kiếm sống ở ngoài khơi Cape Town.
Cuối cùng, vào khoảng 3 tháng trước, các quan chức Nam Phi đã bắt giữ những chiếc tàu trên vì tội đánh bắt cá trái phép, thì những ngư dân lại rơi vào tình trạng bất hợp pháp. Không thể lên bờ, họ buộc phải sống chui rúc trong các khoang tàu hôi hám, bẩn thỉu trong nhiều tháng trời và phải dựa vào sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện để sống qua ngày.
Bây giờ họ được đặt chân lên đất liền Nam Phi nhưng lại ở trong trung tâm trục xuất gần Johannesburg.
Ông Cassiem Augustus, một thanh tra thuộc Liên đoàn Công nhân Vận tải Quốc tế, cho biết trường hợp của các ngư dân trên không phải là cá biệt. Trước đây ông đã từng làm việc với những ngư dân bị các chủ tàu Ðài Loan và Iraq bỏ rơi và cũng đã thưa kiện để được hoàn trả những khoản lương còn thiếu và các quyền lợi khác. Những vụ kiện đó đưa đến những kết quả khác nhau.
Tuy nhiên, ông cho rằng vì trường hợp của các ngư dân này là bị bỏ rơi hoàn toàn, không có chủ thuyền hay hãng vận tải nào để có thể thưa kiện.
Ông cho đó là lý do tại sao mà cuối cùng các ngư dân phải đối diện với lệnh trục xuất mà theo ông sẽ làm phương hại đến cuộc sống và kế sinh nhai của họ khi trở về nước.
"Trục xuất là một biện pháp sỉ nhục. Anh không thể nào quay lại đất nước chúng tôi, đó là ý nghĩa của việc trục xuất, cho dù họ đã làm việc một cách ngay thẳng, họ đã cố gắng kiếm sống bằng đồng lương luơng thiện. Và với những gì đã xảy ra, nên có sự thương lượng."
Bà Fatima Allie của tổ chức từ thiện Nakhlistan của người Hồi giáo có trụ sở ở Cape Town cho biết họ đã chứng kiến điều kiện sống kinh khủng của những ngư dân khi họ ở Cape Town. Tổ chức của bà đã được yêu cầu tới giúp đỡ cho những người này vào giữa tháng 11.
"Họ không có nhà vệ sinh, họ không có thực phẩm, điện bị cắt trên các con tàu và họ không bồn cầu giật nước. Vì vậy, là một tổ chức phi chính phủ, có rất nhiều điều bạn có thể làm được. Ðiều mà nhóm Nakhlistan đã làm vào hôm Chủ nhật là cho họ ăn, và trong suốt hai tuần lễ, kể từ thứ Bảy tuần trước tức 30/11, Nakhlistan đã cho họ ăn mỗi ngày. Chúng tôi đã cung cấp thịt, thịt gà, gạo, nước, các vật phẩm vệ sinh, dầu cá, khoai tây, rau quả, mì cho những ngư dân. Ðó là tất cả những gì chúng tôi có thể làm được."
Bà Allie cho biết tổ chức từ thiện không thể cứu các ngư dân ra khỏi trung tâm trục xuất. Bà kêu gọi các chính phủ hành động để giúp đỡ những người đàn ông Indonesia này.
"Ðiều chúng tôi mong đợi là chính phủ Indonesia phải can thiệp, bởi vì họ là công dân của Indonesia. Nhiều người trong số họ đã không gặp gia đình đến 5 năm. Thật là trường hợp đáng buồn."
Ông Augustus cũng đề nghị các quốc gia nên làm việc với nhau để phê chuẩn và chấp hành những hiệp ước quốc tế nhằm ngăn chận nạn lao động nô lệ trên biển.
Thế nhưng, cho tới khi mọi thứ được cải thiện ở quê hương, các thanh niên Indonesia vẫn sẽ tiếp tục thử thời vận của họ ở các vùng biển xa.
Mặc dù Indonesia có tỷ lệ thất nhiệp chỉ ở mức 6,6%, nhưng Ngân hàng thế giới cho biết tỉ lệ thất nghiệp của giới trẻ ở nước này lên tới gần 22%.
Nhiều người Indonesia đã dấn thân vào nghề đánh cá vì những lời hứa hẹn lương bổng cao, thế nhưng họ lại thường không được giáo dục, huấn luyện để tránh bị các chủ tàu lừa gạt.