Phúc trình của Trung tâm Nghiên cứu Pew nói rằng người Châu Âu nói chung xem Nhà nước Hồi giáo là mối đe dọa lớn nhất đối với đất nước của họ.
Theo nghiên cứu mới nhan đề “Người Châu Âu trước thế giới chia rẽ” do trung tâm nghiên cứu có trụ sở ở Washington thực hiện, biến đổi khí hậu là nỗi lo lớn thứ hai, trên cả dòng người tị nạn từ Syria và Iraq đổ xô vào châu lục của họ.
Chỉ có 17% số người trả lời cuộc nghiên cứu tại 10 nước Châu Âu cảm thấy Nhà nước Hồi giáo là mối đe dọa nhỏ, và chỉ có 3% xem đó không phải là một mối đe dọa đối với đất nước của họ.
Các cuộc tấn công khủng bố ở Paris và Brussels trong thời gian qua đã đặt khủng bố lên đầu danh sách những mối lo sợ của người Châu Âu, và mức cảnh giác an ninh vẫn được đặt cao trên châu lục.
Tuy nhiên, theo phúc trình, đa số người Châu Âu không cảm thấy cần phải tăng chi phí quân sự, vì họ sợ rằng gia tăng sức mạnh quân sự để chống khủng bố chỉ dẫn đến việc tăng thêm thù hận và hậu quả là tăng thêm bạo động.
Brussels bị các phần tử Nhà nước Hồi giáo tấn công khủng bố hồi tháng 3, giết chết 32 người trong các vụ đánh bom tại phi trường và ga xe điện ngầm của thành phố. Nhà nước Hồi giáo cũng tấn công Paris hồi tháng 11 năm ngoái, giết chết 130 người.
Nghiên cứu cũng cho thấy đa số người Châu Âu ở Liên hiệp Châu Âu muốn EU giữ một vai trò toàn cầu lớn hơn.
Mặc dù nghe có vẽ trái nghịch với quan điểm không ủng hộ tổ chức có trụ ở Brussels đang ngày càng tăng, chỉ trích đó tương đồng với những chỉ trích cho rằng EU đã giải quyết không thích hợp cuộc khủng hoảng người tị nạn và những vấn đề kinh tế của châu lục.
Những người tham gia trả lời cuộc nghiên cứu bất đồng về các cách thức của EU đối phó với Nga với một tỉ lệ gần như ngang bằng nhau.
Nhiều nghiên cứu về các vấn đề được thực hiện, trong đó có một nghiên cứu được Trung tâm Pew phổ biến hồi tuần trước, cho thấy nhiều người Châu Âu muốn theo gương của Anh quốc rút khỏi EU, hoặc ít nhất mỗi nước thành viên cần phải được trao quyền hành nhiều hơn.
Cuộc nghiên cứu cho thấy trung bình khoảng 74% người Châu Âu nghĩ rằng EU phải giữ một vai trò ảnh hưởng lớn hơn trên sân khấu toàn cầu.
Ngay cả tại Vương quốc Anh, nước sẽ trưng cầu dây ý có tiếp tục ở lại EU hay không vào tuần tới, 55% người trả lời nghiên cứu nói rằng EU cần phải có quan điểm quốc tế mạnh mẽ hơn trong những năm tới.
Your browser doesn’t support HTML5