BANGKOK —
Vị tướng đang cầm quyền chính phủ Thái Lan nói vương quốc này có phần chắc là sẽ trải qua khoảng 15 tháng trước khi các cuộc bầu cử có thể được tổ chức.
Vị tướng quân đội Prayuth Chan-ocha, trong một buổi truyền hình quốc gia tối thứ Sáu, đã loại trừ bất kỳ một cuộc tổng tuyển cử sớm nào ở đất nước này.
Nhà lãnh đạo của cuộc đảo chính ngày 22/5 cho biết sẽ phải mất khoảng một năm vàba3 tháng để hoàn thành các cải cách cần thiết trước cuộc bầu cử quốc gia.
Vị tướng này nói rằng “một hội đồng hợp pháp sẽ được thành lập để chọn ra một vị thủ tướng, bổ nhiệm một nội các để giám sát việc quản trị và dự thảo một hiến pháp mới, cũng như thành lập một hội đồng cải cách để cải cách tất cả các vấn đề mà xã hội mong muốn, được tất cả các nhóm chấp nhận."
Vị chỉ huy quân đội kêu gọi cộng đồng quốc tế kiên nhẫn cho ông thời gian để thực hiện những cải cách cần thiết. Ông cũng lặp lại lời cảnh báo chống lại nỗ lực phản đối việc cầm quyền của quân đội, nói rằng những hành động như vậy sẽ cản trở mục tiêu mang lại hạnh phúc cho người dân Thái của ông.
Tướng Prayuth nắm giữ quyền lực chỉ vài ngày sau khi thông báo tình trạng thiết quân luật và triệu tập các nhà lãnh đạo của các đảng chính trị lớn và các nhóm biểu tình để cố gắng làm trung gian cho một giải pháp giải quyết tình trạng bế tắc chính trị kéo dài của Thái.
Các giới chức quân sự cấp cao dẫn đầu cuộc đảo chính nhanh chóng bắt giữ một số chính trị gia, bao gồm cả hai quyền thủ tướng trước đó. Các nhà trí thức cũng bị quân đội triệu tập, nhưng hầu hết đã được thả ra sau khi cam kết rõ ràng là không dính líu tới chính trị và ở lại trong nước.
Thượng viện được bầu cử một phần, cơ quan chức năng hợp pháp duy nhất, đã bị loại bỏ. Hàng chục tỉnh trưởng và một số sĩ quan cảnh sát hang đầu cũng bị cách chức.
Trong một chuỗi các chỉ thị từ Hội đồng quốc gia vì Hòa bình và Trật tự mà tướng Prayuth hiện đứng đầu, các công dân được khuyến cáo không tụ tập công cộng với nhóm trên năm người. Truyền thông bị kiểm duyệt với các binh sĩ giám sát nội dung phát sóng trên các kênh truyền hình lớn. Các kênh tin tức quốc tế như BBC và CNN đã bị loại ra khỏi hệ thống truyền hình cáp.
Lệnh giới nghiêm ban đêm vẫn còn hiệu lực trên cả nước bất chấp ảnh hưởng bất lợi của nó đối với ngành công nghiệp du lịch đầy lợi nhuận của đất nước.
Một phát ngôn viên của chính quyền quân sự cho biết mục tiêu của cuộc đảo chính là để xóa bỏ ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính trước vào năm 2006. Các đảng được ủng hộ bởi ông Thaksin đã giành chiến thắng trong mỗi cuộc bầu cử ở Thái Lan kể từ năm 2001 và em gái ông, bà Yingluck Shinawatra, trở thành thủ tướng sau cuộc bầu cử năm 2011. Ông Thaksin Shinawatra vẫn rất nổi tiếng trong tầng lớp nghèo ở nông thôn, đặc biệt là ở miền bắc và đông bắc đất nước.
Những người thành thị ở Bangkok và những người bảo hoàng cuồng nhiệt, cùng với rất nhiều những phần tử xuất sắc trong quân đội đầy quyền lực, từng là những đối thủ mạnh của vị cựu thủ tướng, hiện là một tài phiệt tỉ phú viễn thông tự sống lưu vong. Ông phải đối mặt với án tù vì cáo buộc tham nhũng nếu quay trở về quê hương.
Hoa Kỳ và các nước khác đã kêu gọi cho việc chuyển đổi lại chính quyền dân chủ.
Kể từ cuộc đảo chính, vị quốc vương 86 tuổi ốm yếu được sùng kính đã không có một lần xuất hiện nào. Nhưng một chỉ thị của nhà vua được ban hành với tên của ông đã được trao cho tướng Prayuth, hình thành việc nắm quyền chính phủ của vị chỉ huy quân đội.
Thái Lan đã trải qua 19 cuộc đảo chính thành công hoặc âm mưu đảo chính kể từ khi loại bỏ chế độ quân chủ tuyệt đối vào năm 1932. Vua Bhumibol Adulyadej (còn được gọi là Rama IX) đã trị vì gần 68 năm, khiến ông hiện trở thành người đứng đầu một đất nước lâu nhất trên thế giới.
Vị tướng quân đội Prayuth Chan-ocha, trong một buổi truyền hình quốc gia tối thứ Sáu, đã loại trừ bất kỳ một cuộc tổng tuyển cử sớm nào ở đất nước này.
Nhà lãnh đạo của cuộc đảo chính ngày 22/5 cho biết sẽ phải mất khoảng một năm vàba3 tháng để hoàn thành các cải cách cần thiết trước cuộc bầu cử quốc gia.
Vị tướng này nói rằng “một hội đồng hợp pháp sẽ được thành lập để chọn ra một vị thủ tướng, bổ nhiệm một nội các để giám sát việc quản trị và dự thảo một hiến pháp mới, cũng như thành lập một hội đồng cải cách để cải cách tất cả các vấn đề mà xã hội mong muốn, được tất cả các nhóm chấp nhận."
Vị chỉ huy quân đội kêu gọi cộng đồng quốc tế kiên nhẫn cho ông thời gian để thực hiện những cải cách cần thiết. Ông cũng lặp lại lời cảnh báo chống lại nỗ lực phản đối việc cầm quyền của quân đội, nói rằng những hành động như vậy sẽ cản trở mục tiêu mang lại hạnh phúc cho người dân Thái của ông.
Các giới chức quân sự cấp cao dẫn đầu cuộc đảo chính nhanh chóng bắt giữ một số chính trị gia, bao gồm cả hai quyền thủ tướng trước đó. Các nhà trí thức cũng bị quân đội triệu tập, nhưng hầu hết đã được thả ra sau khi cam kết rõ ràng là không dính líu tới chính trị và ở lại trong nước.
Thượng viện được bầu cử một phần, cơ quan chức năng hợp pháp duy nhất, đã bị loại bỏ. Hàng chục tỉnh trưởng và một số sĩ quan cảnh sát hang đầu cũng bị cách chức.
Trong một chuỗi các chỉ thị từ Hội đồng quốc gia vì Hòa bình và Trật tự mà tướng Prayuth hiện đứng đầu, các công dân được khuyến cáo không tụ tập công cộng với nhóm trên năm người. Truyền thông bị kiểm duyệt với các binh sĩ giám sát nội dung phát sóng trên các kênh truyền hình lớn. Các kênh tin tức quốc tế như BBC và CNN đã bị loại ra khỏi hệ thống truyền hình cáp.
Lệnh giới nghiêm ban đêm vẫn còn hiệu lực trên cả nước bất chấp ảnh hưởng bất lợi của nó đối với ngành công nghiệp du lịch đầy lợi nhuận của đất nước.
Một phát ngôn viên của chính quyền quân sự cho biết mục tiêu của cuộc đảo chính là để xóa bỏ ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính trước vào năm 2006. Các đảng được ủng hộ bởi ông Thaksin đã giành chiến thắng trong mỗi cuộc bầu cử ở Thái Lan kể từ năm 2001 và em gái ông, bà Yingluck Shinawatra, trở thành thủ tướng sau cuộc bầu cử năm 2011. Ông Thaksin Shinawatra vẫn rất nổi tiếng trong tầng lớp nghèo ở nông thôn, đặc biệt là ở miền bắc và đông bắc đất nước.
Những người thành thị ở Bangkok và những người bảo hoàng cuồng nhiệt, cùng với rất nhiều những phần tử xuất sắc trong quân đội đầy quyền lực, từng là những đối thủ mạnh của vị cựu thủ tướng, hiện là một tài phiệt tỉ phú viễn thông tự sống lưu vong. Ông phải đối mặt với án tù vì cáo buộc tham nhũng nếu quay trở về quê hương.
Hoa Kỳ và các nước khác đã kêu gọi cho việc chuyển đổi lại chính quyền dân chủ.
Kể từ cuộc đảo chính, vị quốc vương 86 tuổi ốm yếu được sùng kính đã không có một lần xuất hiện nào. Nhưng một chỉ thị của nhà vua được ban hành với tên của ông đã được trao cho tướng Prayuth, hình thành việc nắm quyền chính phủ của vị chỉ huy quân đội.
Thái Lan đã trải qua 19 cuộc đảo chính thành công hoặc âm mưu đảo chính kể từ khi loại bỏ chế độ quân chủ tuyệt đối vào năm 1932. Vua Bhumibol Adulyadej (còn được gọi là Rama IX) đã trị vì gần 68 năm, khiến ông hiện trở thành người đứng đầu một đất nước lâu nhất trên thế giới.