Đối với những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên, cuộc hành trình tìm tự do có thể rất gian nan. Nhiều người bơi qua sông Áp Lục để sang Trung Quốc và rồi phải trốn chui, trốn nhủi, tránh né sự kiểm soát của nhà chức trách trước khi đến được Đông Nam Á để tìm đường sang Nam Triều Tiên. Nhưng quí vị hãy tưởng tượng một người phải trốn chạy gian nan như thế mà chỉ có một tay và một chân. Thông tín viên Jason Strother tường trình về một người Bắc Triều Tiên đào thoát đã làm được một chuyện đúng như vậy.
Cứ mỗi tuần, anh Ji Seong-ho lại thầm lặng biểu tình chống Bắc Triều Tiên.
Anh là một trong 23.000 người đào tỵ hiện sinh sống ở Nam Triều tiên đã phải chạy trốn chính quyền áp bức tại Bình Nhưỡng.
Nhưng cuộc hành trình đến đây của anh lại còn gian khổ hơn hầu hết nhhững người khác. Trong thời kỳ đói kém vào giữa thập niên 1990, lúc mới 14 tuổi, Ji gặp một tai nạn khủng khiếp. Anh nói:
”Lúc đó tôi giúp cha mẹ kiếm ăn bằng cách trộm than từ trên xe lửa và đem bán ở chợ. Có một lần bị chóng mặt và rơi từ xe lửa đang chạy xuống đất.Tôi bị xe lửa cán.”
Ji bị cụt một tay và một chân trái.
Lần hồi anh tìm đường sang Trung Quốc để kiếm ăn. Nhưng trên đường về anh bị lính biên phòng Bắc Triều Tiên bắt.
Anh thuật lại tình cảnh thương tâm khốn khổ: ”Công an đánh đập tôi nhừ tử trong suốt một tuần lễ, có lẽ còn khủng khiếp hơn là những người trốn chạy khác. Chúng nói tôi là kẻ què quặt mà còn dám đi trốn làm xấu mặt chế độ và rằng một người cụt chân thì phải ở nhà. Đó là lúc mà tôi mất niềm tin vào chính phủ Bắc Triều Tiên.”
Năm 2006, anh Ji lại đi trốn nữa. Lần này anh đã đến được bờ bến Nam Triều Tiên. Nơi đây anh được gắn tay chân giả.
Nhiều người tỵ nạn đến nơi với những chấn thương tâm lý không bao giờ lành.
Chuyên gia tâm lý Kion Won-hyoung làm việc tại một cơ sở tái định cư của chính phủ dành cho những người đào thoát. Ông giải thích vì đã trải qua những kinh nghiệm hãi hùng, nhiều người tỵ nạn hoảng sợ ngay cả với những người giúp bảo vệ an ninh cho cơ sở này. Họ trải qua những cơn ác mộng thấy đang bị tra tấn ở Bắc Triều Tiên, hay bị ác thú truy đuổi.
Giờ đây anh Ji Seong–ho là một sinh viên trường luật. Anh cho biết trước đây anh chưa bao giờ tưởng tượng được đời sống lại dễ thở như thế cho người tật nguyền ở Nam Triều Tiên. Anh nói:
”Tôi không hề thấy người tật nguyền bị kỳ thị ở Nam Triều Tiên. Tôi cho rằng được vậy là nhờ nước này có dân chủ và người dân được dạy dỗ tử tế có nhân, có nghĩa. Tôi thực sự cảm thấy ở đây như thiên đường vậy.”
Anh sinh viên luật Ji Seong-Ho cho biết anh đang chờ đợi đến ngày đất nước thống nhất để cuối cùng anh có thể trở về quê nhà.
Anh là một trong 23.000 người đào tỵ hiện sinh sống ở Nam Triều tiên đã phải chạy trốn chính quyền áp bức tại Bình Nhưỡng.
Nhưng cuộc hành trình đến đây của anh lại còn gian khổ hơn hầu hết nhhững người khác. Trong thời kỳ đói kém vào giữa thập niên 1990, lúc mới 14 tuổi, Ji gặp một tai nạn khủng khiếp. Anh nói:
”Lúc đó tôi giúp cha mẹ kiếm ăn bằng cách trộm than từ trên xe lửa và đem bán ở chợ. Có một lần bị chóng mặt và rơi từ xe lửa đang chạy xuống đất.Tôi bị xe lửa cán.”
Ji bị cụt một tay và một chân trái.
Lần hồi anh tìm đường sang Trung Quốc để kiếm ăn. Nhưng trên đường về anh bị lính biên phòng Bắc Triều Tiên bắt.
Anh thuật lại tình cảnh thương tâm khốn khổ: ”Công an đánh đập tôi nhừ tử trong suốt một tuần lễ, có lẽ còn khủng khiếp hơn là những người trốn chạy khác. Chúng nói tôi là kẻ què quặt mà còn dám đi trốn làm xấu mặt chế độ và rằng một người cụt chân thì phải ở nhà. Đó là lúc mà tôi mất niềm tin vào chính phủ Bắc Triều Tiên.”
Năm 2006, anh Ji lại đi trốn nữa. Lần này anh đã đến được bờ bến Nam Triều Tiên. Nơi đây anh được gắn tay chân giả.
Nhiều người tỵ nạn đến nơi với những chấn thương tâm lý không bao giờ lành.
Chuyên gia tâm lý Kion Won-hyoung làm việc tại một cơ sở tái định cư của chính phủ dành cho những người đào thoát. Ông giải thích vì đã trải qua những kinh nghiệm hãi hùng, nhiều người tỵ nạn hoảng sợ ngay cả với những người giúp bảo vệ an ninh cho cơ sở này. Họ trải qua những cơn ác mộng thấy đang bị tra tấn ở Bắc Triều Tiên, hay bị ác thú truy đuổi.
Giờ đây anh Ji Seong–ho là một sinh viên trường luật. Anh cho biết trước đây anh chưa bao giờ tưởng tượng được đời sống lại dễ thở như thế cho người tật nguyền ở Nam Triều Tiên. Anh nói:
”Tôi không hề thấy người tật nguyền bị kỳ thị ở Nam Triều Tiên. Tôi cho rằng được vậy là nhờ nước này có dân chủ và người dân được dạy dỗ tử tế có nhân, có nghĩa. Tôi thực sự cảm thấy ở đây như thiên đường vậy.”
Anh sinh viên luật Ji Seong-Ho cho biết anh đang chờ đợi đến ngày đất nước thống nhất để cuối cùng anh có thể trở về quê nhà.