Những người Tây Tạng lưu vong trên khắp thế giới đang họp ở thành phố Dharamsala ở miền bắc Ấn Độ để thảo luận về sự khốn khổ của người dân Tây Tạng dưới sự cai trị của Trung Quốc.
Cuộc họp 4 ngày diễn ra chỉ vài tuần trước khi Trung Quốc tiến hành cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo 10 năm một lần.
Và một số người hy vọng là nhân vật sẽ trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có cảm tình với người Tây Tạng.
Hiện nay không ai biết nhiều về cảm nghĩ của ông Tập Cận Bình, đương kim Phó Chủ tịch Trung Quốc, về các chính sách Tây Tạng, tuy ông đã bày tỏ sự chê trách mà Bắc Kinh thường bày tỏ đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng đang sống lưu vong.
Nhưng một số người đã nêu lên sự kiện là cựu Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân, thân phụ ông Tập Cận Bình, đã có một mối quan hệ gần gũi với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào thập niên 1950 trước khi nhà lãnh đạo tinh thần này sang sống lưu vong ở Ấn Độ sau cuộc khởi nghĩa bất thành năm 1959.
Ông Tập cha được biết tới như một nhà lãnh đạo có cảm tình với những người thiểu số, kể cả người Tây Tạng.
Và một số người đồn đoán là sự kính trọng của ông Tập Cận Bình đối với thân phụ ông có thể khiến ông có những quan điểm cởi mở hơn về vấn đề Tây Tạng.
Ông Lobsang Sangay, Thủ tướng của chính phủ lưu vong Tây Tạng, nói rằng ông luôn luôn lạc quan là thay đổi sẽ đến với Tây Tạng, nhưng ông không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo của Trung Quốc.
Cuộc họp 4 ngày diễn ra chỉ vài tuần trước khi Trung Quốc tiến hành cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo 10 năm một lần.
Và một số người hy vọng là nhân vật sẽ trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có cảm tình với người Tây Tạng.
Hiện nay không ai biết nhiều về cảm nghĩ của ông Tập Cận Bình, đương kim Phó Chủ tịch Trung Quốc, về các chính sách Tây Tạng, tuy ông đã bày tỏ sự chê trách mà Bắc Kinh thường bày tỏ đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng đang sống lưu vong.
Nhưng một số người đã nêu lên sự kiện là cựu Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân, thân phụ ông Tập Cận Bình, đã có một mối quan hệ gần gũi với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào thập niên 1950 trước khi nhà lãnh đạo tinh thần này sang sống lưu vong ở Ấn Độ sau cuộc khởi nghĩa bất thành năm 1959.
Ông Tập cha được biết tới như một nhà lãnh đạo có cảm tình với những người thiểu số, kể cả người Tây Tạng.
Và một số người đồn đoán là sự kính trọng của ông Tập Cận Bình đối với thân phụ ông có thể khiến ông có những quan điểm cởi mở hơn về vấn đề Tây Tạng.
Ông Lobsang Sangay, Thủ tướng của chính phủ lưu vong Tây Tạng, nói rằng ông luôn luôn lạc quan là thay đổi sẽ đến với Tây Tạng, nhưng ông không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo của Trung Quốc.