Người Việt hiện sinh sống và làm việc ở Ukraina cho VOA Việt Ngữ biết rằng các đồng hương của mình không mấy quan tâm tới chính trị, dù chính trường nước sở tại rúng động vì cuộc biểu tình dai dẳng của phe đối lập.
Sau những ngày đối đầu đẫm máu giữa lực lượng an ninh và những người chống chính phủ, cuối tuần qua, Tổng thống Viktor Yanukovych bị các đại biểu quốc hội phế truất và rồi sau đó bị phát lệnh truy nã.
Ông Trần Mạnh Hùng, một người Việt tại thủ đô Kiev, cho VOA Việt ngữ biết, sau những biến cố vừa qua, ‘tình hình nói chung bước đầu đi vào ổn định với việc phe đối lập có thể nói là chiếm ưu thế’.
Theo doanh nhân này, đa phần người Việt chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp về mặt kinh tế, tức là ‘việc buôn bán, làm ăn, thông thương không được tốt trong mấy ngày qua’.
Ông Hùng cho biết người Việt cũng ‘bàn tán’ về căng thẳng chính trị ở địa phương, nhưng ông cho rằng người Việt ở Ukraina ‘không có chính kiến’.
Ông nói: “Tức là ai thắng cũng được, ai thua cũng được. Cứ yên ổn làm ăn là được. Họ không tỏ thái độ, họ không thể hiện ý kiến mà chỉ bàn luận thôi. Họ không ủng hộ mà cũng không phản đối ai cả.
“Tâm lý người Việt ở đây họ không để ý đến chính trị lắm. Người Việt ở đây chỉ để ý đến lợi nhuận kinh tế thôi. Có lẽ xuất phát từ khi sang đây họ đều nghèo đói nên họ chỉ lao vào kiếm tiền, làm thế nào kiếm tiền tốt là tốt còn xã hội nào cũng được. Họ không quan tâm tới cộng sản, hay tư bản, họ không quan tâm. Miễn là tạo điều kiện cho họ làm ăn tốt là được”.
Hiện có hàng nghìn người Việt Nam làm ăn sinh sống ở Ukraina, mà nhiều người trong số đó ở lại nước này sau khi sang đây làm lao động hợp tác hồi những năm 80 theo hợp đồng giữa Việt Nam với các nước thuộc Liên bang Xô Viết trước đây.
Ông Phí Văn Tiệp từ thành phố Kharkov, một trong những nơi có đông người Việt Nam sinh sống, đồng quan điểm với ông Hùng về sự thờ ơ chính trị của người Việt ở Ukraina.
“Cộng đồng thì họ cũng vẫn đi làm ăn bình thường, không có gì là ảnh hưởng. Đại đa số ở bên này mọi người người ta đi chợ hết. Kinh tế của Ukraina dạo này nó cũng kém một chút nên mọi người đi chợ cũng không được như ngày xưa. Chứ còn về chính trị, đại đa số bà con ở bên này chính trị họ cũng quan tâm hơi ít. Chính trị đấy nếu mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến họ thì họ mới quan tâm. Ở bên này, [người Việt Nam] họ không theo đảng phái nào cả”.
Việc chính phủ Ukraina ra tay đàn áp người biểu tình đã khiến hàng chục người chết trong tuần trước.
Những người chống chính phủ đã xuống đường biểu tình để phản đối việc chính phủ ngã về Nga mà phớt lờ châu Âu.
Vụ chính biến ở Ukraina đã thu hút được sự chú ý của những người có tiếng nói bất đồng với chính quyền Hà Nội ở trong nước.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người cũng đăng tải lại các hình ảnh về việc phá bỏ tượng Lenin ở Ukraina.
Khi được hỏi người Việt ở Ukraina nghĩ sao về hành động này của người dân bản xứ, doanh nhân Hùng nói rằng ‘người ta không quan tâm tới tượng Lenin’. Ông cho hay:
“Đối với họ, giật tượng Lenin hay không giật tượng Lenin cũng chả ảnh hưởng gì, mà họ cũng không để ý đâu”.
Sau những ngày đối đầu đẫm máu giữa lực lượng an ninh và những người chống chính phủ, cuối tuần qua, Tổng thống Viktor Yanukovych bị các đại biểu quốc hội phế truất và rồi sau đó bị phát lệnh truy nã.
Ông Trần Mạnh Hùng, một người Việt tại thủ đô Kiev, cho VOA Việt ngữ biết, sau những biến cố vừa qua, ‘tình hình nói chung bước đầu đi vào ổn định với việc phe đối lập có thể nói là chiếm ưu thế’.
Người Việt ở đây chỉ để ý đến lợi nhuận kinh tế thôi. Có lẽ xuất phát từ khi sang đây họ đều nghèo đói nên họ chỉ lao vào kiếm tiền, làm thế nào kiếm tiền tốt là tốt còn xã hội nào cũng được...Ông Trần Mạnh Hùng, người Việt ở Ukraina.
Ông Hùng cho biết người Việt cũng ‘bàn tán’ về căng thẳng chính trị ở địa phương, nhưng ông cho rằng người Việt ở Ukraina ‘không có chính kiến’.
Ông nói: “Tức là ai thắng cũng được, ai thua cũng được. Cứ yên ổn làm ăn là được. Họ không tỏ thái độ, họ không thể hiện ý kiến mà chỉ bàn luận thôi. Họ không ủng hộ mà cũng không phản đối ai cả.
“Tâm lý người Việt ở đây họ không để ý đến chính trị lắm. Người Việt ở đây chỉ để ý đến lợi nhuận kinh tế thôi. Có lẽ xuất phát từ khi sang đây họ đều nghèo đói nên họ chỉ lao vào kiếm tiền, làm thế nào kiếm tiền tốt là tốt còn xã hội nào cũng được. Họ không quan tâm tới cộng sản, hay tư bản, họ không quan tâm. Miễn là tạo điều kiện cho họ làm ăn tốt là được”.
Hiện có hàng nghìn người Việt Nam làm ăn sinh sống ở Ukraina, mà nhiều người trong số đó ở lại nước này sau khi sang đây làm lao động hợp tác hồi những năm 80 theo hợp đồng giữa Việt Nam với các nước thuộc Liên bang Xô Viết trước đây.
Ông Phí Văn Tiệp từ thành phố Kharkov, một trong những nơi có đông người Việt Nam sinh sống, đồng quan điểm với ông Hùng về sự thờ ơ chính trị của người Việt ở Ukraina.
“Cộng đồng thì họ cũng vẫn đi làm ăn bình thường, không có gì là ảnh hưởng. Đại đa số ở bên này mọi người người ta đi chợ hết. Kinh tế của Ukraina dạo này nó cũng kém một chút nên mọi người đi chợ cũng không được như ngày xưa. Chứ còn về chính trị, đại đa số bà con ở bên này chính trị họ cũng quan tâm hơi ít. Chính trị đấy nếu mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến họ thì họ mới quan tâm. Ở bên này, [người Việt Nam] họ không theo đảng phái nào cả”.
Ðại đa số bà con ở bên này chính trị họ cũng quan tâm hơi ít. Chính trị đấy nếu mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến họ thì họ mới quan tâm. Ở bên này, [người Việt Nam] họ không theo đảng phái nào cả...Ông Phí Văn Tiệp từ thành phố Kharkov, Ukraina.
Những người chống chính phủ đã xuống đường biểu tình để phản đối việc chính phủ ngã về Nga mà phớt lờ châu Âu.
Vụ chính biến ở Ukraina đã thu hút được sự chú ý của những người có tiếng nói bất đồng với chính quyền Hà Nội ở trong nước.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người cũng đăng tải lại các hình ảnh về việc phá bỏ tượng Lenin ở Ukraina.
Khi được hỏi người Việt ở Ukraina nghĩ sao về hành động này của người dân bản xứ, doanh nhân Hùng nói rằng ‘người ta không quan tâm tới tượng Lenin’. Ông cho hay:
“Đối với họ, giật tượng Lenin hay không giật tượng Lenin cũng chả ảnh hưởng gì, mà họ cũng không để ý đâu”.