Sự kiện các giới chức chính phủ ở Tokyo và Seoul làm lễ kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh trong vùng Thái Bình Dương đã gây trầm trọng thêm cho những oán thán còn kéo dài nẩy sinh từ quá khứ bị đô hộ. Thông tín viên VOA Steve Herman ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật từ văn phòng Ðông bắc Á châu của đài VOA tại Seoul.
Một ban đồng ca thiếu nhi cất tiếng hát trong khi những người tham dự phất cờ Nam Triều Tiên để đánh dấu 67 năm ngày giải phóng bán đảo này sau nhiều thập niên bị đặt dưới chế độ đô hộ của Nhật Bản.
Tại buổi lễ, Tổng thống Lee Myung-bak kêu gọi Nhật Bản giúp hàn gắn các vết thương cũ. Ông đề cập cụ thể đến các vụ khiếu nại cay đắng về việc phụ nữ Triều Tiên bị sử dụng làm gái mãi dâm cho quân đội Nhật Bản trong thời chiến - một điều mà ông Lee gọi là một sự vi phạm “nhân quyền cơ bản và công lý lịch sử.”
Tổng thống Lee nói trong khi Nhật Bản là một lân quốc kề cận, một người bạn cùng chia sẻ các giá trị cơ bản và là một đối tác thương mại quan trọng, các liên hệ dây chuyền làm rối tung lịch sử chung của hai nước đang có tác động đến quan hệ giữa hai nước và trong cả khu vực. Ông yêu cầu Tokyo giải quyết vấn đề gọi là “an úy phụ.”
Chính phủ của ông Lee đã mau chóng bày tỏ sự hối tiếc về những chuyến thăm hôm nay của hai thành viên nội các Nhật Bản đến một ngôi đền ở Tokyo mà các nước từng bị Nhật Bản đô hộ gọi là biểu tượng của sự bạo tàn thời chiến.
Ông Jim Matsubara, người giữ nhiều chức vụ trong nội các, kể cả chức chủ tịch Ủy ban An toàn Công cộng Quốc gia, nói ông đi thăm ngôi đền này với tư cách cá nhân.
Vị bộ trưởng này nói ông đến ngôi đền Yasukuni, nơi linh hồn của những người được thờ ở đây gồm cả những tội phạm chiến tranh hạng nhất - để tưởng niệm tổ tiên đã lập ra nền tảng cho sự thịnh vượng của Nhật Bản ngày nay.
Thủ tướng Yoshihiko Noda yêu cầu các bộ trưởng hạn chế đi đền ngôi đền này. Những cuộc viếng thăm như thế luôn gây ra hậu quả tai hại về ngoại giao. Ðây là lần đầu tiên các thành viên đang trong chức của nội các của Ðảng Dân chủ Nhật Bản đến cầu nguyện tại đền Yasukuni.
Hành động của các chính trị gia trong đảng Dân chủ Nhật Bản diễn ra sau khi tổng thống Nam Triều Tiên gây căng thẳng thêm khi ông thực hiện chuyến thăm trong tuần trước đến một hòn đảo nhỏ xíu mà nước ông đã kiểm soát từ mấy chục năm nay, nhưng Nhật Bản cũng nhận chủ quyền. Ðáp lại chuyến thăm ngắn của ông Lee đên hòn đảo mà Triều Tiên gọi là Dokdo và Nhật Bản gọi là Takeshima, Tokyo đã triêu hồi đại sứ từ Seoul về.
Hôm nay, Nhật Bản đã trình một kháng thư ngoại giao phản đối Tổng thống Lee vì nói rằng bất kỳ chuyến thăm nào đến Nam Triều Tiên của Nhật hoàng Akihito đều phải có lời thành tâm xin lỗi trước của hoàng đế về chế độ đô hộ tàn ác của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên.
Vào đúng giữa trưa tại Tokyo, Nhật hoàng Akihito và Nhật hậu Michiko đã đến dự một buổi quốc lễ để tưởng nhớ hơn 2 triệu quân nhân và thường dân Nhật Bản đã chết trong cuộc chiến kéo dài 5 năm ở Thái Bình Dương.
Suy ngẫm về lịch sử, người con của hoàng đế mà Nhật Bản đã nhân danh tiến hành cuộc chiến (Nhật hoàng Hirohito), tuyên bố ông thành thực mong ước “bi kịch chiến tranh sẽ không lập lại nữa.”
Nhật hoàng Akihito nói cùng với tất cả người dân Nhật, ông muốn thành tâm tưởng niệm những người đã hy sinh tính mạng trên chiến tranh, và bỏ mình vì những tàn phá của cuộc chiến.
Cũng phát biểu trong dịp này, Thủ tướng Noda nêu ra rằng Nhật Bản “đã gây thiệt hại và đau đớn đáng kể cho dân chúng ở nhiều nước, nhất là ở châu Á.”
Ông Noda cũng nói rằng nền hòa bình thịnh vượng của Nhật Bản là kết quả của những người đã miễn cưỡng phải hy sinh mạng sống trong cuộc chiến.
Ðược hỏi về những tranh chấp lịch sử chưa giải quyết xong giữa Seoul và Tokyo, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland hôm qua nói Hoa Kỳ không đứng về phe nào và khuyến khích hai nước đồng minh của mình “cùng tìm cách giải quyết.”
Tổng thống Nam Triều Tiên và Thủ tướng Nhật Bản dự trù sẽ gặp nhau vào tháng 12, khi ông Lee sẽ chỉ còn 2 tháng tại chức.
Ông Lee đang bị cho điểm ủng hộ rất thấp ở trong nước, không hội đủ điều kiện ra tái tranh cử theo hệ thống hiện hành của Nam Triều Tiên hạn chế các tổng thống chỉ được giữ một nhiệm kỳ 5 năm duy nhất.
Chuyến thăm gây nhiều tranh cãi đến hòn đảo và những lời phát biểu mới đây cũng đã châm ngòi cho một số chỉ trích trong nước, kể cả những người cho rằng vị tổng thống sắp mãn nhiệm này đang gây ra một vụ rối ren ngoại giao mà người kế nhiệm ông sẽ buộc phải dàn xếp.
Trong khi đó, một nhóm người Trung Quốc đã phất một biểu ngữ trước Ðại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh, đòi trả lại những hòn đảo nhỏ mà Nhật Bản đang chiếm đóng. Trong lúc diễn ra cuộc biểu tình, một chiếc thuyền chở những người hoạt động từ Hong Kong tìm cách đến nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Ðiếu ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku. Ðội tuần duyên Nhật Bản đã nhất quyết chận họ lại.
Nhật Bản cũng có một vụ tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết được với Nga từ hồi tháng 8 năm 1945, khi Hồng quân Nga chiếm các hòn đảo ngoài khơi đảo Hokkaido trong những ngày tàn của Thế chiến thứ hai.
Thông tấn xã Interfax loan tin Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thông báo hai trong số các tầu chiến của họ sẽ đến thăm vùng lãnh thổ đang có tranh chấp kể từ ngày 25 tháng 8 để tưởng niệm những người hy sinh tính mạng trong khi chiến đấu với Quân đội Hoàng gia Nhật Bản.
Một ban đồng ca thiếu nhi cất tiếng hát trong khi những người tham dự phất cờ Nam Triều Tiên để đánh dấu 67 năm ngày giải phóng bán đảo này sau nhiều thập niên bị đặt dưới chế độ đô hộ của Nhật Bản.
Tại buổi lễ, Tổng thống Lee Myung-bak kêu gọi Nhật Bản giúp hàn gắn các vết thương cũ. Ông đề cập cụ thể đến các vụ khiếu nại cay đắng về việc phụ nữ Triều Tiên bị sử dụng làm gái mãi dâm cho quân đội Nhật Bản trong thời chiến - một điều mà ông Lee gọi là một sự vi phạm “nhân quyền cơ bản và công lý lịch sử.”
Chính phủ của ông Lee đã mau chóng bày tỏ sự hối tiếc về những chuyến thăm hôm nay của hai thành viên nội các Nhật Bản đến một ngôi đền ở Tokyo mà các nước từng bị Nhật Bản đô hộ gọi là biểu tượng của sự bạo tàn thời chiến.
Ông Jim Matsubara, người giữ nhiều chức vụ trong nội các, kể cả chức chủ tịch Ủy ban An toàn Công cộng Quốc gia, nói ông đi thăm ngôi đền này với tư cách cá nhân.
Vị bộ trưởng này nói ông đến ngôi đền Yasukuni, nơi linh hồn của những người được thờ ở đây gồm cả những tội phạm chiến tranh hạng nhất - để tưởng niệm tổ tiên đã lập ra nền tảng cho sự thịnh vượng của Nhật Bản ngày nay.
Hành động của các chính trị gia trong đảng Dân chủ Nhật Bản diễn ra sau khi tổng thống Nam Triều Tiên gây căng thẳng thêm khi ông thực hiện chuyến thăm trong tuần trước đến một hòn đảo nhỏ xíu mà nước ông đã kiểm soát từ mấy chục năm nay, nhưng Nhật Bản cũng nhận chủ quyền. Ðáp lại chuyến thăm ngắn của ông Lee đên hòn đảo mà Triều Tiên gọi là Dokdo và Nhật Bản gọi là Takeshima, Tokyo đã triêu hồi đại sứ từ Seoul về.
Hôm nay, Nhật Bản đã trình một kháng thư ngoại giao phản đối Tổng thống Lee vì nói rằng bất kỳ chuyến thăm nào đến Nam Triều Tiên của Nhật hoàng Akihito đều phải có lời thành tâm xin lỗi trước của hoàng đế về chế độ đô hộ tàn ác của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên.
Vào đúng giữa trưa tại Tokyo, Nhật hoàng Akihito và Nhật hậu Michiko đã đến dự một buổi quốc lễ để tưởng nhớ hơn 2 triệu quân nhân và thường dân Nhật Bản đã chết trong cuộc chiến kéo dài 5 năm ở Thái Bình Dương.
Suy ngẫm về lịch sử, người con của hoàng đế mà Nhật Bản đã nhân danh tiến hành cuộc chiến (Nhật hoàng Hirohito), tuyên bố ông thành thực mong ước “bi kịch chiến tranh sẽ không lập lại nữa.”
Nhật hoàng Akihito nói cùng với tất cả người dân Nhật, ông muốn thành tâm tưởng niệm những người đã hy sinh tính mạng trên chiến tranh, và bỏ mình vì những tàn phá của cuộc chiến.
Cũng phát biểu trong dịp này, Thủ tướng Noda nêu ra rằng Nhật Bản “đã gây thiệt hại và đau đớn đáng kể cho dân chúng ở nhiều nước, nhất là ở châu Á.”
Ông Noda cũng nói rằng nền hòa bình thịnh vượng của Nhật Bản là kết quả của những người đã miễn cưỡng phải hy sinh mạng sống trong cuộc chiến.
Ðược hỏi về những tranh chấp lịch sử chưa giải quyết xong giữa Seoul và Tokyo, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland hôm qua nói Hoa Kỳ không đứng về phe nào và khuyến khích hai nước đồng minh của mình “cùng tìm cách giải quyết.”
Tổng thống Nam Triều Tiên và Thủ tướng Nhật Bản dự trù sẽ gặp nhau vào tháng 12, khi ông Lee sẽ chỉ còn 2 tháng tại chức.
Ông Lee đang bị cho điểm ủng hộ rất thấp ở trong nước, không hội đủ điều kiện ra tái tranh cử theo hệ thống hiện hành của Nam Triều Tiên hạn chế các tổng thống chỉ được giữ một nhiệm kỳ 5 năm duy nhất.
Chuyến thăm gây nhiều tranh cãi đến hòn đảo và những lời phát biểu mới đây cũng đã châm ngòi cho một số chỉ trích trong nước, kể cả những người cho rằng vị tổng thống sắp mãn nhiệm này đang gây ra một vụ rối ren ngoại giao mà người kế nhiệm ông sẽ buộc phải dàn xếp.
Trong khi đó, một nhóm người Trung Quốc đã phất một biểu ngữ trước Ðại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh, đòi trả lại những hòn đảo nhỏ mà Nhật Bản đang chiếm đóng. Trong lúc diễn ra cuộc biểu tình, một chiếc thuyền chở những người hoạt động từ Hong Kong tìm cách đến nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Ðiếu ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku. Ðội tuần duyên Nhật Bản đã nhất quyết chận họ lại.
Nhật Bản cũng có một vụ tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết được với Nga từ hồi tháng 8 năm 1945, khi Hồng quân Nga chiếm các hòn đảo ngoài khơi đảo Hokkaido trong những ngày tàn của Thế chiến thứ hai.
Thông tấn xã Interfax loan tin Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thông báo hai trong số các tầu chiến của họ sẽ đến thăm vùng lãnh thổ đang có tranh chấp kể từ ngày 25 tháng 8 để tưởng niệm những người hy sinh tính mạng trong khi chiến đấu với Quân đội Hoàng gia Nhật Bản.