Một phúc trình mới nói rằng nỗ lực chống tham nhũng do chính phủ các nước vùng Nam Á thực hiện phần lớn là không hiệu quả.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố phúc trình "Chống Tham nhũng tại Nam Á: Xây dựng Trách nhiệm” hôm thứ Tư, phân tích những nỗ lực chống tham nhũng tại 70 cơ quan ở Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, và Sri Lanka.
Tổ chức có trụ sở ở Berlin này nói họ thấy rằng tại tất cả sáu nước vừa kể, những người muốn báo cáo, phơi bày, hay điều tra về tham nhũng đều "gặp phải những rào cản luật pháp, đối lập chính trị, và quấy nhiễu, cho phép hối lộ, giao dịch bí mật, và lạm dụng quyền thế không kiểm soát được.”
Phúc trình vừa kể phát hiện ra rằng công dân các nước Nam Á thấy mình không thể tiếp cận với các thông tin liên quan tới hoạt động của chính phủ; những quốc gia thiếu các bảo đảm có ý nghĩa đối với người lên tiếng cảnh báo về hành vi sai trái, và có sự can thiệp chính trị khắp nơi vào công việc của các cơ quan chống tham nhũng.
Trong một cuộc họp báo, Giám đốc phân bộ Châu Á Thái Bình Dương của Tổ Chức Minh bạch Quốc tế, ông Srirak Plipat, nói rằng “tại sao một vùng có tăng trưởng kinh tế mạnh như vậy mà vẫn còn có mức độ cao về nghèo khó?” Ông nói rằng, “chừng nào mà không có ai đưa tham nhũng ra trước công lý, thì lãnh đạo các quốc gia Nam Á sẽ phải đối diện với nguy cơ là tăng trưởng kinh tế trong tương lai chỉ đem lại lợi ích cho những kẻ có quyền thế.”
Tổ chức vừa kể nói rằng, tình trạng tham nhũng vẫn gia tăng tại vùng Nam Á, với tất cả sáu quốc gia vừa kể có điểm 40 trên 100 trong chỉ số nhận thức về tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố phúc trình "Chống Tham nhũng tại Nam Á: Xây dựng Trách nhiệm” hôm thứ Tư, phân tích những nỗ lực chống tham nhũng tại 70 cơ quan ở Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, và Sri Lanka.
Tổ chức có trụ sở ở Berlin này nói họ thấy rằng tại tất cả sáu nước vừa kể, những người muốn báo cáo, phơi bày, hay điều tra về tham nhũng đều "gặp phải những rào cản luật pháp, đối lập chính trị, và quấy nhiễu, cho phép hối lộ, giao dịch bí mật, và lạm dụng quyền thế không kiểm soát được.”
Phúc trình vừa kể phát hiện ra rằng công dân các nước Nam Á thấy mình không thể tiếp cận với các thông tin liên quan tới hoạt động của chính phủ; những quốc gia thiếu các bảo đảm có ý nghĩa đối với người lên tiếng cảnh báo về hành vi sai trái, và có sự can thiệp chính trị khắp nơi vào công việc của các cơ quan chống tham nhũng.
Trong một cuộc họp báo, Giám đốc phân bộ Châu Á Thái Bình Dương của Tổ Chức Minh bạch Quốc tế, ông Srirak Plipat, nói rằng “tại sao một vùng có tăng trưởng kinh tế mạnh như vậy mà vẫn còn có mức độ cao về nghèo khó?” Ông nói rằng, “chừng nào mà không có ai đưa tham nhũng ra trước công lý, thì lãnh đạo các quốc gia Nam Á sẽ phải đối diện với nguy cơ là tăng trưởng kinh tế trong tương lai chỉ đem lại lợi ích cho những kẻ có quyền thế.”
Tổ chức vừa kể nói rằng, tình trạng tham nhũng vẫn gia tăng tại vùng Nam Á, với tất cả sáu quốc gia vừa kể có điểm 40 trên 100 trong chỉ số nhận thức về tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế.