Cuối tuần vừa qua, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định không bổ nhiệm lại chức vụ thứ trưởng Bộ Y tế đối với ông Cao Minh Quang.
Thông thường, việc một người rời chức thứ trưởng không phải là chuyện lớn. Trường hợp của ông Quang cũng không phải là chuyện lớn nhưng nó là chuyện khá đặc biệt. Ông Quang vẫn chưa đến tuổi về hưu (năm nay ông 59 tuổi) và có sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, ông là người bị nhiều tai tiếng. Trang VTC News của Truyền hình cáp Việt Nam còn dành hẳn một trang chuyên đề riêng mang tên “Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang và những tai tiếng”.
Lý do ông bị cho thôi chức thứ trưởng có nhiều. Một trong những lý do đó là câu chuyện học vị tiến sĩ “dỏm” của ông mà tôi có dịp nói đến trong bài “Hãy tha thứ cho nàng vì nàng đẹp” hồi tháng 10 năm 2011. Ông Cao Minh Quang tự nhận mình là người có học vị tiến sĩ dược học do Đại học Uppsala (Thuỵ Điển) cấp. Tuy nhiên về sau này, người ta phát hiện ra ông chỉ được cấp chứng chỉ “Licentiatexamen” vào ngày 26-10-1994 của trường Uppsala.
Ngày 9-9-2011, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), có văn bản 664/KTKĐCLGD-VB về tính hợp pháp của bằng cấp của ông Cao Minh Quang như sau: Căn cứ vào thông tin trao đổi với Trường Đại học Uppsala, phía trường này đã khẳng định ông Cao Minh Quang, sinh ngày 6-6-1953, đạt chứng chỉ “Licentiatexamen” về nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên vào ngày 26-10-1994. Đây là chứng chỉ chứ không phải văn bằng. Theo quy định của trường Uppsala, chứng chỉ nói trên cần phải đạt được để tham dự khóa học tiến sĩ.
Tóm lại, ông Quang đã tự phong cho mình là tiến sĩ chỉ bằng một chứng chỉ cho phép làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Ông chưa bao giờ được Uppsala cấp bằng tiến sĩ cả. Ông Cao Minh Quang khai học vị này trong lí lịch từ rất lâu. Có vẻ như nó là một phần giúp ông thăng tiến trong một Bộ có tính chuyên môn cao như Bộ Y tế.
Hồi giữa tháng 9 năm ngoái, báo chí có đưa tin ông Quang bị ông Nguyễn Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Cty Cổ phần BV Pharma (gọi tắt BV Pharma) - khiếu nại là đã vay tiền của doanh nghiệp này đúng vào lúc nó bị thua lỗ nặng.
BV Pharma là một công ty được ông Quang ưu ái. Trước đó, VTC News cho rằng trong tổng số 17.550kg tiền chất ma túy (Psedoephedrine, gọi tắt là PSE) được Cục Quản lý Dược duyệt giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2011 thì có tới 9000kg PSE được tập trung cho Công ty cổ phần BV Pharma.
Công ty BV Pharma sau đó dùng PSE để sản xuất thuốc cảm. Tuy nhiên, vấn đề là đầu năm 2012, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thanh tra một xí nghiệp của Bộ tên là Xí nghiệp 30 và phát hiện ra xí nghiệp này đã hợp thức hóa 31 hóa đơn của Công ty cổ phần BV Pharma xuất khống thành phẩm thuốc cảm, hoàn toàn không nhận hàng hóa và được hưởng hoa hồng là 2,07% trên trị giá hóa đơn.
Không biết cụ thể số 31 hoá đơn “khống” này hợp thức hoá bao nhiêu viên thuốc cảm, và tính ra số PSE tương đương là bao nhiêu. Nhiều người lo ngại rằng số PSE này có thể bị tuồn ra thị trường chợ đen để sản xuất ma tuý tổng hợp.
VTC News lấy nguồn từ Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) cho rằng 1 kg (1000 grams) nguyên liệu tiền chất PSE có thể tổng hợp được 600 grams chất ma túy tổng hợp (Metamphetamine). Mỗi kg Metamphetamine giá khoảng 353.846 USD.
Như vậy với 9000kg tiền chất ma túy PSE mà BV Pharma nhập khẩu về, nếu toàn bộ số hàng này bị tuồn ra chợ đen để sản xuất ma tuý tổng hợp với hiệu suất tối đa là 60% thì có thể sản xuất được khoảng 5400kg chất ma túy “đá” metamphetamine. Với giá 353.846 USD/kg metamphetamine thì tiền thu được từ việc làm phạm pháp này lên tới 1,906 tỷ dollars Mỹ, tương đương với khoảng 39.600 tỷ đồng Việt Nam.
Sau khi có kết luận thanh tra của Bộ Quốc phòng, BV Pharma đã khiếu nại kết luận này. Lý do chính mà BV Pharma đưa ra là không có chuyện thuốc cảm bị tuồn ra chợ đen để sản xuất ma tuý tổng hợp. Doanh nghiệp này giải thích rằng sau khi ký hợp đồng bán thuốc cảm cho Xí nghiệp 30 họ mới biết xí nghiệp này không có tiền trả. Sau đó, một số trình dược viên của các công ty khác mượn pháp nhân của Xí nghiệp Dược 30 để kinh doanh rồi kiếm tiền chênh lệch.
Ông Nguyễn Quốc Dũng, tổng giám đốc của BV Pharma, còn cho biết thêm muốn kinh doanh thuốc thì phải có bằng dược sĩ và giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh. Do các cá nhân kinh doanh thuốc không đủ hai điều kiện này nên mượn pháp nhân Xí nghiệp Dược 30 để mua hàng của BV Pharma, sau đó rải ra các nhà thuốc và trả phí ủy thác theo tỉ lệ phần trăm của doanh số bán ra. Đây là một mô hình kinh doanh rất phổ biến trong ngành dược và hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào cấm.
Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức nào về câu chuyện giữa BV Pharma và xí nghiệp 30 và việc liệu có chuyện tuồn thuốc cảm của BV Pharma ra ngoài để sản xuất ma tuý tổng hợp hay không. Và cũng không biết ông Cao Minh Quang có liên quan gì đến chuyện lình xình này hay không.
Dẫu sao, một người bị nhiều tai tiếng như vậy, và sẵn sàng nói dối về bằng cấp của mình, thì cũng không nên làm thứ trưởng. Và việc ông Quang không được tái bổ nhiệm vào vị trí thứ trưởng là việc làm đúng đắn.
Nhưng ở Việt Nam còn bao nhiêu quan chức có bằng “dỏm” nữa như ông Cao Minh Quang? Và liệu có khi nào những người này cũng được cho về vườn?
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thông thường, việc một người rời chức thứ trưởng không phải là chuyện lớn. Trường hợp của ông Quang cũng không phải là chuyện lớn nhưng nó là chuyện khá đặc biệt. Ông Quang vẫn chưa đến tuổi về hưu (năm nay ông 59 tuổi) và có sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, ông là người bị nhiều tai tiếng. Trang VTC News của Truyền hình cáp Việt Nam còn dành hẳn một trang chuyên đề riêng mang tên “Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang và những tai tiếng”.
Lý do ông bị cho thôi chức thứ trưởng có nhiều. Một trong những lý do đó là câu chuyện học vị tiến sĩ “dỏm” của ông mà tôi có dịp nói đến trong bài “Hãy tha thứ cho nàng vì nàng đẹp” hồi tháng 10 năm 2011. Ông Cao Minh Quang tự nhận mình là người có học vị tiến sĩ dược học do Đại học Uppsala (Thuỵ Điển) cấp. Tuy nhiên về sau này, người ta phát hiện ra ông chỉ được cấp chứng chỉ “Licentiatexamen” vào ngày 26-10-1994 của trường Uppsala.
Ngày 9-9-2011, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), có văn bản 664/KTKĐCLGD-VB về tính hợp pháp của bằng cấp của ông Cao Minh Quang như sau: Căn cứ vào thông tin trao đổi với Trường Đại học Uppsala, phía trường này đã khẳng định ông Cao Minh Quang, sinh ngày 6-6-1953, đạt chứng chỉ “Licentiatexamen” về nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên vào ngày 26-10-1994. Đây là chứng chỉ chứ không phải văn bằng. Theo quy định của trường Uppsala, chứng chỉ nói trên cần phải đạt được để tham dự khóa học tiến sĩ.
Tóm lại, ông Quang đã tự phong cho mình là tiến sĩ chỉ bằng một chứng chỉ cho phép làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Ông chưa bao giờ được Uppsala cấp bằng tiến sĩ cả. Ông Cao Minh Quang khai học vị này trong lí lịch từ rất lâu. Có vẻ như nó là một phần giúp ông thăng tiến trong một Bộ có tính chuyên môn cao như Bộ Y tế.
Hồi giữa tháng 9 năm ngoái, báo chí có đưa tin ông Quang bị ông Nguyễn Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Cty Cổ phần BV Pharma (gọi tắt BV Pharma) - khiếu nại là đã vay tiền của doanh nghiệp này đúng vào lúc nó bị thua lỗ nặng.
BV Pharma là một công ty được ông Quang ưu ái. Trước đó, VTC News cho rằng trong tổng số 17.550kg tiền chất ma túy (Psedoephedrine, gọi tắt là PSE) được Cục Quản lý Dược duyệt giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2011 thì có tới 9000kg PSE được tập trung cho Công ty cổ phần BV Pharma.
Công ty BV Pharma sau đó dùng PSE để sản xuất thuốc cảm. Tuy nhiên, vấn đề là đầu năm 2012, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thanh tra một xí nghiệp của Bộ tên là Xí nghiệp 30 và phát hiện ra xí nghiệp này đã hợp thức hóa 31 hóa đơn của Công ty cổ phần BV Pharma xuất khống thành phẩm thuốc cảm, hoàn toàn không nhận hàng hóa và được hưởng hoa hồng là 2,07% trên trị giá hóa đơn.
Không biết cụ thể số 31 hoá đơn “khống” này hợp thức hoá bao nhiêu viên thuốc cảm, và tính ra số PSE tương đương là bao nhiêu. Nhiều người lo ngại rằng số PSE này có thể bị tuồn ra thị trường chợ đen để sản xuất ma tuý tổng hợp.
VTC News lấy nguồn từ Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) cho rằng 1 kg (1000 grams) nguyên liệu tiền chất PSE có thể tổng hợp được 600 grams chất ma túy tổng hợp (Metamphetamine). Mỗi kg Metamphetamine giá khoảng 353.846 USD.
Như vậy với 9000kg tiền chất ma túy PSE mà BV Pharma nhập khẩu về, nếu toàn bộ số hàng này bị tuồn ra chợ đen để sản xuất ma tuý tổng hợp với hiệu suất tối đa là 60% thì có thể sản xuất được khoảng 5400kg chất ma túy “đá” metamphetamine. Với giá 353.846 USD/kg metamphetamine thì tiền thu được từ việc làm phạm pháp này lên tới 1,906 tỷ dollars Mỹ, tương đương với khoảng 39.600 tỷ đồng Việt Nam.
Sau khi có kết luận thanh tra của Bộ Quốc phòng, BV Pharma đã khiếu nại kết luận này. Lý do chính mà BV Pharma đưa ra là không có chuyện thuốc cảm bị tuồn ra chợ đen để sản xuất ma tuý tổng hợp. Doanh nghiệp này giải thích rằng sau khi ký hợp đồng bán thuốc cảm cho Xí nghiệp 30 họ mới biết xí nghiệp này không có tiền trả. Sau đó, một số trình dược viên của các công ty khác mượn pháp nhân của Xí nghiệp Dược 30 để kinh doanh rồi kiếm tiền chênh lệch.
Ông Nguyễn Quốc Dũng, tổng giám đốc của BV Pharma, còn cho biết thêm muốn kinh doanh thuốc thì phải có bằng dược sĩ và giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh. Do các cá nhân kinh doanh thuốc không đủ hai điều kiện này nên mượn pháp nhân Xí nghiệp Dược 30 để mua hàng của BV Pharma, sau đó rải ra các nhà thuốc và trả phí ủy thác theo tỉ lệ phần trăm của doanh số bán ra. Đây là một mô hình kinh doanh rất phổ biến trong ngành dược và hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào cấm.
Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức nào về câu chuyện giữa BV Pharma và xí nghiệp 30 và việc liệu có chuyện tuồn thuốc cảm của BV Pharma ra ngoài để sản xuất ma tuý tổng hợp hay không. Và cũng không biết ông Cao Minh Quang có liên quan gì đến chuyện lình xình này hay không.
Dẫu sao, một người bị nhiều tai tiếng như vậy, và sẵn sàng nói dối về bằng cấp của mình, thì cũng không nên làm thứ trưởng. Và việc ông Quang không được tái bổ nhiệm vào vị trí thứ trưởng là việc làm đúng đắn.
Nhưng ở Việt Nam còn bao nhiêu quan chức có bằng “dỏm” nữa như ông Cao Minh Quang? Và liệu có khi nào những người này cũng được cho về vườn?
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.