Một tháng sau khi tới Mỹ, nhà hoạt động Trung Quốc, ông Trần Quang Thành, hàng ngày được gia sư dạy tiếng Anh cũng như nghiên cứu những điều cơ bản của hệ thống pháp lý và dân chủ của Hoa Kỳ.
Ông Trần, cùng với vợ và hai người con, hiện đang sinh sống tại một căn hộ tại Greenwich Village ở New York, và được trường luật của Đại học New York trả tiền thuê. Trường này đã cấp cho ông học bổng trước khi ông rời Trung Quốc.
Sau hai giờ mỗi sáng học tiếng Anh cùng vợ, bà Viên Vi Tĩnh, ông Trần dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu Hiến pháp và bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ.
Vị luật sư tự học, khiếm thị 40 tuổi, cho biết ông dự định sẽ tiếp tục hoạt động vì quyền lợi của người khuyết tật. Ông Trần nói ông hy vọng rốt cuộc sẽ trở về Trung Quốc, nơi ông tin là một ngày nào đó sẽ tôn trọng các quyền cá nhân và pháp quyền.
Việc ông Trần và gia đình tới Mỹ hôm 19/5 đã chấm dứt cuộc giằng co ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington, bắt đầu khi ông Trần trốn chạy khỏi tình trạng quản thúc tại gia khắc nghiệt và tới ẩn náu tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô Trung Quốc hồi tháng Tư.
Ông Trần bị kết án 4 năm tù giam hồi năm 2006 vì đã phanh phui các vụ lạm dụng theo chính sách cưỡng bức phá thai để kiểm soát dân số của Trung Quốc. Ông bị quản thúc tại gia kể từ năm 2010.
Ông rời đại sứ quán Mỹ sau khi chấp nhận một thỏa thiệp giữa Hoa Kỳ và giới hữu trách Trung Quốc, theo đó cho phép ông ở tại một nơi ‘an toàn’ ở Trung Quốc. Nhưng ông đổi ý sau khi không còn được Mỹ bảo vệ, nói rằng ông không cảm thấy an toàn và đề nghị được tới Mỹ.
Ông Trần, cùng với vợ và hai người con, hiện đang sinh sống tại một căn hộ tại Greenwich Village ở New York, và được trường luật của Đại học New York trả tiền thuê. Trường này đã cấp cho ông học bổng trước khi ông rời Trung Quốc.
Sau hai giờ mỗi sáng học tiếng Anh cùng vợ, bà Viên Vi Tĩnh, ông Trần dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu Hiến pháp và bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ.
Vị luật sư tự học, khiếm thị 40 tuổi, cho biết ông dự định sẽ tiếp tục hoạt động vì quyền lợi của người khuyết tật. Ông Trần nói ông hy vọng rốt cuộc sẽ trở về Trung Quốc, nơi ông tin là một ngày nào đó sẽ tôn trọng các quyền cá nhân và pháp quyền.
Việc ông Trần và gia đình tới Mỹ hôm 19/5 đã chấm dứt cuộc giằng co ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington, bắt đầu khi ông Trần trốn chạy khỏi tình trạng quản thúc tại gia khắc nghiệt và tới ẩn náu tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô Trung Quốc hồi tháng Tư.
Ông Trần bị kết án 4 năm tù giam hồi năm 2006 vì đã phanh phui các vụ lạm dụng theo chính sách cưỡng bức phá thai để kiểm soát dân số của Trung Quốc. Ông bị quản thúc tại gia kể từ năm 2010.
Ông rời đại sứ quán Mỹ sau khi chấp nhận một thỏa thiệp giữa Hoa Kỳ và giới hữu trách Trung Quốc, theo đó cho phép ông ở tại một nơi ‘an toàn’ ở Trung Quốc. Nhưng ông đổi ý sau khi không còn được Mỹ bảo vệ, nói rằng ông không cảm thấy an toàn và đề nghị được tới Mỹ.