Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy Rạn san hô Great Barrier ở Australia, sinh vật lớn nhất thế giới, đã mất đi hơn phân nửa số san hô của nó trong 3 thập niên qua.
Các nhà khoa học của Viện Khoa học Hải dương Australia cho biết thiệt hại vì bão và sự bùng nổ dân số của loại sao biển “vương miện gai” là nguyên do chính gây ra sự tàn phá của Địa điểm Di sản Thế giới này.
Với một mức độ thấp hơn, nước biển ấm hơn cũng làm cho san hô bị hư hại.
Bản phúc trình cũng cho thấy sự giảm thiểu của hiện tượng biến đổi khí hậu và sự cải thiện phẩm chất nước quanh rạn san hô là vô cùng cần thiết cho tương lai của nó.
Các nhà khoa học nói rằng nếu không có sự can thiệp, số san hô ở đây có thể lại giảm đi phân nửa vào năm 2022.
Bản phúc trình cho biết tuy sự thất thoát san hô ở rạn san hô này xảy ra với tỉ lệ 0,53% mỗi năm kể từ năm 1985, nhưng hầu hết sự thiệt hại xảy ra ở khu vực phía nam trong khi vùng phía bắc tương đối ổn định.
Rạn san hô Great Barrier bao phủ một khu vực rộng 345.000 kilomét vuông trong vùng biển đông bắc Australia.
Các nhà khoa học của Viện Khoa học Hải dương Australia cho biết thiệt hại vì bão và sự bùng nổ dân số của loại sao biển “vương miện gai” là nguyên do chính gây ra sự tàn phá của Địa điểm Di sản Thế giới này.
Với một mức độ thấp hơn, nước biển ấm hơn cũng làm cho san hô bị hư hại.
Bản phúc trình cũng cho thấy sự giảm thiểu của hiện tượng biến đổi khí hậu và sự cải thiện phẩm chất nước quanh rạn san hô là vô cùng cần thiết cho tương lai của nó.
Các nhà khoa học nói rằng nếu không có sự can thiệp, số san hô ở đây có thể lại giảm đi phân nửa vào năm 2022.
Bản phúc trình cho biết tuy sự thất thoát san hô ở rạn san hô này xảy ra với tỉ lệ 0,53% mỗi năm kể từ năm 1985, nhưng hầu hết sự thiệt hại xảy ra ở khu vực phía nam trong khi vùng phía bắc tương đối ổn định.
Rạn san hô Great Barrier bao phủ một khu vực rộng 345.000 kilomét vuông trong vùng biển đông bắc Australia.