HOUSTON, TEXAS —
Đáp lời của nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đóng góp vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, một nhóm 72 nhà trí thức đã đưa ra bản tham gia ý kiến chi tiết được mệnh danh là Kiến nghị 72. Bản tham gia ý kiến này yêu cầu bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp, thành lập thể chế đa nguyên đa đảng, có tam quyền phân lập rõ ràng, phi chính trị hóa quân đội và trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân. Bản Kiến nghị 72 đã có hàng ngàn chữ ký ủng hộ. Sự kiện này đã khiến nhiều người có một chút hy vọng, là có lẽ đã đến lúc Việt Nam thay đổi để dân chủ hóa đất nước hầu theo kịp đà tiến triển của thế giới.
Tuy nhiên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã làm mọi người ngỡ ngàng với câu nói, về các góp ý sửa đổi hiến pháp: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống." Theo Bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam tối 25/2 ông Trọng đã phát biểu trong khi ông tới tỉnh Phú Thọ:
"Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó."
Lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng gây sửng sốt cho nhiều người trong cũng như ngoài nước, và nhiều người lên tiếng phản hồi. Tuy nhiên có lẽ bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên có tựa đề ‘Vài lời với Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng’ của báo Gia đình và Xã hội được nhiều người chú ý nhất.
Nguyễn Đắc Kiên đã bị cách chức 24 giờ sau đó. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bác bỏ các nhận định của TBT Nguyễn Phú Trọng và cho rằng Kiến Nghị 72 phản ánh nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam.
GS Nguyễn Chính Kết là một thành viên trong ban điều hành Khối 8406 Hải Ngoại có nhận xét như sau về bản Kiến nghị 72:
“Tôi cho rằng đó là một phương cách đấu tranh rất là tuyệt vời để cho đảng CS biết người dân chán ghét cái cách cai trị của đảng CS lắm rồi, vì đã làm cho đất nước tụt hậu và nghèo đói suốt gần 70 năm nay. Các ông đó nên nhường quyền cai trị cho người khác hay đảng phái khác xứng đáng hơn. Kết quả của bản kiến nghị này là tạo được ý thức trong dân chúng về bản chất gian dối và sự bất lực của đảng CSVN trong việc giải quyết những vấn nạn của đất nước, đồng thời gây nên một làn sóng đấu tranh mạnh hơn trong dân chúng.”
Một nhà bình luận chính trị cho đài truyền hình Việt Ngữ BYN tại Houston là ông Đỗ Đăng Giao thì đồng ý với các điều nêu lên trong Kiến nghị 72:
“Đọc qua Kiến Nghị đó thì tôi thấy là có nhiều điểm tôi cũng đồng ý. Tất cả những điều, từ điều 1 tới 6, nó đều phù hợp với lại một Hiến pháp của chế độ dân chủ.”
Trong khi đó nhà báo Lễ Diễn Đức, thì nói là ông không hy vọng gì vào thiện chí của nhà nước Việt Nam trong vụ này, mặc dù ông cũng ký tên ủng hộ Kiến nghị 72:
“Tôi cũng là một người đã ký ủng hộ vào chuyện đó. Tôi không có bất kỳ một cái suy nghĩ ảo tưởng ở một cái thiện chí nào ở phía chính quyền Hà Nội cả, bởi vì họ vẫn cố tình cay cú và tất cả các bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, trên báo đảng chính thức đều đập lại những lập luận của các nhà trí thức. Theo tôi nghĩ đây chỉ là một một cuộc tập dượt của công dân, thức tỉnh xã hội làm cho mọi người thấy được cái biến chuyển như vậy. Hiến pháp là một khế ước của xã hội chứ không phải là một bộ luật của nhà nước. Cho nên tôi không nhìn thấy một biến chuyển nào lớn hết.”
Giáo Sư Nguyễn Chính Kết cho rằng lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng đã phản ánh một thái độ coi thường người dân:
“Quả thật tôi không thể ngờ được một nhà lãnh đạo đất nước mà lại có lời phát biểu ngu xuẩn như vậy. Nó xúc phạm tới nhân dân rất là nhiều, và những phát biểu ấy làm cho cả thế giới thấy được rõ ràng cái sự tham quyền cố vị và bản chất lật lọng của đảng CSVN, đồng thời cho thấy việc lấy ý kiến nhân dân chỉ là trò lừa bịp, mị dân chứ không phải là để biết nguyện vọng đích thực của người dân là gì. Lời phát biểu ấy chỉ làm dân chúng thêm phẫn nộ.”
Ông chia sẻ sự cảm phục của ông với những người trong nước và đặc biệt với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khi can đảm lên tiếng:
“Tôi rất là vui mừng và cảm phục khi thấy Hội đồng Giám mục Việt Nam, các nhà trí thức và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã can đảm lên tiếng đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, tức là phủ nhận sự lãnh đạo bất lực của đảng CSVN. Những tầng lớp này mà lên tiếng thì sẽ khuyến khích dân chúng lên tiếng theo.”
Còn ông Đỗ Đăng Giáo thì cho rằng ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã có những lời phát biểu khinh thường khát vọng tự do dân chủ của người dân:
“Ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã sai lầm khi ông qui chụp những người góp ý kiến, là suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị và suy thoái tư tưởng. Tôi nghĩ là ông ấy đã sai lầm trong việc nhận định về khát vọng của người dân trong nước, được có tự do và dân chủ.”
Ông Giao nhận định rằng nhà báo Nguyễn Đức Kiên là người có can đảm phê bình một lãnh tụ đảng CSVN nặng nề và chính xác:
“Tất nhiên có nhiều người phản đối nhưng theo tôi biết thì hình như ông Nguyễn Đắc Kiên là người đầu tiên viết lên bài với tựa đề 'Vài lời với TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng'. Phải nói là bài viết của ông Nguyễn Đức Kiên rất là hay, và rất là sắt thép, vì ông phân tích rất là chính xác. Chưa có khi nào một người dân mà có nhận định phê phán một người đứng đầu đảng Cộng Sản VN với lời lẽ nặng nề như vậy.”
Nhìn về tương lai của một tiến trình dân chủ ôn hòa như tại Miến Điện có thể sẽ xảy ra tại Việt Nam, các nhà bình luận chính trị có những quan điểm cũng như hy vọng khác nhau.
Giáo sư Nguyễn Chính Kết nói rằng chỉ khi nào đảng CSVN từ bỏ điều 4 Hiến pháp thì mới có hy vọng cho một tiến trình dân chủ ôn hòa tại quê nhà:
“Tôi mong rằng các nhà lãnh đạo đảng CSVN giác ngộ được điều này, là không bỏ điều 4 Hiến pháp mà cứ ngoan cố tiếp tục nắm quyền với bất cứ giá nào thì đó là con đường tự sát của đảng CSVN. Chỉ khi nào giới lãnh đạo đảng CSVN giác ngộ được điều ấy thì họ mới từ bỏ quyền lực và như vậy mới có được một tiến trình dân chủ ôn hòa tại Việt Nam.”
Ông Đỗ Đăng Giao thì cho rằng rất có thể đảng CSVN tiếp tục bỏ qua sự góp ý của người dân:
“Người dân trong nước hiện thời đều muốn có một Hiến pháp thật sự dân chủ, thì nếu họ làm như vậy, tôi nghĩ rằng là họ sẽ phải trả giá rất đắt cho việc coi thường những khát vọng của người dân.”
Nhà báo Lê Diễn Đức thì so sánh với cuộc sụp đổ của Cộng sản Ba Lan, ông cho rằng chưa hy vọng có sự chuyển hóa qua dân chủ tại Việt Nam:
“Cả xã hội còn sống trong sự sợ hãi, cho nên là chưa có một phong trào xã hội, chưa tạo một sức bật của xã hội, thì chưa thể làm cách mạng được, cuộc cách mạng nào cũng là quần chúng. Để dẫn dắt cuộc cách mạng thì cần phải số đông, nhưng mà số đông hiện nay chưa có. Cho nên là hy vọng rằng, có một sự chuyển biến nào ở Việt Nam, theo tôi, là còn rất là ảo tưởng.”
Your browser doesn’t support HTML5
Đáp lời của nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đóng góp vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, một nhóm 72 nhà trí thức đã đưa ra bản tham gia ý kiến chi tiết được mệnh danh là Kiến nghị 72. Bản tham gia ý kiến này yêu cầu bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp, thành lập thể chế đa nguyên đa đảng, có tam quyền phân lập rõ ràng, phi chính trị hóa quân đội và trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân. Bản Kiến nghị 72 đã có hàng ngàn chữ ký ủng hộ. Sự kiện này đã khiến nhiều người có một chút hy vọng, là có lẽ đã đến lúc Việt Nam thay đổi để dân chủ hóa đất nước hầu theo kịp đà tiến triển của thế giới.
Tuy nhiên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã làm mọi người ngỡ ngàng với câu nói, về các góp ý sửa đổi hiến pháp: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống." Theo Bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam tối 25/2 ông Trọng đã phát biểu trong khi ông tới tỉnh Phú Thọ:
"Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó."
Nguyễn Đắc Kiên đã bị cách chức 24 giờ sau đó. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bác bỏ các nhận định của TBT Nguyễn Phú Trọng và cho rằng Kiến Nghị 72 phản ánh nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam.
GS Nguyễn Chính Kết là một thành viên trong ban điều hành Khối 8406 Hải Ngoại có nhận xét như sau về bản Kiến nghị 72:
“Tôi cho rằng đó là một phương cách đấu tranh rất là tuyệt vời để cho đảng CS biết người dân chán ghét cái cách cai trị của đảng CS lắm rồi, vì đã làm cho đất nước tụt hậu và nghèo đói suốt gần 70 năm nay. Các ông đó nên nhường quyền cai trị cho người khác hay đảng phái khác xứng đáng hơn. Kết quả của bản kiến nghị này là tạo được ý thức trong dân chúng về bản chất gian dối và sự bất lực của đảng CSVN trong việc giải quyết những vấn nạn của đất nước, đồng thời gây nên một làn sóng đấu tranh mạnh hơn trong dân chúng.”
Một nhà bình luận chính trị cho đài truyền hình Việt Ngữ BYN tại Houston là ông Đỗ Đăng Giao thì đồng ý với các điều nêu lên trong Kiến nghị 72:
“Đọc qua Kiến Nghị đó thì tôi thấy là có nhiều điểm tôi cũng đồng ý. Tất cả những điều, từ điều 1 tới 6, nó đều phù hợp với lại một Hiến pháp của chế độ dân chủ.”
Trong khi đó nhà báo Lễ Diễn Đức, thì nói là ông không hy vọng gì vào thiện chí của nhà nước Việt Nam trong vụ này, mặc dù ông cũng ký tên ủng hộ Kiến nghị 72:
“Tôi cũng là một người đã ký ủng hộ vào chuyện đó. Tôi không có bất kỳ một cái suy nghĩ ảo tưởng ở một cái thiện chí nào ở phía chính quyền Hà Nội cả, bởi vì họ vẫn cố tình cay cú và tất cả các bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, trên báo đảng chính thức đều đập lại những lập luận của các nhà trí thức. Theo tôi nghĩ đây chỉ là một một cuộc tập dượt của công dân, thức tỉnh xã hội làm cho mọi người thấy được cái biến chuyển như vậy. Hiến pháp là một khế ước của xã hội chứ không phải là một bộ luật của nhà nước. Cho nên tôi không nhìn thấy một biến chuyển nào lớn hết.”
Giáo Sư Nguyễn Chính Kết cho rằng lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng đã phản ánh một thái độ coi thường người dân:
“Quả thật tôi không thể ngờ được một nhà lãnh đạo đất nước mà lại có lời phát biểu ngu xuẩn như vậy. Nó xúc phạm tới nhân dân rất là nhiều, và những phát biểu ấy làm cho cả thế giới thấy được rõ ràng cái sự tham quyền cố vị và bản chất lật lọng của đảng CSVN, đồng thời cho thấy việc lấy ý kiến nhân dân chỉ là trò lừa bịp, mị dân chứ không phải là để biết nguyện vọng đích thực của người dân là gì. Lời phát biểu ấy chỉ làm dân chúng thêm phẫn nộ.”
Ông chia sẻ sự cảm phục của ông với những người trong nước và đặc biệt với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khi can đảm lên tiếng:
“Tôi rất là vui mừng và cảm phục khi thấy Hội đồng Giám mục Việt Nam, các nhà trí thức và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã can đảm lên tiếng đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, tức là phủ nhận sự lãnh đạo bất lực của đảng CSVN. Những tầng lớp này mà lên tiếng thì sẽ khuyến khích dân chúng lên tiếng theo.”
Còn ông Đỗ Đăng Giáo thì cho rằng ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã có những lời phát biểu khinh thường khát vọng tự do dân chủ của người dân:
“Ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã sai lầm khi ông qui chụp những người góp ý kiến, là suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị và suy thoái tư tưởng. Tôi nghĩ là ông ấy đã sai lầm trong việc nhận định về khát vọng của người dân trong nước, được có tự do và dân chủ.”
Ông Giao nhận định rằng nhà báo Nguyễn Đức Kiên là người có can đảm phê bình một lãnh tụ đảng CSVN nặng nề và chính xác:
“Tất nhiên có nhiều người phản đối nhưng theo tôi biết thì hình như ông Nguyễn Đắc Kiên là người đầu tiên viết lên bài với tựa đề 'Vài lời với TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng'. Phải nói là bài viết của ông Nguyễn Đức Kiên rất là hay, và rất là sắt thép, vì ông phân tích rất là chính xác. Chưa có khi nào một người dân mà có nhận định phê phán một người đứng đầu đảng Cộng Sản VN với lời lẽ nặng nề như vậy.”
Nhìn về tương lai của một tiến trình dân chủ ôn hòa như tại Miến Điện có thể sẽ xảy ra tại Việt Nam, các nhà bình luận chính trị có những quan điểm cũng như hy vọng khác nhau.
Giáo sư Nguyễn Chính Kết nói rằng chỉ khi nào đảng CSVN từ bỏ điều 4 Hiến pháp thì mới có hy vọng cho một tiến trình dân chủ ôn hòa tại quê nhà:
“Tôi mong rằng các nhà lãnh đạo đảng CSVN giác ngộ được điều này, là không bỏ điều 4 Hiến pháp mà cứ ngoan cố tiếp tục nắm quyền với bất cứ giá nào thì đó là con đường tự sát của đảng CSVN. Chỉ khi nào giới lãnh đạo đảng CSVN giác ngộ được điều ấy thì họ mới từ bỏ quyền lực và như vậy mới có được một tiến trình dân chủ ôn hòa tại Việt Nam.”
Ông Đỗ Đăng Giao thì cho rằng rất có thể đảng CSVN tiếp tục bỏ qua sự góp ý của người dân:
“Người dân trong nước hiện thời đều muốn có một Hiến pháp thật sự dân chủ, thì nếu họ làm như vậy, tôi nghĩ rằng là họ sẽ phải trả giá rất đắt cho việc coi thường những khát vọng của người dân.”
Nhà báo Lê Diễn Đức thì so sánh với cuộc sụp đổ của Cộng sản Ba Lan, ông cho rằng chưa hy vọng có sự chuyển hóa qua dân chủ tại Việt Nam:
“Cả xã hội còn sống trong sự sợ hãi, cho nên là chưa có một phong trào xã hội, chưa tạo một sức bật của xã hội, thì chưa thể làm cách mạng được, cuộc cách mạng nào cũng là quần chúng. Để dẫn dắt cuộc cách mạng thì cần phải số đông, nhưng mà số đông hiện nay chưa có. Cho nên là hy vọng rằng, có một sự chuyển biến nào ở Việt Nam, theo tôi, là còn rất là ảo tưởng.”