Một tòa án ở Pháp đã mở phiên tòa đầu tiên ở nước này xét xử vụ diệt chủng Rwanda năm 1994.
Cựu sĩ quan quân đội người Rwanda, Pascal Simbikangwa, bị cáo buộc cung cấp vũ khí và hướng dẫn những người Hutu cực đoan trong cuộc tấn công giết chết khoảng 800.000 người.
Bị cáo 54 tuổi ngồi xe lăn có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội. Ông đã tuyên bố không có tội trước những cáo buộc đồng lõa trong vụ diệt chủng và tội ác chống nhân loại.
Phiên tòa được những người vận động nhân quyền ca ngợi. Họ đã cáo buộc Pháp không làm hết sức để ngăn vụ diệt chủng hay mang thủ phạm ra trước công lý.
Pháp từng có quan hệ thân thiết với chính phủ Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana. Cái chết của ông trong một tai nạn máy bay đã khơi mào vụ thảm sát sắc dân Tutsi và người Hutu ôn hòa.
Simbikangwa đào thoát khỏi Rwanda sau vụ diệt chủng và bị phát hiện ở trên đảo Mayotte của Pháp vào năm 2008.
Luật sư bị cáo bày tỏ lo sợ rằng ông ta sẽ không nhận được xét xử công bằng do thiếu người làm chứng biện hộ cho ông.
Cựu sĩ quan quân đội người Rwanda, Pascal Simbikangwa, bị cáo buộc cung cấp vũ khí và hướng dẫn những người Hutu cực đoan trong cuộc tấn công giết chết khoảng 800.000 người.
Bị cáo 54 tuổi ngồi xe lăn có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội. Ông đã tuyên bố không có tội trước những cáo buộc đồng lõa trong vụ diệt chủng và tội ác chống nhân loại.
Phiên tòa được những người vận động nhân quyền ca ngợi. Họ đã cáo buộc Pháp không làm hết sức để ngăn vụ diệt chủng hay mang thủ phạm ra trước công lý.
Pháp từng có quan hệ thân thiết với chính phủ Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana. Cái chết của ông trong một tai nạn máy bay đã khơi mào vụ thảm sát sắc dân Tutsi và người Hutu ôn hòa.
Simbikangwa đào thoát khỏi Rwanda sau vụ diệt chủng và bị phát hiện ở trên đảo Mayotte của Pháp vào năm 2008.
Luật sư bị cáo bày tỏ lo sợ rằng ông ta sẽ không nhận được xét xử công bằng do thiếu người làm chứng biện hộ cho ông.