Chính phủ Pháp bày tỏ quan ngại về lập trường của Iran trong các cuộc thương thảo với Pháp và những cường quốc thế giới khác đang nỗ lực ngăn chận chương trình hạt nhân của Iran. Các nhà ngoại giao tại Geneva cho biết 3 ngày thảo luận tại đây với các giới chức Iran sẽ sớm chấm dứt mà không đạt được một thỏa thuận toàn diện nào.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani thúc đẩy 6 cường quốc đừng bỏ qua điều ông gọi là “cơ hội đặc biệt” để đạt được một thoả hiệp tại Geneva giải quyết tranh chấp về hạt nhân của Iran kéo dài một thập niên nay.
Thông tấn xã nhà nước Iran IRNA loan tin là Tổng thống Iran đưa ra nhận xét này trong một cuộc họp tại Tehran vào ngày thứ Bảy với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida.
Bộ trưởng ngoại giao Pháp Laurent Fabius tham dự các cuộc thương thảo tại Geneva nói Paris không hài lòng với lập trường của Iran và sẽ không tham gia vào điều ông gọi là một “thoả thuận sai lầm.”
Phát biểu với Đài phát thanh France Inter ông Fabius nói Iran phải ngưng hoạt động của lò phản ứng sản xuất plutonium tại thành phố Arak nằm ở miền tây Iran. Ông cũng kêu gọi giảm bớt mức tinh chế của chất uranium được làm giàu ở mức cao trong kho dự trữ của Iran.
Hoa Kỳ và đồng minh cáo buộc Iran tinh chế uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân. Các nước này lo ngại chất plutonium do Iran sản xuất cũng sẽ được tái chế thành nguyên liệu để chế tạo vũ khí hạt nhân. Tehran cương quyết cho rằng chương trình hạt nhân của nước này chỉ dùng để tạo ra điện và nghiên cứu y khoa mà thôi.
Hiện chưa rõ nhận định của ông Fabius phản ánh đến mức nào quan điểm của 5 cường quốc liên hệ đến những cuộc thảo luận với Iran gồm Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nga và Trung Quốc. Một số nhà ngoại giao nói Pháp dường như đòi hỏi nghiêm khắc hơn đối với Iran hơn các cường quốc khác.
Truyền thông Iran trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif nói rằng có sự chia rẽ giữa 6 cường quốc. Ông Zarif, trưởng đoàn thương thuyết của Iran tại Geneva, cho biết nếu vòng đàm phán hiện nay không đạt đến một thoả thuận, một vòng đàm phán mới sẽ được tổ chức trong vòng 7 đến 10 ngày.
Các phóng viên tại Geneva nói Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và người đứng đầu chính sách ngoại giao của Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton sẽ ra tuyên bố vào cuối ngày thứ Bảy.
Từ lâu Iran đã chống lại những yêu cầu của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngưng việc tinh chế hạt nhân. Tuy nhiên chính phủ mới Iran nhậm chức vào tháng 7 năm nay đã cho biết là có thể có những thoả hiệp trong nhịp độ hoạt động hạt nhân của nước này.
Để đổi lại, Iran muốn giảm bớt những chế tài quốc tế đã làm nền kinh tế nước này bị ngưng trệ.
Sáng ngày thứ Bảy, Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague nói các cuộc thảo luận đã có “tiến bộ rất tốt,” nhưng vẫn còn có những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết trước khi đạt đến một thoả thuận.
Hôm thứ Sáu ngoại trưởng Kerry nói còn có những “khác biệt quan trọng giữa Iran và các cường quốc phương Tây nhưng các bên đã “tích cực làm việc.”
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tham gia các cuộc thương thuyết vào ngày thứ Bảy và Trung Quốc đã phái thứ trưởng ngoại giao Lý Bảo Đông đến Geneva.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani thúc đẩy 6 cường quốc đừng bỏ qua điều ông gọi là “cơ hội đặc biệt” để đạt được một thoả hiệp tại Geneva giải quyết tranh chấp về hạt nhân của Iran kéo dài một thập niên nay.
Thông tấn xã nhà nước Iran IRNA loan tin là Tổng thống Iran đưa ra nhận xét này trong một cuộc họp tại Tehran vào ngày thứ Bảy với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida.
Bộ trưởng ngoại giao Pháp Laurent Fabius tham dự các cuộc thương thảo tại Geneva nói Paris không hài lòng với lập trường của Iran và sẽ không tham gia vào điều ông gọi là một “thoả thuận sai lầm.”
Phát biểu với Đài phát thanh France Inter ông Fabius nói Iran phải ngưng hoạt động của lò phản ứng sản xuất plutonium tại thành phố Arak nằm ở miền tây Iran. Ông cũng kêu gọi giảm bớt mức tinh chế của chất uranium được làm giàu ở mức cao trong kho dự trữ của Iran.
Hoa Kỳ và đồng minh cáo buộc Iran tinh chế uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân. Các nước này lo ngại chất plutonium do Iran sản xuất cũng sẽ được tái chế thành nguyên liệu để chế tạo vũ khí hạt nhân. Tehran cương quyết cho rằng chương trình hạt nhân của nước này chỉ dùng để tạo ra điện và nghiên cứu y khoa mà thôi.
Hiện chưa rõ nhận định của ông Fabius phản ánh đến mức nào quan điểm của 5 cường quốc liên hệ đến những cuộc thảo luận với Iran gồm Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nga và Trung Quốc. Một số nhà ngoại giao nói Pháp dường như đòi hỏi nghiêm khắc hơn đối với Iran hơn các cường quốc khác.
Truyền thông Iran trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif nói rằng có sự chia rẽ giữa 6 cường quốc. Ông Zarif, trưởng đoàn thương thuyết của Iran tại Geneva, cho biết nếu vòng đàm phán hiện nay không đạt đến một thoả thuận, một vòng đàm phán mới sẽ được tổ chức trong vòng 7 đến 10 ngày.
Các phóng viên tại Geneva nói Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và người đứng đầu chính sách ngoại giao của Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton sẽ ra tuyên bố vào cuối ngày thứ Bảy.
Từ lâu Iran đã chống lại những yêu cầu của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngưng việc tinh chế hạt nhân. Tuy nhiên chính phủ mới Iran nhậm chức vào tháng 7 năm nay đã cho biết là có thể có những thoả hiệp trong nhịp độ hoạt động hạt nhân của nước này.
Để đổi lại, Iran muốn giảm bớt những chế tài quốc tế đã làm nền kinh tế nước này bị ngưng trệ.
Sáng ngày thứ Bảy, Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague nói các cuộc thảo luận đã có “tiến bộ rất tốt,” nhưng vẫn còn có những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết trước khi đạt đến một thoả thuận.
Hôm thứ Sáu ngoại trưởng Kerry nói còn có những “khác biệt quan trọng giữa Iran và các cường quốc phương Tây nhưng các bên đã “tích cực làm việc.”
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tham gia các cuộc thương thuyết vào ngày thứ Bảy và Trung Quốc đã phái thứ trưởng ngoại giao Lý Bảo Đông đến Geneva.