MANILA —
Philippine Red Cross (Hội Chữ thập đỏ Philippines): www.redcross.org.ph/
International Committee of the Red Cross (Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế): http://www.icrc.org/
Care (Tổ chức Care): www.care.org/
World Food Program USA (Chương trình Thực phẩm Thế giới Hoa Kỳ: www.wfpusa.org/
Habitat for Humanity (Môi trường sống cho Nhân loại): www.give2habitat.org/home
UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc): www.unicef.org/
Doctors Without Borders (Y sĩ Không Biên giới): www.doctorswithoutborders.org/
Oxfam (Tổ chức Oxfam): www.oxfam.org/
International Rescue Committee (Uỷ ban Cứu trợ Quốc tế): www.rescue.org/Typhoon-Haiyan
Save the Children (Cứu giúp Trẻ em): www.savethechildren.org
Vật phẩm cứu trợ cấp thiết đã bắt đầu đến những vùng khó đi lại ở trung bộ Philippin một tuần sau khi một cơn siêu bão tàn phá khắp khu vực. Thông tín viên VOA Simone Orendain tường thuật rằng các giới chức Philippin nói số tử vong nay lên tới 3.621 người, nhưng thừa nhận rằng có phần chắc con số sẽ tăng thêm.
Hậu quả thiên tai đã gây khó khăn cho việc kiểm điểm số nạn nhân. Nhưng hôm nay, chính phủ ước tính có 1 triệu 400 ngàn người đã bị thất tán vì cơn bão Haiyan và 400.000 người trong số này vẫn còn thiếu thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
Song ngay lúc này, các giới chức thuộc Ðại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila cho hay đã có thêm nhiều nơi nhận được hàng phân phối so với cách đây một ngày.
Phó đại sứ Hoa kỳ Brian Goldbeck nói với các phóng viên ở Manila rằng việc thả dù đồ tiếp liệu đang được thực hiện tại ít nhất 16 địa điểm trong các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên đảo:
“Vậy là có một sự sắp xếp không vận giữa các sân bay địa phương và các phi trường lớn. Tôi nghĩ nay đã có sự phân phối diễn ra ở nhiều nơi mà trước đây tôi không thấy có.”
Khoảng 20 máy bay trực thăng đã đến trên hàng không mẫu hạm USS George Washington, cập vào tỉnh Samar đêm qua ở phía đông Leyte. Ông Goldbeck cho biết các máy bay này sẽ được sử dụng để chở thực phẩm, thuốc men và các đồ tiếp liệu khác đến các vùng không đi lại được. Các máy bay trực thăng của Philippin cũng thả dù hàng hóa xuống.
Nhưng bất kể những tin tức về tiến bộ, tình hình ở thành phố Tacloban bị tác hại nặng nề vẫn rất khó khăn. Các tổ chức nhân đạo quốc tế bầy tỏ sự bất bình rằng họ vẫn chưa có khả năng đến những nơi bên ngoài một số điểm của thành phố.
Bà Orla Fagan là một nhân viên thông tin công cộng thuộc Cơ quan Nhân đạo Vụ Liên Hiệp Quốc ở Manila. Bà bầy tỏ sự lo ngại về lượng nhiên liệu tiếp tế ngày càng ít cho xe cộ chở hàng cứu trợ. Nhưng bà nói đấy mới chỉ là một mối quan tâm:
“Còn có những vấn đề vì thiếu điện. Tôi không biết tình hình như thế nào sáng nay. Có các vấn đề về thông tin liên lạc. Ðiện thoại di động lúc có lúc không vào lúc này… Ðường sá thì vẫn còn đầy những đống đổ nát.”
Trong tuần này, chính phủ Philippin đã nói đây là một vụ khủng hoảng với “các hoạt động hậu cần và cứu trợ lớn nhất được tiến hành từ trước đến nay ở nước này.” Hôm nay, các giới chức bênh vực nỗ lực cứu trợ bất chấp sự kiện không đến được với nhiều người sống sót sau cơn bão.
Tại Tacloban, Bộ trưởng Nội vụ Mar Roxas nói chuyện với các phóng viên:
“Trong một tình huống như thế này, thì không có gì là đủ nhanh. Nhu cầu thật to lớn, nhu cầu thật cấp bách. Ta không thể gạt bất cứ ai ra một bên bởi vì tất cả mọi người và cùng một lúc đều đói, đều không có nước, không có thông tin liên lạc, không có điện. Sự khó khăn ở đây quả thực gần như ngày tận thế.”
Sáng nay, các giới chức cho hay chính phủ đã đạt được mục tiêu phân phát các gói thực phẩm cho 40 địa điểm hẻo lánh quanh Tacloban trong thời gian 24 tiếng đồng hồ. Khoản tiếp liệu này sẽ đủ cho ít nhất 2 ngày, có thể là 3 ngày. Nhưng điều đó có nghĩa là sẽ phải tiếp tục phân phối thức phẩm để có thể nuôi ăn hàng trăm ngàn người đói khát, không nhà.
Danh sách các tổ chức giúp nạn nhân bão lụt ở Philippines
Danh sách các tổ chức giúp nạn nhân bão lụt ở PhilippinesPhilippine Red Cross (Hội Chữ thập đỏ Philippines): www.redcross.org.ph/
International Committee of the Red Cross (Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế): http://www.icrc.org/
Care (Tổ chức Care): www.care.org/
World Food Program USA (Chương trình Thực phẩm Thế giới Hoa Kỳ: www.wfpusa.org/
Habitat for Humanity (Môi trường sống cho Nhân loại): www.give2habitat.org/home
UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc): www.unicef.org/
Doctors Without Borders (Y sĩ Không Biên giới): www.doctorswithoutborders.org/
Oxfam (Tổ chức Oxfam): www.oxfam.org/
International Rescue Committee (Uỷ ban Cứu trợ Quốc tế): www.rescue.org/Typhoon-Haiyan
Save the Children (Cứu giúp Trẻ em): www.savethechildren.org
Hậu quả thiên tai đã gây khó khăn cho việc kiểm điểm số nạn nhân. Nhưng hôm nay, chính phủ ước tính có 1 triệu 400 ngàn người đã bị thất tán vì cơn bão Haiyan và 400.000 người trong số này vẫn còn thiếu thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
Song ngay lúc này, các giới chức thuộc Ðại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila cho hay đã có thêm nhiều nơi nhận được hàng phân phối so với cách đây một ngày.
Phó đại sứ Hoa kỳ Brian Goldbeck nói với các phóng viên ở Manila rằng việc thả dù đồ tiếp liệu đang được thực hiện tại ít nhất 16 địa điểm trong các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên đảo:
“Vậy là có một sự sắp xếp không vận giữa các sân bay địa phương và các phi trường lớn. Tôi nghĩ nay đã có sự phân phối diễn ra ở nhiều nơi mà trước đây tôi không thấy có.”
Khoảng 20 máy bay trực thăng đã đến trên hàng không mẫu hạm USS George Washington, cập vào tỉnh Samar đêm qua ở phía đông Leyte. Ông Goldbeck cho biết các máy bay này sẽ được sử dụng để chở thực phẩm, thuốc men và các đồ tiếp liệu khác đến các vùng không đi lại được. Các máy bay trực thăng của Philippin cũng thả dù hàng hóa xuống.
Nhưng bất kể những tin tức về tiến bộ, tình hình ở thành phố Tacloban bị tác hại nặng nề vẫn rất khó khăn. Các tổ chức nhân đạo quốc tế bầy tỏ sự bất bình rằng họ vẫn chưa có khả năng đến những nơi bên ngoài một số điểm của thành phố.
Bà Orla Fagan là một nhân viên thông tin công cộng thuộc Cơ quan Nhân đạo Vụ Liên Hiệp Quốc ở Manila. Bà bầy tỏ sự lo ngại về lượng nhiên liệu tiếp tế ngày càng ít cho xe cộ chở hàng cứu trợ. Nhưng bà nói đấy mới chỉ là một mối quan tâm:
“Còn có những vấn đề vì thiếu điện. Tôi không biết tình hình như thế nào sáng nay. Có các vấn đề về thông tin liên lạc. Ðiện thoại di động lúc có lúc không vào lúc này… Ðường sá thì vẫn còn đầy những đống đổ nát.”
Trong tuần này, chính phủ Philippin đã nói đây là một vụ khủng hoảng với “các hoạt động hậu cần và cứu trợ lớn nhất được tiến hành từ trước đến nay ở nước này.” Hôm nay, các giới chức bênh vực nỗ lực cứu trợ bất chấp sự kiện không đến được với nhiều người sống sót sau cơn bão.
Tại Tacloban, Bộ trưởng Nội vụ Mar Roxas nói chuyện với các phóng viên:
“Trong một tình huống như thế này, thì không có gì là đủ nhanh. Nhu cầu thật to lớn, nhu cầu thật cấp bách. Ta không thể gạt bất cứ ai ra một bên bởi vì tất cả mọi người và cùng một lúc đều đói, đều không có nước, không có thông tin liên lạc, không có điện. Sự khó khăn ở đây quả thực gần như ngày tận thế.”
Sáng nay, các giới chức cho hay chính phủ đã đạt được mục tiêu phân phát các gói thực phẩm cho 40 địa điểm hẻo lánh quanh Tacloban trong thời gian 24 tiếng đồng hồ. Khoản tiếp liệu này sẽ đủ cho ít nhất 2 ngày, có thể là 3 ngày. Nhưng điều đó có nghĩa là sẽ phải tiếp tục phân phối thức phẩm để có thể nuôi ăn hàng trăm ngàn người đói khát, không nhà.