GENEVE —
Nhóm đầu tiên trong số 300 cố vấn quân sự mà Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cam kết giúp đỡ Iraq chống lại cuộc nổi dậy gia tăng mạnh của các phần tử tranh đấu Sunni đã bắt đầu công tác thẩm định tình hình.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Đô đốc John Kirby nói rằng hai đội hoạt động đặc biệt – tổng cộng có 40 nhân viên đã làm việc tại Iraq – bắt đầu công tác của họ hôm thứ Ba.
Ông nói rằng có thêm 90 binh sĩ, được Bộ Tư lệnh Trung ương đưa tới bằng phi cơ giờ đây đang ở thủ đô Iraq để thiết lập một trung tâm hành quân hỗn hợp mới.
Một nhóm khác gồm bốn đội sẽ tới trong vòng vài ngày nữa, nâng tổng số nhân viên quân sự Hoa Kỳ lên tới gần 200 người.
Hoa Kỳ cũng sử dụng máy bay trinh sát bên trên bầu trời Iraq, từ 30 tới 35 chuyến bay một ngày, để giúp có ý niệm tốt hơn về tình hình an ninh dưới mặt đất, nơi binh sĩ Iraq chiến đấu chống phe nổi dậy di chuyển nhanh chóng.
Các phần tử tranh đấu bạo động Hồi giáo Sunni - nhóm ly khai của mạng lưới al-Qaida có tên là Nhà nước Hồi Giáo Iraq và vùng Levant, hay ISIL - đã gây ra một cuộc khủng hoảng tại Iraq.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã gặp tại Irbil hôm thứ Ba với Tổng thống vùng tự trị người Kurd ở miền bắc Iraq, ông Massoud Barzani.
Cả ông Kerry lẩn Tổng thống Obama đã nói rằng Iraq phải thành lập một chính phủ gồm nhiều thành phần với sự tham gia của các nhóm thiểu số Sunni và Kurd.
Quân đội Kurd đã chiếm quyền kiểm soát thành phố Kirkuk có nguồn dầu hỏa phong phú, một trong những khu vực mà lực lượng bảo an Iraq đã bỏ chạy khi các phần tử tranh đấu ISIL chiếm phần lãnh thổ này.
Một giới chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhấn mạnh tới sự quan trọng trong việc tham gia của người Kurd tại Iraq, và nói rằng sự kiện họ rút lui khỏi tiến trình chính trị Iraq sẽ “làm gia tăng tốc độ của nhiều khuynh hướng tiêu cực.”
Hôm thứ Ba, Liên Hiệp Quốc nói rằng, hơn 1000 người bị giết tại Iraq trong tháng Sáu, hầu hết là thường dân. Iraq đang trải qua tình trạng bạo động tệ hại nhất kể từ năm 2008, với các số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy 4500 người thiệt mạng qua cuối tháng Năm.
Hôm thứ Hai, ông Kerry đã họp với Thủ tướng Nouri al-Maliki, một giáo sĩ Hồi Giáo Shia quan trọng, cùng hai nhà lập pháp cao cấp nhất của người Sunni.
Ông Kerry nói rằng các nhà lãnh đạo Iraq đã bảo đảm với ông là họ sẽ gặp nhau vào kỳ hạn chót là ngày mùng 1 tháng Bảy để thành lập một chính phủ mới; nhưng ông cảnh báo rằng họ phải hành động mau chóng để ngăn chặn đà tiến quân của các phần tử tranh đấu bạo động.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Đô đốc John Kirby nói rằng hai đội hoạt động đặc biệt – tổng cộng có 40 nhân viên đã làm việc tại Iraq – bắt đầu công tác của họ hôm thứ Ba.
Ông nói rằng có thêm 90 binh sĩ, được Bộ Tư lệnh Trung ương đưa tới bằng phi cơ giờ đây đang ở thủ đô Iraq để thiết lập một trung tâm hành quân hỗn hợp mới.
Một nhóm khác gồm bốn đội sẽ tới trong vòng vài ngày nữa, nâng tổng số nhân viên quân sự Hoa Kỳ lên tới gần 200 người.
Hoa Kỳ cũng sử dụng máy bay trinh sát bên trên bầu trời Iraq, từ 30 tới 35 chuyến bay một ngày, để giúp có ý niệm tốt hơn về tình hình an ninh dưới mặt đất, nơi binh sĩ Iraq chiến đấu chống phe nổi dậy di chuyển nhanh chóng.
Các phần tử tranh đấu bạo động Hồi giáo Sunni - nhóm ly khai của mạng lưới al-Qaida có tên là Nhà nước Hồi Giáo Iraq và vùng Levant, hay ISIL - đã gây ra một cuộc khủng hoảng tại Iraq.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã gặp tại Irbil hôm thứ Ba với Tổng thống vùng tự trị người Kurd ở miền bắc Iraq, ông Massoud Barzani.
Cả ông Kerry lẩn Tổng thống Obama đã nói rằng Iraq phải thành lập một chính phủ gồm nhiều thành phần với sự tham gia của các nhóm thiểu số Sunni và Kurd.
Quân đội Kurd đã chiếm quyền kiểm soát thành phố Kirkuk có nguồn dầu hỏa phong phú, một trong những khu vực mà lực lượng bảo an Iraq đã bỏ chạy khi các phần tử tranh đấu ISIL chiếm phần lãnh thổ này.
Một giới chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhấn mạnh tới sự quan trọng trong việc tham gia của người Kurd tại Iraq, và nói rằng sự kiện họ rút lui khỏi tiến trình chính trị Iraq sẽ “làm gia tăng tốc độ của nhiều khuynh hướng tiêu cực.”
Hôm thứ Ba, Liên Hiệp Quốc nói rằng, hơn 1000 người bị giết tại Iraq trong tháng Sáu, hầu hết là thường dân. Iraq đang trải qua tình trạng bạo động tệ hại nhất kể từ năm 2008, với các số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy 4500 người thiệt mạng qua cuối tháng Năm.
Hôm thứ Hai, ông Kerry đã họp với Thủ tướng Nouri al-Maliki, một giáo sĩ Hồi Giáo Shia quan trọng, cùng hai nhà lập pháp cao cấp nhất của người Sunni.
Ông Kerry nói rằng các nhà lãnh đạo Iraq đã bảo đảm với ông là họ sẽ gặp nhau vào kỳ hạn chót là ngày mùng 1 tháng Bảy để thành lập một chính phủ mới; nhưng ông cảnh báo rằng họ phải hành động mau chóng để ngăn chặn đà tiến quân của các phần tử tranh đấu bạo động.