Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) sẽ tổ chức phiên họp hội đồng quản trị đầu tiên từ ngày 23 đến 25 tháng 8 tuần này. Mục đích cuối cùng là để quyên hàng tỉ đô la để giúp những nước đang phát triển thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu.
Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) chính thức ra mắt vào năm 2011 tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu ở Durban, Nam Phi.
Ông Brandon Wu, một nhà phân tích chính sách cao cấp thuộc tổ chức ActionAid của Mỹ, cho biết:
“Cuộc họp hội đồng quản trị của Quỹ Khí hậu Xanh vốn được chờ đợi từ lâu, sẽ diễn ra trong tuần này ở Geneva. Thời điểm cuộc họp cũng hết sức cấp bách. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ trong mùa hè này đã xảy ra nào là hạn hán và thiệt hại mùa màng nặng nề với nạn cháy rừng tràn lan, rồi thêm những lo ngại về giá lương thực tăng cao cùng những vấn đề khác nữa. Những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây ra thậm chí còn nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, vì những nhà nông sản xuất nhỏ không được bảo vệ như chúng ta ở đây. Họ không có bảo hiểm thu hoạch hay các mạng lưới an sinh xã hội.”
Ông Wu cho biết hạn hán có thể khiến cho giá lương thực tăng cao ở Hoa Kỳ, nhưng đối với những người sống ở những nước nghèo, điều đó có nghĩa là họ không có cái để ăn. Thế rồi lại xảy ra những trận lũ lụt. Ông Wu nói tiếp:
“Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, chỉ trận lũ lụt ở Bangkok hồi năm ngoái đã gây thiệt hại 40 tỉ đô la. Và tất nhiên còn bao nhiêu thảm cảnh người dân phải gánh chịu vì thiên tai mà không thể tính bằng tiền được.”
Ông Wu mô tả Quỹ Khí hậu Xanh là "một kênh mà thông qua đó nguồn tài chính có thể được phân phối đồng đều cho các nước đang phát triển." Phía nhà tổ chức hy vọng quyên được 100 tỉ đô la mỗi năm trước năm 2020.
Bà Karen Orenstein thuộc tổ chức “Những người Bạn của Trái đất” nói rằng một số các nhà tài trợ lớn có tiềm năng có nhìn nhận khác về Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) so với các tổ chức xã hội dân sự và nhân đạo. Bà nói:
“Hoa Kỳ, Anh và một số nước phát triển khác nhấn mạnh vai trò của GCF như một phương tiện để thu hút càng nhiều nguồn tài trợ càng tốt từ khu vực tư nhân. Như vậy sẽ tận dụng nguồn tài trợ dành cho biến đổi khí hậu. Điều này là rất đáng lo ngại. Nhiều hoạt động mà GCF sẽ cần tài trợ, đặc biệt là những hoạt động giúp thích ứng và thậm chí khắc phục biến đổi khí hậu, sẽ không sinh ra lợi nhuận, và do đó sẽ không hấp dẫn đối với lĩnh vực tư nhân.”
Bà còn nói rằng Hoa Kỳ và những nước khác sẽ không cam kết đóng góp các "nguồn quỹ đáng kể" cho đến khi họ hiểu rõ cách điều hành GCF. Mỹ từng có lập trường tương tự về Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét. Bà Orenstein giải thích:
“Nhiều tổ chức đang kêu gọi các nước từng đóng góp cho quỹ đầu tư vào khí hậu của Ngân hàng Thế giới hãy thay vào đó, chuyển số tiền này để đóng góp trực tiếp cho Quỹ Khí hậu Xanh. Và tất nhiên nhiều cuộc thảo luận đang diễn ra về các nguồn quỹ rất hứa hẹn, ví dụ như một loại thuế đánh vào những giao dịch tài chính, còn được gọi là thuế Robin Hood.”
Những người ủng hộ cho rằng một khoản thuế đánh vào các giao dịch tài chính, ví dụ như giao dịch tài chính ở Phố Wall, có thể quyên được hàng tỷ đô la.
Bà Orenstein nói bà lấy làm quan ngại về tính minh bạch của cuộc họp hội đồng quản trị đầu tiên của GCF.
“Chúng tôi có lẽ phải đấu tranh để đưa những quan sát viên thuộc các tổ chức xã hội dân sự được vào phòng họp và việc này có vẻ hơi khó khăn. Cuộc họp nên được để mở, được phát đi trên mạng và được lưu trữ lại, giống như cuộc họp tại ủy ban chuyển tiếp để lập ra tổ chức GCF vậy.”
Hội đồng quản trị của Quỹ Khí hậu Xanh có 24 thành viên, phân nửa đến từ các nước phát triển và phân nửa còn lại đến từ các quốc gia đang phát triển
Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) chính thức ra mắt vào năm 2011 tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu ở Durban, Nam Phi.
Ông Brandon Wu, một nhà phân tích chính sách cao cấp thuộc tổ chức ActionAid của Mỹ, cho biết:
“Cuộc họp hội đồng quản trị của Quỹ Khí hậu Xanh vốn được chờ đợi từ lâu, sẽ diễn ra trong tuần này ở Geneva. Thời điểm cuộc họp cũng hết sức cấp bách. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ trong mùa hè này đã xảy ra nào là hạn hán và thiệt hại mùa màng nặng nề với nạn cháy rừng tràn lan, rồi thêm những lo ngại về giá lương thực tăng cao cùng những vấn đề khác nữa. Những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây ra thậm chí còn nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, vì những nhà nông sản xuất nhỏ không được bảo vệ như chúng ta ở đây. Họ không có bảo hiểm thu hoạch hay các mạng lưới an sinh xã hội.”
Ông Wu cho biết hạn hán có thể khiến cho giá lương thực tăng cao ở Hoa Kỳ, nhưng đối với những người sống ở những nước nghèo, điều đó có nghĩa là họ không có cái để ăn. Thế rồi lại xảy ra những trận lũ lụt. Ông Wu nói tiếp:
“Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, chỉ trận lũ lụt ở Bangkok hồi năm ngoái đã gây thiệt hại 40 tỉ đô la. Và tất nhiên còn bao nhiêu thảm cảnh người dân phải gánh chịu vì thiên tai mà không thể tính bằng tiền được.”
Ông Wu mô tả Quỹ Khí hậu Xanh là "một kênh mà thông qua đó nguồn tài chính có thể được phân phối đồng đều cho các nước đang phát triển." Phía nhà tổ chức hy vọng quyên được 100 tỉ đô la mỗi năm trước năm 2020.
Bà Karen Orenstein thuộc tổ chức “Những người Bạn của Trái đất” nói rằng một số các nhà tài trợ lớn có tiềm năng có nhìn nhận khác về Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) so với các tổ chức xã hội dân sự và nhân đạo. Bà nói:
“Hoa Kỳ, Anh và một số nước phát triển khác nhấn mạnh vai trò của GCF như một phương tiện để thu hút càng nhiều nguồn tài trợ càng tốt từ khu vực tư nhân. Như vậy sẽ tận dụng nguồn tài trợ dành cho biến đổi khí hậu. Điều này là rất đáng lo ngại. Nhiều hoạt động mà GCF sẽ cần tài trợ, đặc biệt là những hoạt động giúp thích ứng và thậm chí khắc phục biến đổi khí hậu, sẽ không sinh ra lợi nhuận, và do đó sẽ không hấp dẫn đối với lĩnh vực tư nhân.”
Bà còn nói rằng Hoa Kỳ và những nước khác sẽ không cam kết đóng góp các "nguồn quỹ đáng kể" cho đến khi họ hiểu rõ cách điều hành GCF. Mỹ từng có lập trường tương tự về Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét. Bà Orenstein giải thích:
“Nhiều tổ chức đang kêu gọi các nước từng đóng góp cho quỹ đầu tư vào khí hậu của Ngân hàng Thế giới hãy thay vào đó, chuyển số tiền này để đóng góp trực tiếp cho Quỹ Khí hậu Xanh. Và tất nhiên nhiều cuộc thảo luận đang diễn ra về các nguồn quỹ rất hứa hẹn, ví dụ như một loại thuế đánh vào những giao dịch tài chính, còn được gọi là thuế Robin Hood.”
Những người ủng hộ cho rằng một khoản thuế đánh vào các giao dịch tài chính, ví dụ như giao dịch tài chính ở Phố Wall, có thể quyên được hàng tỷ đô la.
Bà Orenstein nói bà lấy làm quan ngại về tính minh bạch của cuộc họp hội đồng quản trị đầu tiên của GCF.
“Chúng tôi có lẽ phải đấu tranh để đưa những quan sát viên thuộc các tổ chức xã hội dân sự được vào phòng họp và việc này có vẻ hơi khó khăn. Cuộc họp nên được để mở, được phát đi trên mạng và được lưu trữ lại, giống như cuộc họp tại ủy ban chuyển tiếp để lập ra tổ chức GCF vậy.”
Hội đồng quản trị của Quỹ Khí hậu Xanh có 24 thành viên, phân nửa đến từ các nước phát triển và phân nửa còn lại đến từ các quốc gia đang phát triển