Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã khởi hành chuyến đi khắp Mỹ và Canada để quảng bá cuốn sách mới nhất có tên"Hard Choices" (Những lựa chọn khó), một cuốn hồi ký viết về thời gian bà làm nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ. Chuyến đi quảng bá sách khơi lên nhiều đồn đoán bà Clinton sẽ ra tranh cử tổng thống vào năm 2016 giữa lúc các cuộc thăm dò công luận cho thấy bà là ứng viên sáng giá nhất trong số những ứng viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Nhưng theo tường trình của thông tín viên Jim Malone, cái mác ứng viên sáng giá ngay từ đầu cuộc đua đến chức tổng thống không hẳn sẽ đảm bảo thành công lúc về sau.
Bà Hillary Clinton đang thu hút nhiều đám đông độc giả trong chuyến đi quảng bá sách của mình và nhiều người ủng hộ đảng Dân chủ xem đây là cơ hội để hối thúc bà tranh cử vào Tòa Bạch Ốc hai năm sau kể từ bây giờ. Bà Clinton nói bà sẽ quyết định vào đầu năm tới.
Cuốn sách mới của bà Clinton chủ yếu nói về những vấn đề chính sách đối ngoại trong thời gian bà làm ngoại trưởng. Nhưng trong một bài phát biểu chính sách gần đây tại Washington, rõ ràng bà Clinton cũng dành khá nhiều suy nghĩ cho chính sách đối nội giữa lúc có nhiều đồn đoán bà sẽ là ứng cử tổng thống vào năm 2016. Bà Clinton phát biểu:
"Chúng ta biết rằng nước Mỹ mạnh nhất khi sự thịnh vượng và mục đích chung được chia sẻ rộng khắp, khi tất cả người dân chúng ta tin rằng họ có cơ hội, và thực tế là họ có cơ hội, để tham gia hoàn toàn vào nền kinh tế và nền dân chủ của chúng ta."
Thăm dò công luận cho thấy bà Clinton là ứng viên rất sáng giá vào lúc này, vừa cho đề cử tổng thống của đảng Dân chủ và vừa trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2016.
Ông John Sides, giáo sư Khoa học Chính trị Đại học George Washington, nói rằng bà Clinton dường như là một trong những ứng viên chính trị mạnh nhất từ nhiều thập kỷ nay:
"Bà ấy là người mà hầu hết cử tri đã nhẵn mặt. Tôi không nghĩ rằng bà ấy chưa cần phải lo về việc quản lý hình ảnh của mình. Và cuối cùng thì chỉ còn mỗi vấn đề là liệu bà ấy có nghĩ mình có đủ sức bền và có khao khát đi tới cùng hay không."
Nhưng bà Clinton trước đây đã từng ở vị thế này. Bà cũng từng là ứng viên sáng giá nhận được đề cử của đảng Dân chủ năm 2008 nhưng lại để thua trong một chiến dịch tranh cử kéo dài và khó khăn trước Thượng nghị sĩ Barack Obama khi đó, người sau này trở thành tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên của đất nước.
Chiến lược gia của đảng Dân chủ Celinda Lake dự đoán chiến dịch Clinton vào năm 2016 sẽ tập hợp cử tri nữ, những người tin rằng đã đến lúc làm nên lịch sử một lần nữa. Bà Lake cho biết:
"Phần lớn người Mỹ cho rằng chúng ta sẽ có một tổng thống người Mỹ gốc Phi trước khi có nữ tổng thống, và họ đã đúng. Giờ mọi người nghĩ rằng đã tới lúc phải có nữ tổng thống. Đặc biệt có rất nhiều phụ nữ thuộc thế hệ baby-boomer (sinh ra trong thời hậu thế chiến II) cảm thấy rằng, nếu không phải Hillary thì là ai?"
Nếu bà Clinton ra tranh cử, nhà phân tích John Sides nói rằng bà có thể sẽ có một cách tiếp cận khác đối với cuộc đua, xét tới những kinh nghiệm ‘đau thương’ mà bà rút ra được trong chiến dịch thất bại của mình hồi năm 2008. Ông Sides nói:
"Tôi nghĩ một trong những điều họ học được là không để bị bất ngờ trong những cuộc bầu cử sơ bộ và hội nghị chọn lãnh đạo. Chiến thắng của ông Barack Obama trong hội nghị chọn lãnh đạo đầu tiên, hội nghị Iowa (năm 2008), chắc chắn là một cú giáng mạnh vào bà ấy và cho ông Obama đà tiến cần có để đi tới cùng."
Cử tri không phải luôn luôn chấp nhận những ứng viên tổng thống nhiều triển vọng. Năm 1972, Thượng nghị sĩ Edmund Muskie của bang Maine nắm phần chắc giành được đề cử của đảng Dân chủ. Nhưng ông bị cản bước bởi chiến dịch nổi dậy của Thượng nghị sĩ George McGovern bang South Dakota.
Ông McGovern về sau thua đậm Tổng thống Richard Nixon trong cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng một vài yếu tố trong chiến lược tranh cử của ông đã được những ứng viên nổi dậy của đảng Dân chủ sao chép thành công trong những năm qua, bao gồm ông Jimmy Carter vào năm 1976, ông Bill Clinton vào năm 1992 và ông Barack Obama trong năm 2008.
Bà Hillary Clinton đang thu hút nhiều đám đông độc giả trong chuyến đi quảng bá sách của mình và nhiều người ủng hộ đảng Dân chủ xem đây là cơ hội để hối thúc bà tranh cử vào Tòa Bạch Ốc hai năm sau kể từ bây giờ. Bà Clinton nói bà sẽ quyết định vào đầu năm tới.
Cuốn sách mới của bà Clinton chủ yếu nói về những vấn đề chính sách đối ngoại trong thời gian bà làm ngoại trưởng. Nhưng trong một bài phát biểu chính sách gần đây tại Washington, rõ ràng bà Clinton cũng dành khá nhiều suy nghĩ cho chính sách đối nội giữa lúc có nhiều đồn đoán bà sẽ là ứng cử tổng thống vào năm 2016. Bà Clinton phát biểu:
"Chúng ta biết rằng nước Mỹ mạnh nhất khi sự thịnh vượng và mục đích chung được chia sẻ rộng khắp, khi tất cả người dân chúng ta tin rằng họ có cơ hội, và thực tế là họ có cơ hội, để tham gia hoàn toàn vào nền kinh tế và nền dân chủ của chúng ta."
Thăm dò công luận cho thấy bà Clinton là ứng viên rất sáng giá vào lúc này, vừa cho đề cử tổng thống của đảng Dân chủ và vừa trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2016.
Ông John Sides, giáo sư Khoa học Chính trị Đại học George Washington, nói rằng bà Clinton dường như là một trong những ứng viên chính trị mạnh nhất từ nhiều thập kỷ nay:
"Bà ấy là người mà hầu hết cử tri đã nhẵn mặt. Tôi không nghĩ rằng bà ấy chưa cần phải lo về việc quản lý hình ảnh của mình. Và cuối cùng thì chỉ còn mỗi vấn đề là liệu bà ấy có nghĩ mình có đủ sức bền và có khao khát đi tới cùng hay không."
Chiến lược gia của đảng Dân chủ Celinda Lake dự đoán chiến dịch Clinton vào năm 2016 sẽ tập hợp cử tri nữ, những người tin rằng đã đến lúc làm nên lịch sử một lần nữa. Bà Lake cho biết:
"Phần lớn người Mỹ cho rằng chúng ta sẽ có một tổng thống người Mỹ gốc Phi trước khi có nữ tổng thống, và họ đã đúng. Giờ mọi người nghĩ rằng đã tới lúc phải có nữ tổng thống. Đặc biệt có rất nhiều phụ nữ thuộc thế hệ baby-boomer (sinh ra trong thời hậu thế chiến II) cảm thấy rằng, nếu không phải Hillary thì là ai?"
Nếu bà Clinton ra tranh cử, nhà phân tích John Sides nói rằng bà có thể sẽ có một cách tiếp cận khác đối với cuộc đua, xét tới những kinh nghiệm ‘đau thương’ mà bà rút ra được trong chiến dịch thất bại của mình hồi năm 2008. Ông Sides nói:
"Tôi nghĩ một trong những điều họ học được là không để bị bất ngờ trong những cuộc bầu cử sơ bộ và hội nghị chọn lãnh đạo. Chiến thắng của ông Barack Obama trong hội nghị chọn lãnh đạo đầu tiên, hội nghị Iowa (năm 2008), chắc chắn là một cú giáng mạnh vào bà ấy và cho ông Obama đà tiến cần có để đi tới cùng."
Cử tri không phải luôn luôn chấp nhận những ứng viên tổng thống nhiều triển vọng. Năm 1972, Thượng nghị sĩ Edmund Muskie của bang Maine nắm phần chắc giành được đề cử của đảng Dân chủ. Nhưng ông bị cản bước bởi chiến dịch nổi dậy của Thượng nghị sĩ George McGovern bang South Dakota.
Ông McGovern về sau thua đậm Tổng thống Richard Nixon trong cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng một vài yếu tố trong chiến lược tranh cử của ông đã được những ứng viên nổi dậy của đảng Dân chủ sao chép thành công trong những năm qua, bao gồm ông Jimmy Carter vào năm 1976, ông Bill Clinton vào năm 1992 và ông Barack Obama trong năm 2008.