AMMAN —
Chính phủ Syria cho hay đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc chiếm lại lãnh địa từ tay lực lượng đối lập, mặc dầu dường như họ đang chuẩn bị tham gia các cuộc hòa đàm đã được hoạch định vào tháng tới.
Cuộc tấn công của chính phủ Syria nhắm vào cứ địa cũ của phe nổi dậy là Qusair diễn ra trước một hội nghị hòa bình vào tháng tới nhằm mục đích đưa cả hai bên trong vụ xung đột vào bàn thương nghị.
Một số quan sát viên tin rằng hai diễn biến vừa kể có liên hệ với nhau. Ông Oraib Al-Rantawi, giám đốc Trung tâm Al Quds ở Amman, nhận định:
“Tôi nghĩ cuộc thương nghị đã khởi sự. Ðiều chúng ta đã chứng kiến ở al Qusair và các khu vực khác nằm trong khuôn khổ cuộc thương nghị bằng hỏa lực.”
Trở lực có vẻ mau chóng cho lực lượng nổi dậy ở thành phố chủ yếu - cửa ngõ để chính phủ tiến xa thêm về phía bắc và phía đông – đi ngược với giả thuyết là chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sắp sụp đổ, hoặc thậm chí là điều không thể tránh khỏi.
Ông Al-Rantawi tin rằng phe nổi dậy có thể tập họp lại. Nhưng ông nói vị thế của họ tại bàn thương nghị đã bị suy yếu ngay vào lúc họ tin rằng họ có thể có được sự trợ giúp vật chất lớn hơn từ bên ngoài. Ông nói:
“Chế độ, và đương nhiên là các đồng minh của chính phủ, đã thành công trong việc gửi đi một thông điệp là nếu muốn chấm dứt vụ xung đột này bằng phương tiện quân sự thì phải trải qua một tiến trình rất đau khổ, rất lâu dài, và rất tốn kém, và không có gì bảo đảm là sẽ thắng.”
Tuy nhiên một số người thuộc phe đối lập đã bác bỏ khái niệm ngồi vào bàn thương nghị với chính phủ và đòi Tổng thống Assad phải rời chức như một điều kiện để đàm phán. Một số người còn tỏ ý hy vọng vào các đồng minh trong nhóm “Bạn bè của Syria”, họp tại Amman trong tuần này.
Ngay cả vào lúc cuộc xung đột đã lôi cuốn các thế lực quốc tế và khu vực ở cả hai phía, phe nổi dậy vẫn còn nghi ngờ về động cơ của những người tổ chức hội nghị, kể cả Hoa Kỳ, là nước đã kêu gọi lật đổ ông Assad.
Ông Salem al Falahat, nguời đứng đầu Trung Tâm Nghiên cứu Alumma ở Amman, lập luận rằng thế giới không nghiêm túc về việc đối đầu với cái ông gọi là “sự ngạo mạn của ông Assad.” Theo ông, hội nghị “chẳng khác nào một cách để cho tình hình tiếp tục.”
Có phần chắc là nhiều người Syria cũng đồng ý như thế, vào lúc cuộc chiến kéo dài qua năm thứ ba, với hơn 70.000 người đã thiệt mạng.
Ông Al Rantawi tin rằng mối quan tâm chính của họ là ổn định, chứ không phải là chính trị:
“4 triệu người Syria nay không có chỗ để sinh sống. Ðây là ưu tiên của dân chúng Syria. Tôi không tin hay thậm chí không muốn nghe tất cả những lời dối trá do chính phủ hay các nhóm đối lập đưa ra.”
Vào lúc các bên có quyền lợi đối nghịch nhau họp vào tháng tới để xem có thể có được một giải pháp chính trị nào hay không, thì tiếng nói của hàng triệu người Syria đang lâm vào cuộc xung đột có lẽ phải chật vật mới được lắng nghe.
Cuộc tấn công của chính phủ Syria nhắm vào cứ địa cũ của phe nổi dậy là Qusair diễn ra trước một hội nghị hòa bình vào tháng tới nhằm mục đích đưa cả hai bên trong vụ xung đột vào bàn thương nghị.
Một số quan sát viên tin rằng hai diễn biến vừa kể có liên hệ với nhau. Ông Oraib Al-Rantawi, giám đốc Trung tâm Al Quds ở Amman, nhận định:
“Tôi nghĩ cuộc thương nghị đã khởi sự. Ðiều chúng ta đã chứng kiến ở al Qusair và các khu vực khác nằm trong khuôn khổ cuộc thương nghị bằng hỏa lực.”
Trở lực có vẻ mau chóng cho lực lượng nổi dậy ở thành phố chủ yếu - cửa ngõ để chính phủ tiến xa thêm về phía bắc và phía đông – đi ngược với giả thuyết là chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sắp sụp đổ, hoặc thậm chí là điều không thể tránh khỏi.
Ông Al-Rantawi tin rằng phe nổi dậy có thể tập họp lại. Nhưng ông nói vị thế của họ tại bàn thương nghị đã bị suy yếu ngay vào lúc họ tin rằng họ có thể có được sự trợ giúp vật chất lớn hơn từ bên ngoài. Ông nói:
“Chế độ, và đương nhiên là các đồng minh của chính phủ, đã thành công trong việc gửi đi một thông điệp là nếu muốn chấm dứt vụ xung đột này bằng phương tiện quân sự thì phải trải qua một tiến trình rất đau khổ, rất lâu dài, và rất tốn kém, và không có gì bảo đảm là sẽ thắng.”
Tuy nhiên một số người thuộc phe đối lập đã bác bỏ khái niệm ngồi vào bàn thương nghị với chính phủ và đòi Tổng thống Assad phải rời chức như một điều kiện để đàm phán. Một số người còn tỏ ý hy vọng vào các đồng minh trong nhóm “Bạn bè của Syria”, họp tại Amman trong tuần này.
Ngay cả vào lúc cuộc xung đột đã lôi cuốn các thế lực quốc tế và khu vực ở cả hai phía, phe nổi dậy vẫn còn nghi ngờ về động cơ của những người tổ chức hội nghị, kể cả Hoa Kỳ, là nước đã kêu gọi lật đổ ông Assad.
Ông Salem al Falahat, nguời đứng đầu Trung Tâm Nghiên cứu Alumma ở Amman, lập luận rằng thế giới không nghiêm túc về việc đối đầu với cái ông gọi là “sự ngạo mạn của ông Assad.” Theo ông, hội nghị “chẳng khác nào một cách để cho tình hình tiếp tục.”
Có phần chắc là nhiều người Syria cũng đồng ý như thế, vào lúc cuộc chiến kéo dài qua năm thứ ba, với hơn 70.000 người đã thiệt mạng.
Ông Al Rantawi tin rằng mối quan tâm chính của họ là ổn định, chứ không phải là chính trị:
“4 triệu người Syria nay không có chỗ để sinh sống. Ðây là ưu tiên của dân chúng Syria. Tôi không tin hay thậm chí không muốn nghe tất cả những lời dối trá do chính phủ hay các nhóm đối lập đưa ra.”
Vào lúc các bên có quyền lợi đối nghịch nhau họp vào tháng tới để xem có thể có được một giải pháp chính trị nào hay không, thì tiếng nói của hàng triệu người Syria đang lâm vào cuộc xung đột có lẽ phải chật vật mới được lắng nghe.