Một phúc trình kinh tế mới nói rằng, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng đều đặn trong hai năm sắp tới và tạo ra được hơn năm triệu việc làm.
Tiên đoán này tới từ nhà khảo cứu kinh tế Daniil Manaenkov và các đồng nghiệp tại Trường Đại học Michigan, những người nói rằng tăng trưởng kinh tế sẽ gia tăng đáng kể và lên tới 2,7 phần trăm trong năm 2014, và gia tăng nhanh hơn vào năm kế tiếp.
Ông nói rằng, tăng trưởng gặp trở ngại vì thuế gia tăng và cắt giảm chi tiêu của chính phủ khiến một số hoạt động kinh tế bị chậm lại. Nhưng những khó khăn đó sẽ giảm bớt.
Ông nói, sức mạnh nền tảng của nền kinh tế vẫn luôn luôn ở đó, nhưng chúng ta mới có một vài nguồn gió ngược khác. Và chúng ta không nghĩ rằng chúng sẽ tiếp tục, như vậy đó là lý do chính cho triển vọng nâng cấp.”
Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ giờ đây vẫn trên bảy phần trăm, nhưng các nhà khảo cứu tại Đại học Michigan tiên đoán tỷ lệ đó sẽ rơi xuống khoảng sáu phần trăm trong hai năm sắp tới khi tăng trưởng kinh tế thăng tiến.
Trong khi đó các nhà phân tích tại Credit Suisse nói rằng tăng trưởng toàn cầu đang gom góp “sức đẩy” nhưng vẫn còn “chậm và không đều đặn.”
Nhưng cựu Thủ tướng Anh, Sir John Major - một cố vấn cho ngân hàng Thụy Sĩ - nói rằng, Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng mau hơn các quốc gia phát triển khác.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn trên trang web của ngân hàng Thụy Sĩ rằng:
“Hoa Kỳ có những vấn đề của họ, họ có những món nợ khổng lồ nhưng viễn ảnh đem nợ nần giảm xuống hiện rất hấp dẫn. Họ đang trở nên ngày càng tự túc trong lĩnh vực năng lượng, và điều đó làm gia tăng tự tin và cải thiện tinh thần.”
Đồng thời Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển gọi tắt là OECD nói rằng họ lo ngại là những đấu đá nhau về chính trị tại Washington và sự chậm chạp trong việc mở rộng các thị trường mới trỗi dậy có thể gây phương hại tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tổng Thư ký OECD, ông Angel Gurria, nói rằng tổ chức của ông và các cơ quan kinh tế quốc tế đã cắt giảm những tiên đoán cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhận định của ông tới từ một cuộc phỏng vấn trên trang web của cơ quan này.
“Ở đây ta thấy những con số đã được cắt giảm bớt, mỗi khi tới lượt của chúng tôi, chúng tôi đều cắt giảm, và IMF sẽ cắt giảm, EU sẽ cắt giảm con số đưa ra trước đây.”
Điều đó cho thấy tiên đoán của OECD về tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 2,7 phần trăm trong năm nay và 3,6 phần trăm trong năm tới, vài phần mười của một phần trăm thấp hơn tiên đoán của họ nửa năm trước đây.
Ông Guria nói rằng thế giới vẫn còn cảm thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, được thấy trong tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao, gia tăng bất bình đẳng kinh tế và sụt giảm trong tin tưởng vào chính phủ cũng như các định chế quan trọng khác.
Tiên đoán này tới từ nhà khảo cứu kinh tế Daniil Manaenkov và các đồng nghiệp tại Trường Đại học Michigan, những người nói rằng tăng trưởng kinh tế sẽ gia tăng đáng kể và lên tới 2,7 phần trăm trong năm 2014, và gia tăng nhanh hơn vào năm kế tiếp.
Ông nói rằng, tăng trưởng gặp trở ngại vì thuế gia tăng và cắt giảm chi tiêu của chính phủ khiến một số hoạt động kinh tế bị chậm lại. Nhưng những khó khăn đó sẽ giảm bớt.
Ông nói, sức mạnh nền tảng của nền kinh tế vẫn luôn luôn ở đó, nhưng chúng ta mới có một vài nguồn gió ngược khác. Và chúng ta không nghĩ rằng chúng sẽ tiếp tục, như vậy đó là lý do chính cho triển vọng nâng cấp.”
Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ giờ đây vẫn trên bảy phần trăm, nhưng các nhà khảo cứu tại Đại học Michigan tiên đoán tỷ lệ đó sẽ rơi xuống khoảng sáu phần trăm trong hai năm sắp tới khi tăng trưởng kinh tế thăng tiến.
Trong khi đó các nhà phân tích tại Credit Suisse nói rằng tăng trưởng toàn cầu đang gom góp “sức đẩy” nhưng vẫn còn “chậm và không đều đặn.”
Nhưng cựu Thủ tướng Anh, Sir John Major - một cố vấn cho ngân hàng Thụy Sĩ - nói rằng, Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng mau hơn các quốc gia phát triển khác.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn trên trang web của ngân hàng Thụy Sĩ rằng:
“Hoa Kỳ có những vấn đề của họ, họ có những món nợ khổng lồ nhưng viễn ảnh đem nợ nần giảm xuống hiện rất hấp dẫn. Họ đang trở nên ngày càng tự túc trong lĩnh vực năng lượng, và điều đó làm gia tăng tự tin và cải thiện tinh thần.”
Đồng thời Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển gọi tắt là OECD nói rằng họ lo ngại là những đấu đá nhau về chính trị tại Washington và sự chậm chạp trong việc mở rộng các thị trường mới trỗi dậy có thể gây phương hại tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tổng Thư ký OECD, ông Angel Gurria, nói rằng tổ chức của ông và các cơ quan kinh tế quốc tế đã cắt giảm những tiên đoán cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhận định của ông tới từ một cuộc phỏng vấn trên trang web của cơ quan này.
“Ở đây ta thấy những con số đã được cắt giảm bớt, mỗi khi tới lượt của chúng tôi, chúng tôi đều cắt giảm, và IMF sẽ cắt giảm, EU sẽ cắt giảm con số đưa ra trước đây.”
Điều đó cho thấy tiên đoán của OECD về tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 2,7 phần trăm trong năm nay và 3,6 phần trăm trong năm tới, vài phần mười của một phần trăm thấp hơn tiên đoán của họ nửa năm trước đây.
Ông Guria nói rằng thế giới vẫn còn cảm thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, được thấy trong tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao, gia tăng bất bình đẳng kinh tế và sụt giảm trong tin tưởng vào chính phủ cũng như các định chế quan trọng khác.