Truyền thông Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết thỏa thuận đổi mỏ lấy cơ sở hạ tầng giữa nước này với Trung Quốc có thể bị đổ vỡ vì Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc không còn hậu thuẫn cho kế hoạch này. Từ Goma, thông tín viên Nick Long của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật.
Theo thỏa thuận được loan báo cách nay 5 năm, Cộng hòa Dân chủ Congo đồng ý dành cho một tổ hợp các công ty Trung Quốc những phần hùn đa số trong hai hầm mỏ lớn nhất nước để đổi lấy những cơ sở hạ tầng trị giá 9 tỉ đô la, trong đó có nhiều đường lộ và một đường xe lửa.
Các nước cấp viện Tây phương không tán đồng việc chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo cung cấp sự bảo đảm cho khoản tiền 9 tỉ đô la này trong lúc đòi họ thực hiện kế hoạch xóa giảm nợ qui mô lớn. Dưới áp lực của các nước cấp viện, thỏa thuận giữa Congo và Trung Quốc được giảm xuống còn 6 tỉ đô la.
Nhiều người giờ đây đang thắc mắc là tại sao 5 năm đã trôi qua mà hai mỏ ở Congo chẳng sản xuất được bao nhiêu và các dự án cơ sở hạ tầng cũng bị ngưng trệ. Giới truyền thông ở Kinsasha cho biết lý do là vì ngân hàng tài trợ cho thỏa thuận là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã rút lui.
Các bản tin của truyền thông Congo dựa trên một bài tham luận được phổ biến hồi tháng trước của bà Johanna Jansson, một nhà nghiên cứu người Thụy Điển. Bà Jansson nói với đài VOA như sau:
"Điều đã xảy ra là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu muốn có những sự bảo đảm mà phía Congo và các công ty Trung Quốc cho là không hợp lý, cho nên ngân hàng này đã rút ra. Nhưng các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi vụ mua bán này."
Bà Jansson cho Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã quyết định ngưng hậu thuẫn cho thỏa thuận này hồi năm ngoái, nhưng điều này dường như đã được giữ kín.
Tuần trước, khi được hỏi là phải chăng Ngân hàng Xuất Nhập khẩu đã rút lui, Thủ tướng Congo, ông Matata Ponyo, nói rằng có một vấn đề mà chính phủ ông cần phải thảo luận kỹ càng với các đối tác Trung Quốc.
Hôm thứ hai vừa qua, một giới chức chính phủ Congo cho biết không có vấn đề gì giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc, nhưng ông nhấn mạnh rằng việc tìm tài trợ là bổn phận của các công ty Trung Quốc.
Vậy thì tình trạng của thỏa thuận này hiện giờ ra sao? Nhà nghiên cứu Jansson cho biết như sau:
"Mới đây họ đã tái khởi động các công trình, cho nên họ đã có một sự sắp xếp về nguồn tài chánh. Nhưng tôi chưa có thời giờ để xác nhận là ngân hàng nào đang tham gia và sự sắp xếp đó là như thế nào. Trong suốt năm 2012 họ đã điều đình với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc. Khi tôi có mặt ở Kinshasa hồi năm ngoái, những cuộc điều đình này diễn ra rất ráo riết. Cho nên tôi nghĩ rằng họ đã đạt được một thỏa thuận về vấn đề tài chánh với một trong 3 ngân hàng đó."
Các nhà quan sát khác không đồng ý với nhận định cho rằng Sinohydro, công ty hầm mỏ trong tổ hợp công ty Trung Quốc, đã tái khái động dự án ở Congo.
Ông Jean Pierre Muteba là phát ngôn viên của Hiệp hội Xã hội Dân sự ở Katanga, nơi có hai hầm mỏ mà Trung Quốc định khai thác. Ông cho biết công ty Sinohydro đã không thực hiện công tác nào ở hai mỏ này từ khi họ hoàn tất cuộc nghiên cứu khả thi cách nay hai năm. Ông cho biết một công ty Trung Quốc khác là công ty CDM đang làm một số công việc ở đây:
"Ông Muteba nói rằng CDM là công ty của Trung Quốc đã bắt đầu luyện đồng từ hai mỏ này và có thể vì vậy mà một số người nghĩ rằng dự án của Sinohydro được khởi động lại.
Ông Muteba nói thêm rằng tổ hợp công ty Trung Quốc cũng không xây dựng đường sá trong thời gian gần đây."
Một nhà hoạt động khác ở Katanga, ông Jean Pierre Okenda, nói rằng cần phải có sự minh bạch trong toàn bộ dự án này.
Ông Okenda nói rằng không có sự minh bạch trong chương trình phát triển cơ sở hạ tầng ở Congo. Ông nói thêm rằng công chúng Congo không hề biết được là các công ty Trung Quốc sẽ xây dựng những cơ sở hạ tầng nào và sẽ xây trong bao lâu.
Tuy nhiên, bà Jansson nói rằng vấn đề xây trong bao lâu không hề được đề cập tới trong thỏa thuận giữa hai nước và con số 3 tỉ đô la dành cho các dự án công ích như xây đường là con số tối đa chứ không phải là một cam kết chắc chắn. Bà nói thêm rằng đây là một thỏa thuận mua bán chứ không phải là một dự án viện trợ.
"Theo các điều khoản trong hợp đồng, cơ sở hạ tầng sẽ được xây dựng sau khi các hầm mỏ làm ăn có lời. Nhưng các công ty Trung Quốc đã bỏ tiền ra trước để trả cho các cơ sở hạ tầng – một khoản tiền khá lớn, trước khi các hầm mỏ bắt đầu sản xuất. Việc này trên cơ bản là một hành động bày tỏ thiện chí."
Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết trong số 3 tỉ đô la dành cho các dự án công ích, các đối tác Trung Quốc đã chi tiêu 468 tỉ đô la để xây một bệnh viện và hai đoạn đường ở thủ đô Kinsasha, một đoạn đường 90 kilo mét ở Katanga và một đoạn đường có chiếu dài tương tự ở tỉnh Bắc Kivu.
Hợp đồng của công ty Sicomines cũng bao gồm những khoản huê hồng dành cho việc ký kết. Các nhà quan sát nói rằng hiện chưa rõ khoản tiền thứ nhì trị giá 175 triệu đô la của tiền huê hồng sẽ được trả cho công ty hầm mỏ quốc doanh hày trả cho ngân khố quốc gia.
Theo thỏa thuận được loan báo cách nay 5 năm, Cộng hòa Dân chủ Congo đồng ý dành cho một tổ hợp các công ty Trung Quốc những phần hùn đa số trong hai hầm mỏ lớn nhất nước để đổi lấy những cơ sở hạ tầng trị giá 9 tỉ đô la, trong đó có nhiều đường lộ và một đường xe lửa.
Các nước cấp viện Tây phương không tán đồng việc chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo cung cấp sự bảo đảm cho khoản tiền 9 tỉ đô la này trong lúc đòi họ thực hiện kế hoạch xóa giảm nợ qui mô lớn. Dưới áp lực của các nước cấp viện, thỏa thuận giữa Congo và Trung Quốc được giảm xuống còn 6 tỉ đô la.
Nhiều người giờ đây đang thắc mắc là tại sao 5 năm đã trôi qua mà hai mỏ ở Congo chẳng sản xuất được bao nhiêu và các dự án cơ sở hạ tầng cũng bị ngưng trệ. Giới truyền thông ở Kinsasha cho biết lý do là vì ngân hàng tài trợ cho thỏa thuận là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã rút lui.
Các bản tin của truyền thông Congo dựa trên một bài tham luận được phổ biến hồi tháng trước của bà Johanna Jansson, một nhà nghiên cứu người Thụy Điển. Bà Jansson nói với đài VOA như sau:
"Điều đã xảy ra là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu muốn có những sự bảo đảm mà phía Congo và các công ty Trung Quốc cho là không hợp lý, cho nên ngân hàng này đã rút ra. Nhưng các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi vụ mua bán này."
Bà Jansson cho Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã quyết định ngưng hậu thuẫn cho thỏa thuận này hồi năm ngoái, nhưng điều này dường như đã được giữ kín.
Tuần trước, khi được hỏi là phải chăng Ngân hàng Xuất Nhập khẩu đã rút lui, Thủ tướng Congo, ông Matata Ponyo, nói rằng có một vấn đề mà chính phủ ông cần phải thảo luận kỹ càng với các đối tác Trung Quốc.
Hôm thứ hai vừa qua, một giới chức chính phủ Congo cho biết không có vấn đề gì giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc, nhưng ông nhấn mạnh rằng việc tìm tài trợ là bổn phận của các công ty Trung Quốc.
Vậy thì tình trạng của thỏa thuận này hiện giờ ra sao? Nhà nghiên cứu Jansson cho biết như sau:
"Mới đây họ đã tái khởi động các công trình, cho nên họ đã có một sự sắp xếp về nguồn tài chánh. Nhưng tôi chưa có thời giờ để xác nhận là ngân hàng nào đang tham gia và sự sắp xếp đó là như thế nào. Trong suốt năm 2012 họ đã điều đình với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc. Khi tôi có mặt ở Kinshasa hồi năm ngoái, những cuộc điều đình này diễn ra rất ráo riết. Cho nên tôi nghĩ rằng họ đã đạt được một thỏa thuận về vấn đề tài chánh với một trong 3 ngân hàng đó."
Các nhà quan sát khác không đồng ý với nhận định cho rằng Sinohydro, công ty hầm mỏ trong tổ hợp công ty Trung Quốc, đã tái khái động dự án ở Congo.
Ông Jean Pierre Muteba là phát ngôn viên của Hiệp hội Xã hội Dân sự ở Katanga, nơi có hai hầm mỏ mà Trung Quốc định khai thác. Ông cho biết công ty Sinohydro đã không thực hiện công tác nào ở hai mỏ này từ khi họ hoàn tất cuộc nghiên cứu khả thi cách nay hai năm. Ông cho biết một công ty Trung Quốc khác là công ty CDM đang làm một số công việc ở đây:
"Ông Muteba nói rằng CDM là công ty của Trung Quốc đã bắt đầu luyện đồng từ hai mỏ này và có thể vì vậy mà một số người nghĩ rằng dự án của Sinohydro được khởi động lại.
Ông Muteba nói thêm rằng tổ hợp công ty Trung Quốc cũng không xây dựng đường sá trong thời gian gần đây."
Một nhà hoạt động khác ở Katanga, ông Jean Pierre Okenda, nói rằng cần phải có sự minh bạch trong toàn bộ dự án này.
Ông Okenda nói rằng không có sự minh bạch trong chương trình phát triển cơ sở hạ tầng ở Congo. Ông nói thêm rằng công chúng Congo không hề biết được là các công ty Trung Quốc sẽ xây dựng những cơ sở hạ tầng nào và sẽ xây trong bao lâu.
Tuy nhiên, bà Jansson nói rằng vấn đề xây trong bao lâu không hề được đề cập tới trong thỏa thuận giữa hai nước và con số 3 tỉ đô la dành cho các dự án công ích như xây đường là con số tối đa chứ không phải là một cam kết chắc chắn. Bà nói thêm rằng đây là một thỏa thuận mua bán chứ không phải là một dự án viện trợ.
"Theo các điều khoản trong hợp đồng, cơ sở hạ tầng sẽ được xây dựng sau khi các hầm mỏ làm ăn có lời. Nhưng các công ty Trung Quốc đã bỏ tiền ra trước để trả cho các cơ sở hạ tầng – một khoản tiền khá lớn, trước khi các hầm mỏ bắt đầu sản xuất. Việc này trên cơ bản là một hành động bày tỏ thiện chí."
Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết trong số 3 tỉ đô la dành cho các dự án công ích, các đối tác Trung Quốc đã chi tiêu 468 tỉ đô la để xây một bệnh viện và hai đoạn đường ở thủ đô Kinsasha, một đoạn đường 90 kilo mét ở Katanga và một đoạn đường có chiếu dài tương tự ở tỉnh Bắc Kivu.
Hợp đồng của công ty Sicomines cũng bao gồm những khoản huê hồng dành cho việc ký kết. Các nhà quan sát nói rằng hiện chưa rõ khoản tiền thứ nhì trị giá 175 triệu đô la của tiền huê hồng sẽ được trả cho công ty hầm mỏ quốc doanh hày trả cho ngân khố quốc gia.