Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng mạnh đối với việc Syria bắn rơi một máy bay phản lực của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần qua, nói rằng sẽ yêu cầu các thành viên NATO xem sự kiện này như một cuộc tấn công của Syria vào toàn thể liên minh.
Các đại sứ NATO sẽ gặp nhau vào ngày thứ Ba theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về chiếc máy bay bị bắn hạ gần biên giới biển giữa Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc hôm thứ Hai nói nước ông yêu cầu triệu tập cuộc họp chiếu theo điều 5 của hiệp ước NATO, trong đó ghi rằng một cuộc tấn công vào một trong những nước thành viên của liên minh sẽ được xem như là một cuộc tấn công vào toàn thể các nước thành viên.
Phát biểu sau một cuộc họp nội các của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Arinc nói nước ông có quyền trả đũa theo luật quốc tế đối với hành vi “thù nghịch” nhắm vào một máy bay phản lực quân sự không vũ trang.
Ông cáo buộc lực lượng Syria cố ý bắn rơi chiếc máy bay trong không phận quốc tế tại Địa Trung Hải. Tuy nhiên ông Arinc cũng nói Thổ Nhĩ Kỳ không gây chiến vì vụ này.
Syria bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland nói Washington theo dõi cuộc họp của NATO hôm thứ Ba “để nghe quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ về sự kiện này để xem Thổ Nhĩ Kỳ muốn sự việc được tiến hành như thế nào.” Bà cũng gọi vụ tấn công của Syria là một hành vi không có khiêu khích.
Trong một diễn biến khác, các Bộ trưởng Ngoại giao EU họp tại Luxembourg đã chấp thuận những trừng phạt mới đối với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, thêm một viên chức và 6 công ty Syria vào danh sách chế tài của EU.
Những trừng phạt này nhằm làm áp lực để Tổng thống Assad chấm dứt sự đàn áp.
Truyền thông và các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nói một viên tướng và một số sĩ quan cao cấp khác của Syria đã đào ngũ về phía đối lập bằng cách vượt biên sang Thổ Nhĩ Kỳ trong đêm cùng với gia đình. Cuộc bỏ ngũ tập thể này nâng con số tướng lãnh của Syria tị nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ lên đến 13 người.
Kể từ năm ngoái Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp nơi cư trú cho các binh sĩ Syria đào ngũ và hàng ngàn người tị nạn Syria.
Các nhà hoạt động đưa lên mạng một video cho thấy chính phủ Syria pháo kích vào những khu vực nổi loạn tại tỉnh Homs thuộc miền trung Syria hôm thứ Hai.
Mặt khác, các nguồn tin Liên Hiệp Quốc và ngoại giao nói với Thông tấn xã Reuters là một viên chức cao cấp về nhân quyền Liên Hiệp Quốc có mặt tại Syria hôm thứ Hai để thảo luận với chính phủ về việc mở cuộc điều tra những vụ tàn sát và giết người khác tại Syria.
Nếu được xác nhận, thì đây là lần đầu tiên chuyên gia người Brazil, ông Paulo Pinheiro, được phép vào Syria kể từ khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thành lập toán của ông vào tháng 9 năm ngoái. http://www.youtube.com/embed/FNc8Xat5SeM
Các đại sứ NATO sẽ gặp nhau vào ngày thứ Ba theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về chiếc máy bay bị bắn hạ gần biên giới biển giữa Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc hôm thứ Hai nói nước ông yêu cầu triệu tập cuộc họp chiếu theo điều 5 của hiệp ước NATO, trong đó ghi rằng một cuộc tấn công vào một trong những nước thành viên của liên minh sẽ được xem như là một cuộc tấn công vào toàn thể các nước thành viên.
Phát biểu sau một cuộc họp nội các của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Arinc nói nước ông có quyền trả đũa theo luật quốc tế đối với hành vi “thù nghịch” nhắm vào một máy bay phản lực quân sự không vũ trang.
Ông cáo buộc lực lượng Syria cố ý bắn rơi chiếc máy bay trong không phận quốc tế tại Địa Trung Hải. Tuy nhiên ông Arinc cũng nói Thổ Nhĩ Kỳ không gây chiến vì vụ này.
Syria bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland nói Washington theo dõi cuộc họp của NATO hôm thứ Ba “để nghe quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ về sự kiện này để xem Thổ Nhĩ Kỳ muốn sự việc được tiến hành như thế nào.” Bà cũng gọi vụ tấn công của Syria là một hành vi không có khiêu khích.
Trong một diễn biến khác, các Bộ trưởng Ngoại giao EU họp tại Luxembourg đã chấp thuận những trừng phạt mới đối với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, thêm một viên chức và 6 công ty Syria vào danh sách chế tài của EU.
Những trừng phạt này nhằm làm áp lực để Tổng thống Assad chấm dứt sự đàn áp.
Truyền thông và các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nói một viên tướng và một số sĩ quan cao cấp khác của Syria đã đào ngũ về phía đối lập bằng cách vượt biên sang Thổ Nhĩ Kỳ trong đêm cùng với gia đình. Cuộc bỏ ngũ tập thể này nâng con số tướng lãnh của Syria tị nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ lên đến 13 người.
Kể từ năm ngoái Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp nơi cư trú cho các binh sĩ Syria đào ngũ và hàng ngàn người tị nạn Syria.
Các nhà hoạt động đưa lên mạng một video cho thấy chính phủ Syria pháo kích vào những khu vực nổi loạn tại tỉnh Homs thuộc miền trung Syria hôm thứ Hai.
Mặt khác, các nguồn tin Liên Hiệp Quốc và ngoại giao nói với Thông tấn xã Reuters là một viên chức cao cấp về nhân quyền Liên Hiệp Quốc có mặt tại Syria hôm thứ Hai để thảo luận với chính phủ về việc mở cuộc điều tra những vụ tàn sát và giết người khác tại Syria.
Nếu được xác nhận, thì đây là lần đầu tiên chuyên gia người Brazil, ông Paulo Pinheiro, được phép vào Syria kể từ khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thành lập toán của ông vào tháng 9 năm ngoái. http://www.youtube.com/embed/FNc8Xat5SeM